TUYỂN TẬP PHÁP ĐÀM VỚI ACHAAN SUJIN – TẬP II. CHƯƠNG VIII: GIỚI – THẬP THIỆN

CHƯƠNG VIII: GIỚI – THẬP THIỆN

 

Pháp đàm tại Hội an, chiều ngày 18/05/2014

Người hỏi: Con xin hỏi câu hỏi thứ hai. Để hiểu Pháp, chúng ta phải hiểu từ việc thiện của mình, nghĩa là mình làm việc thiệnthìmới có thể hiểu được Pháp. Vậy, để phát triển tâm thiện và phân biệt thiện và bất thiện phải như thế nào ạ?

Achaan Sujin: Thiện có phải là một pháp không?

Người hỏi: Dạ, phải ạ

Achaan Sujin: Hiện giờ có thiện hay không?

Người hỏi: Dạ, có.

Achaan Sujin: Vậy thiện không phải là bạn, đúng không? Thiện chỉ là một thực tại có tính chất thiện.

Người hỏi: Dạ.

Achaan Sujin: Hiện giờ có bất thiện không?

Người hỏi: Dạ, không chắc.

Achaan Sujin: Khi không có cái hiểu thì khi đó có bất thiện, akusala. Từ sáng đến giờ cógì nhiều hơn? Thiện hay bất thiện?

Người hỏi: Dạ, thiện nhiều hơn.

Achaan Sujin: Ai nghĩ rằng từ sáng đến giờ mình có nhiều thiện pháp hơn bất thiện pháp,xin mời giơ tay! Bạn nghĩ là từ sáng đến giờ không có bất thiện đúng không? Hay là bạn không chắc chắn bất thiện là gì?

Người hỏi: Dạ, chắc là vậy ạ.

Achaan Sujin: Tất cả những pháp như không hiểu (vô minh), dính mắc, tà kiến, hay tham, sân, si đều là bất thiện. Thiện có sinh khởi cùng khoảnh khắc của cái thấy không? Liệu cái thấy có thể là thiện không?

Người hỏi: Dạ, không

Achaan Sujin: Cái thấy sinh và diệt, và tiếp theo cái thấy là gì?

Người hỏi: Dạ, suy nghĩ.

Achaan Sujin: Có sự dính mắc với cái thấy và cái được thấy. Sau khi có âm thanh, có cái nghe rồi lại có sự dính mắc với âm thanh và cái nghe. Nếu không có khoảnh khắc hiểu đúng về thực tại thì còn lại sẽ là gì?

Người hỏi: Còn lại là bất thiện.

Achaan Sujin: Thiện có phải là nghiệp không?

Người hỏi: Dạ, phải.

Achaan Sujin: Có thể nói một cách chi tiết, chính xác hơn là sự dính mắc hay tham đối với cái thấy hay đối tượng của cái thấy chưa phải là nghiệp, nhưng nó là duyên để sinh khởi những nghiệp sẽ được tạo về sau. Chính vì vậy,chúng ta cần phải hiểu rất rõ những mức độ khác nhau của bất thiện. Ở khoảnh khắc của hiểu biết đúng, khoảnh khắc đó có phải là nghiệp thiện không?

Người hỏi: Dạ, phải.

Achaan Sujin: Như vậy,bạn sẽ bắt đầu hiểu được hơn khoảnh khắc nào là thiện pháp và khoảnh khắc nào là bất thiện pháp.

Người hỏi: Nhân đây, concũng muốn hỏi thêm một vấn đề nữa. Con hay có suy nghĩ muốn làm được nhiều việc thiện, vậy tâm mong muốn làm nhiều việc thiện đó cũng gọi là tâm tham?

Achaan Sujin: Có những lúc ta nghĩ đến việc giúp đỡ người khác nhưng có phải lúc nào ta cũng làm việc đó không hay chỉ nghĩ đến việc làm đó thôi?

Người hỏi: Dạ, nghĩ.

Achaan Sujin: Ở khoảnh khắc có suy nghĩ đến việc làm điềutốt giúp đỡ người khác thì khoảnh khắc đó có tâm thiện nhưng vì khi đó chưa có hành động qua thân và khẩu nên chưa gọi là nghiệp.

Người hỏi: Nhưng nó có được gọi là tâm tham không?

Achaan Sujin: Ai có thể nói gì về khoảnh khắc đó? Nó tùy thuộc vào tác ý khi đó.Chẳng hạn, ở khoảnh khắc định bố thí, tâm khi đó muốn bố thí vì không dính mắc với món đồ mà ta có thể bố thí,hay chỉ vì bản thân mình mà thôi? Nếu ta muốn có được một cái gì đó nhờ việc cho đi, khi ấycó gọi là thiện pháp hay không? Hay khi ta lựa chọn việc bố thí với những người mình thân thích như bạn bè, người thân, hay đối với thú nuôi trong nhà?

Người hỏi: Theo con, việc lựa chọn đối tượng là không nên.

Achaan Sujin: Nhưng liệu ở khoảnh khắc đó bạn có thể ngăn có sự dính mắc với người thân hay những con thú nuôi trong nhà hay không?

Người hỏi: Hình như là không.

Achaan Sujin: Thế còn giữa mẹ với con thì sao? Khi một người mẹ nuôi con, chăm sóc con cái với sự yêu thương, săn sóc, đó có phải với tâm từ, thiệnhay không?

Người hỏi: Dạ, có

Achaan Sujin: Có chắc không? Bởi vì từ, metta,  không thể làm duyên cho dính mắc và buồn đau.

Người hỏi: Con nghĩ tùy thuộc vào tâm, tâm mỗi người khác nhau.

Achaan Sujin: Cái gì biết được sự khác biệt giữa thiện và bất thiện?

Người hỏi: Chỉ có sự hiểu biết thôi ạ.

Achaan Sujin: Đúng rồi. Nếu không hiểu rõ,nó sẽ trở thành sự mong cầumà thôi. Hiện giờ có tham không?

Người hỏi: Dạ, có

Achaan Sujin: Hiện giờ tham dính mắc với cái gì?

Người hỏi: Dạ, muốn có sự hiểu biết.

Achaan Sujin: Bạn nghĩ rằng mình có thể hiểu biết mà không có sự lắng nghe và suy xét hay không?

Người hỏi: Dạ, không thể.

Achaan Sujin: Bạn thực sự muốn hiểu biết từ bên trong hay chỉ nghĩ đến việc có hiểu biết mà thôi?

Người hỏi: Nó không sâu nhưng nó cũng có, không sâu làmình phải chắc chắn có hiểu biết đó nhưng phải có hiểu biết để phát triển cái tâm của mình.

Achaan Sujin: Những gì hiện đang không xuất hiện có thể là đối tượng của sự nhận biết hay không?

Người hỏi: Không phải đối tượng thì không thể nhận biết được.

Achaan Sujin: Trí tuệ có thể hiểu bất cứ cái gì xuất hiện.Có cái thấy, liệu cái thấy có nên là đối tượng của hiểu biết không? Hiện giờ đang có cái nghe, liệu có nên có hiểu biết về cái nghe không? Vậy bất cứ cái gì xuất hiện nên là đối tượng của hiểu biết, đúng không?

Người hỏi: Dạ.

Achaan Sujin: Chính vì  lý do đó mà chúng ta nói về những thứ xuất hiện hiện giờ, vì nó có thể làm duyên cho hiểu biết. Nếu bạn có hiểu biết về nghiệp ở ngay khoảnh khắc này thì đó là nghiệp thiện. Đây là hiểu biết về mặt tư duy về thế nào là nghiệp thiện ngay tại khoảnh khắc này,và đó là một mức độ của trí tuệ. Tuy nhiên, mức độ của hiểu biết đó không phải mức độ củahiểu biết trực tiếp về đặc tính của tâm thiện. Trước khi có được trí tuệ trực tiếp xuyên thấu bản chất thực sự của thực tại, cần rất nhiều hiểu biết được tích lũy từ việc nghe và suy xét.

Sarah: Bạn đã nói rằng trong lúc nghe Pháp buổi sáng, có lúc bạn chú ý đến bài Pháp, có lúc lại chú ý đến chuyện khác, điều này chứng tỏ có sự bận tâm, mong muốn sự việc xảy ra khác đi. Nhưng khi bận tâm “giá như mình không bị lơ đễnh đến vậy”,  ngay lúc đó có thể có hiểu biết về bản chất của thực tại ở khoảnh khắc đó. Việc không có sự chú tâm hoàn toànvào những gì được nghe xảy ra rất tự nhiên và thông thường, như Achaan Sujin đã nói, nó chỉ là pháp mà thôi. Phát triển hiểu biết cũng là quá trình vun bồi sự  xả ly đối với bất cứ cái gì xuất hiện, dù ta có thích hay không thích nó. Chẳng hạn,hiện giờ có thể có sự nghi hoặc, phân vân, không rõ,….Một đặc tính nào đó ngay hiện giờ để có thể được biết, được hiểu, nhưng ngay ở khoảnh khắc muốn hay biết, muốn chú ý hay muốn một cái gì khác với cái đang là, ta đã đi xa khỏi con đường Chánh Đạo. Vì khi đó đang có ý niệm về một cái tôi muốn sự việc khác đi, muốn có chánh niệm, muốn có sự tập trung.

Cácpháp là vô ngã, chính vì vậy,chúng ta không thể khiến các pháp sinh khởi theo một cách cụ thể mà mình mong muốn. Hiện giờ đang có cái thấy, khi cái thấy sinh khởi, nó là quả của nghiệp.Thông thường,sau khi cái thấy sinh khởi,nó sẽ được tiếp nối bởi sự dính mắc vào đối tượng được thấy,và nólàbất thiện.Tùy thuộc vào tích lũy mà cái sinh khởi tiếp nối sau cái thấy sẽ là thiện hay bất thiện. Do vậy, cũng có thể có hiểu biết sinh khởi biết rằng pháp đang xuất hiện chỉ là pháp mà thôi và không có sự cố gắng để thay đổi điều đó, không cố gắng để có sự tập trung hơn. Càng có hiểu biết sẽ càng bớt bận tâm đến việc đó là thiện hay bất thiện, bởi vì sự bận tâm đến việc thay đổi cái đang là sẽ tạo ra hiệu ứng ngược lại thay cho phát triển thêm thiện pháp.

Người hỏi: Tôi muốn hỏi rõ thêm một chút về vấn đề này. Khi bận tâm đến thiện bất thiện thì sự bận tâm đó là do lo lắng, nó là bất thiện pháp.Nhưng ngược lại, nếu có hiểu biết về hiểm họa của bất thiện thì khi đó nó là thiện pháp chứ không phải bất thiện pháp có đúng không?

Sarah: Suy nghĩ bận tâm đến việc “khi nghe Pháp không có sự chú ý là thiện hay bất thiện, và nếu là bất thiện thì nó không tốt và mong muốn nó khác đi” là suy nghĩ mang tính chất bất thiện, vì nó là sản phẩm của sự mong cầu. Ngược lại, nếu có hiểu biết về bản tính bất thiện của pháp có mong muốn, chẳng hạn,khi mình muốn mọi việc khác đi, ngay khi đó nếu có hiểu biết về tính chất bất thiện, biết rằng điều đó không mang lại lợi ích thì khi đó nó lại là thiện vì nó mang lại lợi ích.           

Jonothan: Và đương nhiên cũng phải nhấn mạnh thêm rằng, biết được một suy nghĩ thế này là thiện hay bất thiện là một điều vi tế, do vậy,không dễ dàng để đưa ra định nghĩa thế này là thiện và thế kia là bất thiện.Nó là một thực tại cần phải được hiểu vì nó rất vi tế. Thông thường do sự tích lũy, chúng ta có nhiều tham với việc muốn có suy nghĩ là thiện, đó là một tích lũy. Thiện pháp chỉ có thể sinh khởi nhờ hiểu biết thực sự mà thôi.

Sarah: Và chúng ta cũng biết rằng tham là một thực tại có rất nhiều quyền năng nên nó được gọi là ông chủ lớn(Big boss).Chúng ta có thể nghĩ rằng,việc tôi đang nghe Pháp một cách tập trung như thế này là thiện, nhưng không nhất thiết là vậy,vì chỉ có trí tuệ sinh khởi mới có thể biết được đặc tính của tâm khi ấy là thiện hay bất thiện. Nhiều người có thể nghĩ rằng,mình chỉ nên để ý đến một số loại suy nghĩ trong ngày, hay một số hành động nào đó cụ thể. Tuy nhiên, việc lựa chọn một số những hành động nào đó để hay biết bị thúc đẩy bởi tham, thông thường là như vậy. Càng nghe Pháp, chúng ta sẽ càng thấy sự tinh tế và thâm sâu của Giáo lý,cho nên càng khó để có thể nói rằng cứ như thế này là thiện và cứ như thế kia là bất thiện, vì thiện hay bất thiện là phẩm chất của tâm.

Achaan Sujin: Bạn có nghĩ rằng mình có thể hiểu được thiện mà không hiểu về cái xuất hiện hiện giờ hay không? Hiện giờ có thể có thiện pháp nhưng chúng ta không hiểu về nó,chứng tỏ bạn đã nghe thấy những cái tên khác nhau về thực tại nhưng không biết về chúng khi chúng có mặt. Một ví dụ, có cái thấy hiện giờ đang xuất hiện,nhưng lại không có hiểu biết về cái thấy chỉ là một thực tại thấy.  Và chúng ta đang học để phân biệt giữa trí tuệở mức độ lý thuyết và trí tuệ ở mức độ thực hành, pháp hành và pháp học. Tuệ giác không thường xuyên sinh khởi, nó phát triển rất từ từ. Hiểu biết về mặt lý thuyết sẽ là nền tàng cho hiểu biết trực tiếp về cái xuất hiện hiện giờ.

Hiện giờ có tính cứng hay không?

Người hỏi: Dạ, có.

Achaan Sujin: Bạn có hiểu đó chỉ là một thực tại sinh khởi do duyên và nó chỉ có đặc tính cứng hay không?

Người hỏi: Dạ, vẫn còn mơ hồ ạ.

Achaan Sujin: Tính chất cứngcũng là một pháp,giống như tâm từ, hay một pháp thiện, một pháp bất thiện,…tất cả đều là những thực tại khác nhau. Hiện giờ tính cứng đang xuất hiện, đối tượng thị giác đang xuất hiện, âm thanh đang xuất hiện, nhưng chúng ta không hiểu được những thực tại đó chỉ là pháp mà thôi, không phảilà ta,khôngphảilà một cái gì đó. Vậy, làm sao có thể hiểu được thiện hay bất thiện chỉ là pháp, không phải là ta? Ở khoảnh khắc đặc tính cứng xuất hiện, phải có một thực tại kinh nghiệm tính cứng đó, nếu không sẽ không thể biết được đang có nó, đúng không? Liệu ở khoảnh khắc có sự kinh nghiệm tính cứng đó, có hiểu biết rằng cái được kinh nghiệm chỉ là tính cứng, nó có đặc tính là cứng,không phải là một “cái gì đó”hay không?

Người hỏi: Những lúc hiểu được nó là tính cứng hay những lúc hiểu khoảnh khắc thấy, nghe dường nhưrất ít, chỉ có lúc được nghe Pháp thì mới chú ý còn trong sinh hoạt hàng ngày thì mình không phát triển được hiểu biết về vấn đề đó.

Achaan Sujin: Ngay lúc này đây,đang có sự xúc chạm,và khi đó tínhcứng là đối tượng của sự hay biết đúng không? Kể cả khi có sự hay biết về tính cứng đó, có sinh khởi hiểu biết rằng tính cứng đó chỉ là một pháp, không phải là một cái gì đấy hay không?

Người hỏi: Dạ, chỉ biết cảm nhận là pháp, chứ chưa tìm thấy pháp ở trong đó. Tức là, chỉ là suy nghĩ biết về mặt lý thuyết thôi chứ chưa thực sự  hiểu được nó.

Achaan Sujin: Trí tuệ đang bắt đầu phát triển để hiểu rằng tất cả những gì đang được kinh nghiệm hiện giờ chỉ là những thực tại khác nhau. Như vậy, ta có thể nhận ra nếu không có việc nghe Pháp thì sẽ không thể hiểu được những gì là thực trong cuộc sống. Không phải chỉ riêng chủ đề về nghiệp, về thiện hay bất thiện,tất cả đều cần có Giáo lý  soi sáng. Giáo lý dạy chúng rằng tất cả những gì sinh khởi, xuất hiện đều có một đặc tính riêng của nó, và những gì sinh khởi đều sinh khởido duyên tương ứngchứ không phải ai đó khiến cho nó sinh khởi,và không ai có thể kiểm soát cácphápđó. Ta bắt đầu hiểu rằng tính cứng hiện giờ, cái thấy hiện giờ, cái nghe hiện giờ đều là những thực tại không trường tồn, kéo dài. Hiểu biết đó sẽ làm duyên cho sự xả ly với những thứ mà bản chất vốn vô thường. Và hiểu biết đó, nếu càng sâu sắc sẽ càng làm duyên cho sự xả ly nhiều hơn, vì khi đó sẽ không có sự dính mắc với thiện là “thiện của tôi”, không có sự dính mắc với cái thấy là “tôi thấy”, không có sự dính mắc với cái nghe là “tôi nghe”.Tất cả những thực tại mà ta mô tả đó,khi đến thời điểm chín muồi, đều có thể trở thành đối tượng của trí tuệ nhưng thời điểm đó sẽ tự tới.

Người phiên dịch: Khi chúng ta nghe giảng về các thực tại khác nhau,có thể có  những lúc có suy nghĩ rằng những điều này cứ nghe đi nghe lại mãi,nhưng ngay ở khoảnh khắc đó, chính suy nghĩ đó có thể trở thành đối tượng của sự hiểu biết, chứ không phải chỉ cái nghe hay cái thấy.

Achaan Sujin: Ta có thể thấy rằng,việc hiểu những thực tại nào và ở thời điểm nào được làm duyên bởi những hiểu biết đã được tích lũy trước đó do được nghe nói về những thực tại đó.

Vị sư: Việc trao đổi Giáo Pháp giúp cho nhiều người hiểu thêm khoảnh khắc hiện tạinày.Chẳng hạn như có cái biết xảy ra và nó biết một đối tượng, và chính nhờ việc trao đổi đó mà giúp nhắc nhở mọi người có thêm hiểu biết về vấn đề đó.Vậy, việc trao đổi với mọi người về thiện và bất thiện có cần thiết hay không hay nó chỉ đơn thuần là do tâm mong muốn và dính mắc?

Achaan Sujin: Thiện đó là tôi hay là không phải là tôi?

Vị sư: Phần lớn việc mình hỏi Pháp là có sự mong muốn để hiểu thêmvề vấn đề, và rất khó tránhkhỏi sự mong muốn, điều đó rất tự nhiên.Chính nhờ sự trao đổi của Achaan Sujin giúp cho việc hiểu về nó chân chánh hơn,vậy có cần thiết phải đặt ra những câu hỏi để hiểu được đặc tính của thiện và bất thiện không với một người mà họ muốn hiểu thêm về thiện và bất thiện? 

Achaan Sujin: Hiểu được thiện và bất thiện chỉ là vô ngã, không phải là ta là điều tối thượng, nếu không có hiểu biết đó đi kèm thì sẽ luôn là “thiện của tôi”và “bất thiện của tôi”. Khi đó sẽ không có hiểu biết đi kèm rằng,dù là thiện hay bất thiện, chúng chỉ là các pháp,không phải là một con người nào đó. Sự thật là các thực tại không thuộc về một con người nào, nhưng dovô minh,ta sẽ dính mắc với tất cả những gì xuất hiện và cho nó là “tôi”, “bản thân tôi”.Chỉ ra điều đó chính là sự khác biệt lớn lao giữaĐức Phật, bậc Toàn Giác với những người khác. Chừng nào vẫn có sự dính mắc vào các thực tại là tôi và của tôi, không hiểu về chúng như chúng thực là thì vẫn không thể hiểu phiền não. Chúng ta không thể nào làm ngưng lại sự sinh khởi của các thực tại theo duyên riêng của chúng,nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể hiểu về chúng như chúng là. Ngoài Đức Phật,ai có thể biết được rằng thiện hay bất thiện cũng không phải là tôi đây? Chỉ có bậc Giác Ngộ, người đã thuyết pháp trong 45 năm mới giúp ta có được hiểu biết đúng đắn về các thực tại là vô ngã. Như vậy, tất cả các lời dạy của Đức Phật sẽ mang tới hiểu biết về vô ngã. 

Người phiên dịch: Thưa Achaan Sujin, tuy nhiên, các thiện pháp cũng rất cần thiết cho sự hiểu biết.

Achaan Sujin: Nhưng luôn phải nhớ rằng thiện pháp cũng không phải là ta. Chừng nào những thiện pháp vẫn được coi là tôi và của tôi thì nó còn tiếp tục hỗ trợ cho ý niệm về ngã, chứ không làm duyên cho cái hiểu về vô ngã. Cũng có những loại thiện pháp rất cao như các tầng thiền vô sắc giới,nhưng kể cả thiện pháp ở mức độ cao đến vậy vẫn không hiểu được các thực tại hiện giờ chỉ là thực tại, không phải là một tự ngã, không phải là cái gì đó hay ai đó.

Vị sư: Vậy ý Achaan Sujin muốn nói là vấn đề không phải là thiện hay bất thiện mà vấn đề là phải hiểu được pháp sinh khởi?

Achaan Sujin: Đức Phật đã dạy về các thực tại và các thực tại thì không phải là ai đó.

Vị sư: Sư cũng nhớ là Achaan Sujin đã nói nếu chỉ nói về các thực tại mà không hiểu về các đặc tính của nó, như vậy cũng không phải là đủ.

Achaan Sujin: Mặc dù đúng là như vậy nhưng sẽ vẫn còn cái hiểm họa của cái ý niệm là tôi biết, tôi kinh nghiệm đặc tính đó.

Vị sư: Trong cái việc tìm hiểu đókhôngthể thoát khỏi sự mong muốn nhưng ý Sư muốn nói là,khi trao đổi vấn đề sẽ có khoảnh khắc thiện và bất thiện sinh khởi nhưng không được biết.Chính nhờ việc trao đổi của Achaan Sujin làm duyên cho việc hiểu được khoảnh khắc đó là của bất thiện hay của thiện mà trước đó không hề biết. 

Sarah: Hôm qua chúng ta đã thảo luận rất nhiều về các thực tại như cái thấy và đối tượng thị giác.Cái thấy là thực tại kinh nghiệm và đối tượng thị giác là cái được thấy, là một thực tại không kinh nghiệm gì cả. Và chúng ta cũng nói đến tầm quan trọng của việc suy xét rằng cái thấy chỉ là một đặc tính thấy và cái được thấy chỉ là một pháp có đặc tính được thấy,và rằng nếu không có sự suy xét về điều đó thì sẽ luôn có ý niệm “tôi”thấy và thấy “một cái gì”đó.

 Hiểu Pháp cũng có nghĩa là hiểu về các thực tại kinh nghiệm một cái gì đó và thực tại không kinh nghiệm gì cả. Nếu chúng ta không nói nhiều về các thực tại như cái thấy, cái nghe, v.v., để hiểu rằng chúng là vô ngã, mà chỉ nói về thiện hay bất thiện thì rất dễ có ý niệm về thiện, bất thiện là tôi. Chúng ta có thể thấy rằng rất nhàm chán và khó hiểu khi nói mãi về các thực tại như thấy và nghe, đối tượng thị giác và âm thanh, v.v., nhưng nếu không có hiểu biết kỹ lưỡng về những thực tại này, hiểu được sự khác biệt về đặc tính của cái kinh nghiệm và đặc tính của cái không kinh nghiệm thì sẽ không thể nào hiểu biết sâu hơn. Nếu có nền tảng là hiểu biết đúng về các thực tại là vô ngã thì khi chúng ta suy xét về các thực tại như thiện hay bất thiện, chánh niệm, tâm từ, v.v, có thể sẽ có kèm theo hiểu biết rằng đó chỉ là các pháp mà thôi, không phải là một ai đó.

Nếu không chúng ta sẽ luôn có ý niệm “tôi muốn có tâm từ”khi được nghe rằng tâm từ là một phẩm chất tốt đẹp, hay là người này có tâm từ, người  kiacó tâm từ, v.v., nhưng không có hiểu biết rằng chỉ là các pháp sinh khởi chứ không phải một người nào đó. Metta,từ tâm,là một pháp thiện,nó sinh khởi khi có sự thân thiện hay mong muốn giúp đỡ người khác, nhưng kể cả những khoảnh khắc đó cũng cần được hiểu rằng đó không phải là “tôi”, không phải là ai cả. Như vậy,những khoảnh khắc của thiện hoặc bất thiện, tham, sân hay từ cần phải được đi kèm vớihiểu biết về vô ngã thì mới trọn vẹn.  

Achaan Sujin: Sự thật có dễ hiểu không? Chân lý tối hậu có dễ hiểu không? Nếu không có sự kham nhẫn và bền bỉ,liệu có thể có sự hiểu biết về các thực tại tối hậu được không? Để có thêm hiểu biết về từng từ của Giáo lý , cần phải có nhiều phẩm chất thiện nhưtín (sadha), tàm (hiri), quý (otapa), những phẩm chất này thấy được hiểm họa của việc không hiểu những gì xuất hiện. Khi cái thấy sinh khởi, nếu có hiểu biết sẽ có tàm – là sự xấu hổ đối với việc không hiểu thực tại là cái thấy.

Chúng ta nói về các thực tại mà không hiểu rõ rằng từng thực tại đó chỉ là các pháp có đặc tính khác nhau. Khi chúng ta nói đến những pháp chân đế có nghĩa là chúng ta nói đến việc không có gì khác ngoài những thực tại tối hậu đó. Chẳng hạn như hiện giờ đang có đối tượng được thấy. Hiện giờ có ai không thấy cảnh sắc hay đối tượng thị giác hay không? Ai có thể kinh nghiệmđược rằng đối tượng thịgiác đó chỉ là đối tượng mà thôi? Vậy cái gì là thực? Con người hay cảnh vật, hay tính chất có thể được thấy? Giữa hai cái đó cái gì là thực? Và đó chính là Giáo lý của Đức Phật, đó là thực tại tuyệt đối không thể thay đổi. Ai có thể thấy được âm thanh hay không? Có ai thấy được mùi không? Thực tại tối hậu có nghĩa là không ai có thể thay đổi tính chất của nó.Hiểu một cách sâu sắc hơn nữa, ở khoảnh khắc của cái thấy,không có con người hay cảnh vật khi đó. Ở khoảnh khắc của cái thấy, liệu thực chấtcó con người, con chó, hay các hình ảnh khác nhau trên màn hình vô tuyến hay không? Thấy hiện giờ và thấy những gì trên tivi không có gì khác biệt:do có những màu sắc khác nhau nên chúng làm duyên cho những con người và cảnh vật khác nhau. Suy nghĩ về cái vừa được thấy không phải là khoảnh khắc cùng với cái thấy, cái thấy chỉ thấy trongmột khoảnh khắc mà thôi.Sau đó bắt đầu có suy nghĩ về cái được thấy. Không có người nào thấy,nó chỉ là một thực tại không có sự kiểm soát nào cả. Chừng nào vẫn còn những ý niệm cho cái được thấy là cái gì đóthìsẽ không hiểu được ý nghĩa của vô ngã. Nếu chúng ta không hiểu được những gì đang xuất hiện một cách đúng đắn thì vẫn chỉ là suy nghĩv ề đối tượng thị giác, và về cái thấy mà thôi. Khoảnh khắc suy nghĩ nghĩ về cái thấy và cái được thấy không phải là khoảnh khắc cái thấy sinh khởi. Nếu trí tuệ không hiểu được điều này một cách rõ ràng, sẽ không có cách nào tận diệt được ý niệm về ngã.

Chúng ta biết rằng có ba mức độ của hiểu biết hay trí tuệ: Pháp học, Pháp hành vàPháp thành. Những người đọc Giáo lý  mà không suy xét một cách kỹ càng cho rằng họ có thể làm một cái gì đó để có thể kinh nghiệm một cách trực tiếp các thực tại, nhưng đó không phải là hiểu biết đúng, đó là một hiểu biết sai trái. Chính vì vậy, Đức Phật đã nói về con đường chánh đạo và con đường phi đạo. Mọi người cần phải lắng nghe và suy xét để có được trí tuệ. Ai có thể mượn hoặc mua trí tuệ từ người khác hay không?  Điều đó là không thể bởi trí tuệ là một thực tại tối hậu, cũng như các thực tại khác, không thuộc về ai cả.

Hãy bắt đầu dù chỉ với một từ pháp thôi.Khi nghe từ pháp, cần phải hiểu rằng nó chỉ đến một thực tại không thuộc về ai cả, chỉ là một đặc tính xuất hiện, không phải cái gì đó trường tồn, nó không kéo dài. Vậy bây giờ là lúc hiểu bất cứ cái gì xuất hiện, nhờ việc nghe thêm về Giáo lý . Hãy chỉ nghĩ đến một khoảnh khắc thôi, ở khoảnh khắc của cái thấy không gì có thể xuất hiện ngoại trừ cái được thấy, và khác với khoảnh khắc nghe.Ở khoảnh khắc nghe thì không có đối tượng thị giác xuất hiện mà chỉ có âm thanh xuất hiện.Giữa thấy và nghe thì có những gì nào? Có rất nhiều thực tại trong các lộ trình không hề được biết tới,nhưng đượcĐức Phật dạy một cách rất chi tiết để giúp những người học Pháp hiểu được bản chất vô ngã của các thực tại hữu vi. Ở khoảnh khắc biết về cái được thấy, khi đó là cái thấy hay là suy nghĩ? Cũng tương tự như giữa cái thấy và cái nghe, dường như chúng sinh khởi cùng một lúc,nhưng trên thực tế,khoảnh khắc thấy và khoảnh khắc biết cái được thấy là gì là những khoảnh khắc khác nhau.

Có rất nhiều thực tại nhưng cái gì có thể được thấy? Chỉ có một thực tại có thể được thấy và hiện giờ đang xuất hiện đây. Cái hiện giờ đang xuất hiện là cái có thể được thấy.Còn những khoảnh khắc khác thì sao? Ta có nhận ra rằng mình sống trong bóng tối hay không? Ở khoảnh khắc nghe, ở khoảnh khắc suy nghĩ, khi đó là sáng hay tối? Vậy cái đang xuất hiện hẳn phải khác với những cái thực sự có, như là xem màn ảo thuật vậy. Và hiện giờ, nếu chưa kinh nghiệm được sựxuất hiện riêng rẽ của từng thực tại, nếu chúng vẫn xuất hiện dường như cùng một lúc thì vẫn chưa thực sự có hiểu biết.

Có hai khoảnh khắc riêng biệt: khoảnh khắc của cái thấy và rồi suy nghĩ về cái được thấy, chỉ có trí tuệ mới bắt đầu thấy được sự khác nhau của hai khoảnh khắc đó.Trí tuệ sẽ xuất hiện một cách rất tự nhiên chứ không phải là cố để phân biệt sự khác nhau của hai khoảnh khắc đó. Khi hiểu rõ hơn rằng đó chỉ là vô ngã, nó sẽ làm duyên cho hiểu biết thấy được những điều ấy. Không cần thiết phải cố làm một cái gì đó với ý niệm “tôi sẽ cố”,bởi vì khi có sự mong muốn hay suy nghĩ như vậy,nó sẽ che lấp sự thật mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta, và đó chính là vô minh vàdính mắc.

Các bạn có câu hỏi gì không? Có ai có hoài nghi về vô minh hay không? Chúng ta không phải đi tìm vô minh ở đâu cả, ngay lúc này đây có vô minh khi không có cái hiểu về những gì xuất hiện. Ở khoảnh khắc không có hiểu biết thì sẽ có sự dính mắc cùng với vô minh.

Người hỏi: Trong thập thiện nghiệp, có ba la mật bố thí và ba la mật chia sẻ Pháp. Vậy thì có sự khác biệt nào giữa thiện pháp bố thí và thiện pháp là chia sẻ Pháp hay không?  

Achaan Sujin: Tất cả mười thiện pháp có thể được chia thành ban hóm: nhóm bố thí, trì giới và phát triển tâm trí.

Jonothan: Khi bạn nói về chia sẻ pháp, có phải ý bạn muốn nói đến chuyển tà kiến thành chánh kiến, hay thuyết pháp?

Người hỏi: Thuyết pháp.

Jonothan và Sarah: Như Achaan Sujin đã nói, mười cơ sở của thiện pháp được chia thành ba nhóm: nhóm bố thí bao gồm ba yếu tố đầu tiên trong thập thiện nghiệp, liên quan đến mọi hình thức bố thí như thuyết pháp, tùy hỷ phước,nhóm trì giới và phát triển tâm trí. Trong trường hợp đó thuyết pháp thuộc về nhóm thứ ba là phát triển tâm trí. 

Người hỏi: Khi nói thuyết pháp thuộc về phát triển tâm trí thì dường như đối với người nhận nó là phát triển tâm trí, nhưng đối với người thuyết pháp thì đó là sự bố thí pháp.

Jonothan: Mười cơ sở của phước thiện là cách phân biệt sự khác nhau của các thiện pháp.Trường hợp thuyết Pháp không nói đến phước thiện của người nghe mà nói đến phước thiện của người nói. Khi có sự trao đổi Pháp,đối với cả người thuyết Pháp và người nghe Pháp đều có sự suy xét về những gì được nghe hoặc những gì đang nói tới về các thực tại,và như vậy đều có thể là duyên cho thiện pháp cùng hiểu biết sinh khởi lúc đó.Vì thế,nó sẽ thuộc về sự phát triển tâm trí với cả hai bên, không chỉ với người nói mà thôi. Và đó là với điều kiệnngười nói có sự suy xét với hiểu biết của mình, còn nếu người thuyết Pháp chỉ đơn thuần nhắc lại những gì được nghe mà không có hiểu biết khi đó thì sẽ không có thiện pháp của sự phát triển tâm trí.

Sarah: Dù khi đang thuyết Pháp hay nghe Pháp đều có duyên cho hiểu biết phát triển lúc đó, và cùng thời điểm đó cũng có sựbố thí vì có sự chia sẻ Pháp, và có sự trân quý hay tùy hỷ ở nơi người khác sinh khởi. Như vậy,có cả hai loại thiện pháp cùng một lúc,vừa là thiện pháp bố thí và phát triển tâm trí.

 

Pháp đàm tại Sài gòn, chiều ngày 06/01/15

Jonothan: Bạn đưa ra một ví dụ về pháp chế định đã được Đức Phật nói tới là “ý định làm việc thiện”. Tôi không nghĩ rằng Đức Phật đã dạy về “ý định làm việc thiện”. Thực chất, tư chân chánh mà Đức Phật nói tới là một tâm sở sinh khởi với những khoảnh khắc của tâm thiện. Ý niệm muốn làm việc thiện không phải là một khái niệm có trong Giáo lý và sự phát triển con đường Đạo. Điều tôi muốn nói là, nếu một khoảnh khắc không phải là thiện thì đương nhiên nó sẽ phải là bất thiện, xét về phương diện các tâm sinh khởi trong đổng lực (tốc hành tâm). Điều đó có nghĩa là, ở khoảnh khắc thiện sinh khởi, tư tâm sở sinh khởi cùng với nó đã là thiện, chứ không phải đầu tiên có một ý định thiện rồi sau đó mới có thiện sinh khởi. Chính vì vậy, chúng ta quay lại với thực tại trong khoảnh khắc hiện giờ. Chỉ có sự phát triển của chánh niệm mới khiến hiểu biết về khoảnh khắc nào là thiện và khoảnh khắc nào là bất thiện trở nên rõ ràng. Chúng ta không thể giả định rằng, việc có ý định làm một việc tốt nào đó thì khoảnh khắc đó đã là thiện, vì đó chỉ là ý niệm mang tính chất chế định của chúng ta về việc thiện mà thôi, chứ không phải tính chất của thiện pháp ở khoảnh khắc đó. Chúng ta nên nhớ rằng Đức Phật thường sử dụng ngôn ngữ chế định, nhưng những gì mà Ngài ám chỉ tới thì là về các thực tại.

Sarah: Tôi muốn nhấn mạnh một điểm rằng vừa rồi chúng ta có nói đến tư chân chánh, cần phải hiểu đó là nói đến tư tâm sở ở khoảnh khắc của tâm thiện chứ không phải là chánh tư của Bát Chánh Đạo, bởi vì ý định hay cetanā-tư không phải là một chi của Bát Chánh Đạo.

Người dịch: Nếu có ý định bố thí thì ở khoảnh khắc đó có thể là thiện pháp hay không?

Jonothan:  Nếu có ý định làm thiện thì có thể có thiện pháp. Nhưng có ý định làm với mục đích để có thêm thiện pháp thì khi đó có thể trở thành bất thiện.

 

 

Pháp đàm tại Đà lạt, chiều ngày 13/05/2015

 

Người hỏi: Khi mà thiện pháp hướng tới vô ngã, ví dụ trong khi bố thí như cúng dường tới một vị tăng, lúc đó người thí chủ phải suy xét về phẩm chất tâm của người đang thọ thí, hay phải suy xét về vô ngã?

            Jonothan: Trước hết chúng ta cần phải nói rằng: dù chúng ta đã có hiểu biết hoặc chúng ta đã được nghe Giáo lý của Đức Phật hay chưa, thì các pháp luôn luôn là vô ngã. Dù ta bố thí theo cách nào, hay hiểu biết của ta như thế nào, thì các pháp vẫn luôn luôn là vô ngã. Các pháp là vô ngã nên chúng không thuộc kiểm soát của ai hết. Chúng ta không thể định đặt trước trong lúc bố thí tâm sẽ sinh khởi như thế nào. Ta có thể có ý định trước rằng, “bây giờ mình sẽ dâng cúng hoa để có sự biết ơn Tam bảo”. Mặc dù có thể chúng ta có ý định như vậy, nhưng trên thực tế lúc ta dâng hoa lên bàn thờ Phật, có thể sinh khởi sự dính mắc với vẻ đẹp của bông hoa, hay hoài nghi, hoặc đủ các loại phiền não hay những loại suy nghĩ khác nhau, vì các pháp là vô ngã, không ai có thể kiểm soát được các pháp. Vì vậy, thay cho việc nghĩ rằng tôi phải nghĩ như thế nào, tôi phải hướng tâm như thế nào, thì quan trọng nhất là hiểu rằng cái gì sinh khởi cũng chỉ là pháp mà thôi, chẳng hạn khi có suy nghĩ hiện diện thì nhận ra rằng suy nghĩ đó chỉ là một pháp. Vì vậy hãy phát triển hiểu biết một cách tự nhiên, còn ý niệm về ngã thì sẽ luôn luôn làm duyên cho suy nghĩ: “tôi sẽ phải làm gì, tôi sẽ phải làm như thế nào”, v.v…

Chúng ta được đọc trong Giáo lý rằng; chính Tứ niệm xứ làm viên mãn mọi thiện pháp. Như vậy chúng ta được nhắc nhở rằng, không phải “chúng ta” là người có thể làm viên mãn các thiện pháp như bố thí, trì giới, mà chính sự phát triển hiểu biết mới có thể dần dần tạo nên sự hoàn mãn của các loại thiện pháp một cách tự nhiên, nó là hệ quả của sự lớn mạnh của hiểu biết chứ không phải do một nỗ lực khiên cưỡng. Khi chúng ta cứ cố tìm cách để bố thí một cách đúng đắn hơn thì khi đó chúng ta càng xa rời sự bố thí đúng đắn một cách thực sự. Chúng ta hãy cứ làm mọi việc tự nhiên như chúng ta vẫn thường làm, nhưng đừng quên sự phát triển hiểu biết ở những khoảnh khắc có thể nhớ được điều đó.

            Người hỏi: Như vậy chỉ có phát triển Tứ niệm xứ, phát triển hiểu biết thì mới đưa tới sự giải thoát? Còn sự bố thí thì chỉ đưa tới nghiệp và quả của nghiệp, có phải vậy không?

            Sarah: Bố thí là thiện pháp, có thế là thiện pháp kèm trí tuệ hoặc thiện pháp không kèm với trí tuệ, vậy cái gì tốt hơn?

            Người hỏi: Thiện pháp kèm với trí tuệ thì tốt hơn.

            Sarah: Nếu không có hiểu biết thì có cách nào để biết được một khoảnh khắc có phải là bố thí hay không? Hôm qua chúng ta đã nói rằng, không thể nào phán xét từ hành động bên ngoài xem có bố thí thực sự ở một khoảnh khắc cụ thể hay không. Ví dụ chúng ta có thể cho ai một cái gì đó nhưng không phải với động cơ là sự xả ly. Chẳng hạn ở khoảnh khắc dâng hoa cúng Tam bảo, lúc đó chắc chắn có khoảnh khắc của thiện pháp bố thí, tuy nhiên nó bị xen kẽ rất nhiều khoảnh khắc của dính mắc, hoài nghi, tà kiến, vì thế nếu không có hiểu biết thì không thể biết được khoảnh khắc nào là thiện pháp. Chỉ nhờ hiểu biết thì thiện pháp bố thí mới trở nên trong sạch hơn, không còn bị ô nhiễm bởi những loại phiền não khác. Hiện giờ đang có sự chia sẻ Pháp, như Đức Phật đã nói, Pháp thí là loại bố thí cao thượng nhất, hay việc tùy hỉ với thiện pháp trong lúc nghe Pháp cũng là một hình thái của bố thí cao thượng. Nhưng liệu trong hai giờ đồng hồ pháp đàm luôn luôn có bố thí hay không? Chắc chắn là không rồi. Trong lúc tôi đang nói đây, có nhiều khoảnh khắc khác nhau, khoảnh khắc có sự dính mắc, khoảnh khắc chia sẻ, khoảnh khắc sân với cảm giác hơi lạnh, v.v. Như vậy có rất nhiều khoảnh khắc xen kẽ nhau, chỉ có trí tuệ mới biết được cụ thể khoảnh khắc nào là thiện pháp và khoảnh khắc nào không phải là thiện pháp. Rồi khi trả lời câu hỏi, có suy nghĩ “không biết mọi người có đồng ý với câu trả lời của mình không”. Có rất nhiều suy nghĩ khác nhau, và càng phát triển thiện pháp thì chúng ta càng thấy rằng thiện pháp sinh khởi vô cùng thưa thớt và ít ỏi. Con đường đạo chính là con đường của sự chân thật, và qua đó các thiện pháp có thể được thanh lọc, như vừa rồi ông Jonothan đã chia sẻ. Nếu không chúng ta luôn luôn dính mắc, kể cả vào thiện pháp của mình, luôn luôn “tôi” làm thiện pháp và thiện pháp “của tôi”. Nếu hiểu ra điều đó thì sẽ bớt đi được một chút bất thiện pháp trong ngày. Ai cũng muốn làm người tốt với rất nhiều thiện pháp, nhưng đó vẫn là sự dính mắc vào bản thân, muốn mình theo một cách nào đó. Chính vì lý do đó hiểu biết về vô ngã là vô cùng quý báu, vì khi đó sẽ nhận ra rằng sự bố thí không phải là “bố thí của tôi”.

 

 

Pháp đàm tại Đà lạt, sáng ngày 14/05/15

 

Người hỏi: Kính thưa Bà, nói về giữ giới thì phải có tác ý để giữ giới. Ý nghĩa của câu giữ giới nhưng không có người giữ giới cần hiểu như thế nào? Và khi giữ giới thì tác ý như thế nào là đúng pháp?

Achaan Sujin: Giáo lý của Đức Phật là để giúp chúng ta hiểu đúng về thực tại hiện giờ, cho nên khi nghe từ “giữ giới” thì câu hỏi đặt ra là “cái gì giữ giới?”, có phải là một tự ngã giữ giới hay không? Khi nghe đến giữ giới chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu ý nghĩa của từ giới-sila, giới có phải là một con người không? Nếu chúng ta không biết thì sẽ không có tác dụng gì trong việc tìm hiểu Giáo Pháp của Đức Phật, nếu không biết giới là gì thì sẽ thật là vô ích. Sẽ luôn luôn có ý niệm “tôi giữ giới”, và những ý nghĩ tương tự. Khi không hiểu những điều diễn ra trong cuộc sống của mình bản chất là gì thì đó không phải là Giáo lý của Đức Phật.

Trước khi chúng ta có thể bàn luận về bất cứ thứ gì, chúng ta cần đặt câu hỏi “đó là gì?” trước khi nói về nó. Nếu không có tâm, tâm sở và sắc thì có thể có giới hay không? Như vậy “giới” không phải là một con người có ý định làm cái này, hay đi theo cái kia. Nếu chúng ta nghĩ như vậy thì đó chính là vô minh. Giáo lý của Đức Phật không thể thay đổi bởi vì Ngài là người đã giác ngộ về sự thật của tất cả các pháp. Vậy giới-sila có nghĩa là gì? Sắc có thể là giới hay không? Tâm có thể là giới hay không? Vậy trên thực tế cái gì là giới? Đặc biệt là, hiện giờ có giới hay không? Nếu không thì chúng ta sẽ cứ nói về giới mà không hề nhận biết liệu hiện giờ có giới hay không? Vậy giới là gì?

Sarah: Khi chúng ta mới tới đây, một số người đã chắp tay bày tỏ sự cung kính đối với các vị tỳ kheo, với Achaan Sujin, với những người lớn tuổi. Khi có sự cung kính một cách chân thành để tỏ lòng tôn kính thì nơi đó có tâm thiện, đó chính là loại thiện pháp thuộc về giới. Từ giới-sila có nghĩa là hành vi, ứng xử, có thể là hành vi đúng đắn hay hành vi sai trái, thiện giới hay ác giới. Nói đến sự cung kính là nói đến thiện giới. Ở khoảnh khắc bày tỏ sự cung kính thì ai là người cung kính? Và cung kính với cái gì? Từ việc nghiên cứu kỹ lưỡng Giáo lý từ mấy ngày nay, chúng ta biết rằng chỉ có ba loại thực tại tạo nên cái mà chúng ta gọi là con người là tâm, tâm sở và sắc. Một hành vi đúng đắn không phải là “tôi” hay “ai đó”. Không phải là một “tự ngã” bày tỏ sự cung kính. Trên thực tế, cái diễn ra là tâm thiện làm duyên cho sự sinh khởi một số loại sắc, và biểu hiện thành một số hành vi được gọi là “sự cung kính”. Có những loại tâm làm duyên cho thân biểu tri, khẩu biểu tri. Những sắc này được làm duyên bởi tâm và được biểu hiện thành hành vi mà nhìn từ bên ngoài, ta thấy rằng ai đó đang bày tỏ sự cung kính. Khi chúng ta càng nghiên cứu Giáo lý kỹ lưỡng thì chúng ta càng biết chắc rằng ở khoảnh khắc này chỉ có các pháp mà thôi, không có con người nào cả. Một số loại tâm thiện và bất thiện làm duyên cho những hành vi mang tính thiện lành hoặc bất thiện.

Ta có thể nói đến giới ở khía cạnh của tâm sở, đồng thời cũng là các chi của Bát Chánh Đạo, đó là tâm sở tiết chế, làm chức năng xa lìa những lời nói và việc làm sai trái. Chẳng hạn có lúc khi đang chuẩn bị nói ra những lời nói thô ác, thiếu sự cung kính tôn trọng, ta có thể nhớ lại rằng: nói như vậy là nói một cách không đúng đắn, và ở khoảnh khắc đó có thể có sự tiết chế việc nói ra lời nói không đúng đắn. Khoảnh khắc tiết chế đó chính là khoảnh khắc của thiện giới. Nếu sự tiết chế ấy được hiểu là chỉ là một thực tại, một pháp thì nó sẽ trở thành một chi của Bát Chánh Đạo- chánh ngữ hoặc chánh nghiệp. Chúng ta có thể đưa ra nhiều ví dụ khác nhau, nhưng chung quy tất cả các ví dụ đó đều có thể được phân tích thành các hoạt động của tâm, tâm sở và sắc.

Jonothan: Như vừa rồi cô Sarah giải thích, ở khoảnh khắc có sự tiết chế hành vi sai trái thì có thiện giới. Tuy nhiên, mức độ của thiện pháp khi đó sẽ còn tùy thuộc. Một người có thể giữ giới do nhiều lý do khác nhau: vì không muốn người khác thấy mình phạm giới, hoặc có thể do sợ quả của nghiệp sẽ tạo ra trong tương lai. Vì thế ta không thể giả định và nói rằng toàn bộ quá trình giữ giới như vậy hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm. Câu hỏi đặt ra có liên quan đến tác ý giữ giới. Khoảnh khắc của sự tiết chế là khoảnh khắc của sila-giới, chẳng hạn khoảnh khắc chuẩn bị đập muỗi hay lấy đi một thứ gì đó không thuộc về mình nhưng rồi tiết chế. Nhưng khi không có những cơ hội như vậy thì sẽ không có sự tiết chế sinh khởi. Nói đến giới không phải là nói đến khoảnh khắc có ý định giữ giới, bởi vì lúc có ý định đó không phải là khoảnh khắc thực sự của giữ giới. Khoảnh khắc có tác ý giữ giới đó có phải là thiện pháp hay không thì tùy thuộc vào tâm ở khoảnh khắc đó, vào động cơ của việc có ý định giữ giới đó, và chỉ cá nhân người đó mới có thể biết được khoảnh khắc đó là thiện hay không phải là thiện.

 

            Người hỏi: Nếu một người không thể giữ được năm giới, ví dụ người đánh cá, thì người đó có đủ tiêu chuẩn làm một người Phật tử hay không?

            Achaan Sujin: Trước hết phải hiểu rõ giới là gì. Ta đã hiểu về giới một cách đầy đủ chưa để có thể tìm hiểu xem ở khoảnh khắc này, hay trong trường hợp này có phải là giới hay không? Nếu không có cái hiểu đúng về pháp, về thực tại thì liệu có thể có cái hiểu đúng về giới hay không? Bởi vì giới là hành vi thể hiện ra bên ngoài của tâm và tâm sở ở mỗi thời điểm cụ thể. Chính vì vậy trong Tam Tạng Kinh điển có nói đến ba loại giới: thiện giới, ác giới, vô ký giới. Chúng ta biết từ “kusala” là thiện, “akusala” là bất thiện, thế còn từ “avyakata” là gì? Những gì không phải là thiện và bất thiện thì là vô ký. Rupa-sắc không phải là thiện, không phải là bất thiện, vì vậy nó là pháp vô ký.  Niết bàn cũng không phải là pháp thiện, cũng không phải là bất thiện, vì vậy niết bàn là pháp vô ký. Những tâm quả cũng không phải là tâm thiện và bất thiện, vì thế tâm quả cũng là pháp vô ký. Vì vậy người ta sẽ phải dùng đến ba loại giới khác nhau: thiện giới, ác giới và giới vô ký để dành cho trường hợp các vị A la hán. Hàng ngày, các tâm sinh và diệt một cách liên tiếp không ngừng nghỉ. Ở khoảnh khắc mở mắt ra là tâm thiện hay bất thiện? Hành xử của tâm sẽ làm duyên cho những hành vi qua thân và khẩu khác nhau.

Thông thường, chúng ta chỉ biết về giới dưới góc độ như ngũ giới, bát giới hay 227 giới. Tuy nhiên, ở bất cứ khoảnh khắc nào có tâm làm duyên cho một hành vi qua thân và khẩu mà những tâm đó là thiện, bất thiện, hoặc vô ký thì nó sẽ tạo ra loại giới tương ứng. Bất cứ hành động nào qua thân được làm duyên bởi tâm bất thiện thì đều là ác giới. Về mặt bản chất thì không có người đánh cá, không có Phật tử, v.v… Mỗi lời dạy trong Giáo lý Đức Phật đều nhắc nhở chúng ta rằng không có một chủ thể hay một tự ngã nào cả. Nếu không biết rõ như vậy, làm sao ta có thể nói rằng mình tìm hiểu Giáo lý của Đức Phật đây? Chắc chắn Đức Phật không muốn mọi người chỉ hỏi thôi, mà muốn mọi người cũng lắng nghe và để cho hiểu biết thẩm thấu, trở thành hiểu biết riêng nơi tự thân. Khi một ai đó đặt câu hỏi: liệu cái này là thiện hay bất thiện, thì nên chăng người đó nên suy xét và có hiểu biết để tự thân có thể nhận biết được đâu là thiện và đâu là bất thiện. Chúng ta học được từ Ngài để hiểu rằng, tất cả những gì xuất hiện đều là vô ngã. Bây giờ ta có thể học để biết rằng những khoảnh khắc bình thường trong cuộc sống, những khoảnh khắc của uống, ăn, v.v. thì là thiện giới hay ác giới, bởi vì tự thân sắc thì không làm được gì cả. Nhưng khi tâm sinh khởi, nó cũng làm duyên cho sắc sinh khởi. Vì thế sở dĩ có cảm giác sắc đang có cử động là do bởi có tâm làm duyên cho điều đó. Để có thể biết được hành vi của thân là thiện hay bất thiện thì cần phải biết tâm tạo ra hành vi đó là gì.

Ngày nay mọi người có thể ngộ nhận rằng mình đang nghiên cứu Giáo lý của Đức Phật bởi việc nghe, đọc, học thuộc lòng, nhưng đó không phải là bản chất của tìm hiểu Giáo lý. Sứ mệnh của việc trở thành một vị Chánh Đẳng Giác là để giúp được những người khác hiểu được đúng đắn lời dạy của mình. Chính vì vậy, Đức Phật đã phát triển trí tuệ trong một quãng thời gian dài vô tận. Nếu Ngài đã không mệt mỏi giảng dạy trong suốt 45 năm thì ngày nay làm sao chúng ta có thể được nghe Giáo lý của Ngài? Nếu chúng ta lắng nghe Giáo lý của Ngài một cách cẩn trọng, ta càng thấy được rõ hơn ơn đức của Ngài và thấy được rõ hơn mức độ cao thượng, sự thanh tịnh cũng như lòng từ bi vô hạn của Ngài, để hiểu được các pháp từ khi sinh ra cho tới khi chết đi. Bởi vì không ai biết được rằng về bản chất, cái gì sinh ra và cái gì chết đi. Có ai biết được rằng về mặt bản chất thì không có một con người, một tự ngã nào cả, mà chỉ là các pháp sinh và diệt? Điều đó diễn ra từ khoảnh khắc ta chào đời cho đến khi chết đi.

Nếu chúng ta không được lắng nghe và tìm hiểu Giáo lý của Đức Phật thì chúng ta sẽ sinh ra và rồi chết đi trong cuộc đời này mà không hề hiểu gì về bản chất của nó. Tất cả những người không được nghe Giáo lý chắc chắn sẽ có cái hiểu sai về các pháp, cho cái vốn chỉ là các pháp là “tôi”, là “người này”, “người kia”. Tuy nhiên, những lời dạy trong Giáo lý cho chúng ta hiểu biết về từng từ một, từng chút một một cách ngày càng rõ ràng hơn, cho đến khi hiểu biết ấy trở nên sâu sắc, đến mức độ có thể trở thành sacca-ñāna (tuệ học hiểu Tứ Thánh Đế). Khi đó không còn xa rời những thực tại mà mình đã được học từ Giáo lý của Đức Phật, rằng tất cả các pháp đều là vô ngã.

Khi có sự dính mắc vào ý niệm cho rằng những gì được nhận biết là một “cái gì đó”, thì đó chính là attānudiṭṭhi, tức là sự chấp ngã về những thứ bên ngoài. Không ai có thể nhận rằng mình có thể tự có được hiểu biết đúng về những gì xuất hiện xung quanh mà không cần tới Giáo lý của Đức Phật. Giờ đây, Giáo lý đang dần suy mạt do không có cái hiểu đúng về Giáo lý. Nếu không phải do cái hiểu sai thì làm sao Giáo lý có thể bị tan hoại được đây?

            Người hỏi: Khi tác ý chánh niệm, tác ý đó có rơi vào tà kiến không?

            Achaan Sujin: Tác ý –cetana (tư) có phải là một trong tám chi của Bát Chánh Đạokhông?

            Trả lời: Không

            Achaan Sujin: Vậy, có ý định chánh niệm là sai, bởi vì chánh niệm không sinh khởi do duyên bởi ý định chánh niệm. Nếu ai đó nghĩ rằng ý định hiểusẽ làm cho hiểu biết sinh khởi thì điều đó cũng là sai. Bởi vì bản thân tư ý-cetana có thể là thiện, bất thiện hoặc vô ký. Bát Chánh Đạo chỉ có tám chi mà thôi. Ý định như vậy chứng tỏ đã không có cái hiểu về các pháp, không có cái hiểu về vô ngã, về con đường Bát Chánh Đạo và về những gì Đức Phật đã dạy. Chánh niệm của Bát Chánh Đạo là gì? Ở mỗi khoảnh khắc của thiện pháp đều có chánh niệm. Mọi người có thể có loại chánh niệm sinh khởi với thiện pháp thông thường, do những tích lũy của họ. Tuy nhiên, để có được chánh niệm của Bát chánh đạo, nếu không có sự nghiên cứu Giáo lý tới mức độ sacca-ñāna hay niềm tin vững mạnh vào sự thực về các pháp chân đế, thì sẽ không thể nào có loại chánh niệm đó. Vì vậy, chánh niệm của Bát Chánh Đạo hẳn phải vô cùng khác với những loại chánh niệm khác. Nếu bây giờ không có hiểu biết đúng về các thực tại hiện khởi thì làm sao có thể có được chánh niệm của Bát Chánh Đạo đây? Cái làm duyên cho chánh niệm thực sự sinh khởi là sacca-ñāna, chứ không phải là ý định có chánh niệm.

            Jonothan: Về câu hỏi có nên có tác ý để có thiện pháp hay không, chúng ta cần phân biệt rõ, việc có tác ý để có thiện pháp và khoảnh khắc của thiện pháp có phải là một hay không? Bạn nghĩ thế nào?

            Người hỏi: Khoảnh khắc có tác ý để có thiện pháp và khoảnh khắc thiện pháp là khác nhau

            Jonothan: Nếu như vậy, liệu có bối cảnh nào trong đó việc có tác ý để có thiện pháp sẽ khiến tác ý đó trở thành thiện không?

            Người hỏi: Khi đặt thân xuống ghế, trong lúc đó tự động có tác ý ghi nhận tính cứng, thì ngay lúc đó có phải là có tác ý về chánh niệm đi kèm không?

            Jonothan: Việc hay biết trực tiếp đặc tính cứng và việc có ý định hay biết là một hay là hai?

            Người hỏi: Đó là hai thứ khác nhau

            Jonothan: Có trường hợp nào mà bản thân tác ý chánh niệm có thể trở thành thiện không? Nếu nó là thiện thì thuộc loại thiện pháp nào?

            Người hỏi: Khi có tác ý có chánh niệm thì khi đó có ý niệm về ngã, nhưng chánh niệm kinh nghiệm trực tiếp thì chỉ biết về đặc tính, và chỉ khi có duyên thì nó mới xuất hiện mà thôi.

            Jonothan: Đúng vậy, khi có ý định có thiện pháp là lúc đó ý niệm về ngã tồn tại, chúng ta biết rằng thiện pháp không thể được tạo được bởi ý niệm về ngã, Vậy hãy cứ để tự nhiên, các duyên sẽ tự vận hành, hãy tiếp tục nghiên cứu Giáo lý, vì chỉ hiểu biết đúng từ việc tìm hiểu Giáo lý mới có thể tạo nền tảng hiểu biết đúng đắn.

            Người hỏi: Con cảm ơn, con đã hiểu hơn rất nhiều

 

 

Pháp đàm tại Đà lạt, chiều ngày 15/05/15

 

Sarah: Nếu không nghiên cứu một cách chi tiết thì khi đọc kinh, chúng ta sẽ diễn giải với ý niệm riêng của mình. Hôm qua chúng ta nói về những tình huống, câu chuyện của những con người khác nhau, ta thường có xu hướng bắt chước những gì họ đã làm. Nhưng bằng việc học kỹ hơn về những khoảnh khắc khác nhau, những khoảnh khắc của tâm là quả, khoảnh khắc của tâm là thiện hay bất thiện, ta được hiểu rằng mỗi tâm thiện/bất thiện đều có thể là một khía cạnh khác nhau của giới – sila. Vì từ “sila” (giới) nói đến hành xử của tâm, hành xử đó có thể là thiện/bất thiện hoặc vô ký (trong trường hợp của vị A la hán). Kể cả bây giờ, khi ta ngồi yên, không cử động gì thì vẫn có thiện giới hoặc ác giới sinh khởi. Trừ khi chúng ta được nghe Pháp và biết được các khoảnh khắc khác nhau, các trạng thái tâm khác nhau sinh khởi, sẽ không thể phân biệt được khi nào có tâm thiện, tâm bất thiện, khi nào có thiện giới, ác giới….

Như Achaan Sujin đã nói, cuộc sống này rất ngắn ngủi và không thể biết cái chết sẽ đến lúc nào, còn cơ hội đang được nghe Pháp và phát triển hiểu biết thì đang hiện diện ở đây. Tôi muốn chia sẻ với các bạn rằng, hôm qua Achaan Sujin đã tới thăm một đạo hữu đang hấp hối. Chúng tôi chỉ có thời gian ngắn với người ấy và Achaan Sujin đã nhắc nhở người ấy về sự thật, về những gì đang xuất hiện như Achaan Sujin đang chia sẻ ở đây. Achaan Sujin có nhấn mạnh rằng, hiểu được rằng cái xuất hiện hiện giờ là pháp là cách tốt nhất để niệm ơn Đức Phật, vì đó là sự khởi đầu hiểu Giáo lý của Ngài. Những gì chúng ta đang ngộ nhận là mình, thực chất chỉ là những suy nghĩ khác nhau sinh khởi. Những lời dạy đó quả thực là những gì tốt nhất dành cho người đang hấp hối. Sau đó chúng tôi được biết rằng người ấy đã qua đời sau một vài tiếng. Điều đó đã nhắc nhở tôi rằng, chúng ta thật may mắn, lợi lạc khi còn đang sống và được nghe Giáo Pháp chân chánh để hiểu về bản chất của thực tại, về cái gọi là cuộc sống.

……

Người hỏi: Khi có một niệm bất thiện sinh khởi thì có hàng tỉ nghiệp bất thiện của hàng tỉ tâm bất thiện sinh khởi và mình sẽ phải trả quả cho hàng tỉ nghiệp bất thiện như vậy, điều đó có đúng không ạ?

Achaan Sujin: Có cái thấy hiện giờ phải không? Cái thấy hiện giờ là quả của nghiệp nào trong kiếp nào, có ai biết không? Có cái nghe hiện giờ. Nó là quả của một nghiệp nào đó, ai biết được đó là do loại nghiệp nào? Điều đó cho thấy rằng trí tuệ của chúng ta vô cùng nhỏ bé so với trí tuệ vĩ đại của Đức Phật. Trước khi hiểu về nghiệp và quả của nghiệp thì cần phải hiểu về vô ngã đã. Không chỉ bằng việc nói rằng nó là vô ngã mà cần phải hiểu tính chất của nó chỉ là pháp mà thôi. Nếu chỉ nói “đó là vô ngã” thì sẽ không đủ, không thể mang đến hiểu biết. Tại sao nó là vô ngã? Vì nó sinh khởi do duyên, không thể tự nó sinh khởi. Nếu không có duyên thì sẽ có không sự sinh khởi của pháp đó. Chỉ một khoảnh khắc sinh khởi của cái thấy thôi cũng đã cần rất nhiều duyên. Để hiểu cái thấy là vô ngã thì cũng cần rất nhiều thời gian để chứng nghiệm, để hiểu được tính chất của pháp kinh nghiệm đối tượng, và nó xảy ra do duyên. Nếu không có duyên, không có gì có thể sinh khởi. Một khi sinh khởi, nó lại diệt đi ngay lập tức, rồi vô minh và dính mắc tiếp nối, rồi tà kiến và sự thực hành sai trái nữa…. Tất cả những gì là sai đều xuất phát từ vô minh.

 Không hiểu đúng về cái xuất hiện có thể mang tới nhiều hiểu biết hơn hay bớt đi hiểu biết? Khi nghe theo lời của người khác mà không phải là lời của Đức Phật, chúng ta đang thực chất quay lưng với lời dạy của Ngài, không chỉ trong kiếp này mà còn chuẩn bị như vậy cho những kiếp khác nữa. Nếu không có những điều như vậy thì đã không có những người sống gần Đức Phật mà không nghe Pháp của Ngài. Một người thiện bạn hữu thực sự không muốn người khác đi con đường sai, bởi người ấy biết rằng điều ấy thật nguy hiểm, không chỉ trong kiếp này mà còn trong những kiếp tới nữa.

 

 

Pháp đàm tại Dốc Lết, chiều ngày 22/05/2015

 

Người hỏi: Con xin hỏi về Giới. Vì sao Đức Phật lại chế giới? Có năm giới, tám giới và giới cho các vị xuất gia. Vậy điều gì là căn bản nhất trong năm giới?

Achaan SujinTừng lời dạy của Đức Phật đều để giúp chúng ta phát triển hiểu biết. Đức Phật chế ra năm giới không có nghĩa là để bắt mọi người phải tuân theo. Hành động do tâm thúc đẩy. Khi tâm là bất thiện, thân và khẩu cũng hành xử bất thiện tương ứng với tâm ấy. Như vậy, Đức Phật không dạy người cư sĩ hay bất cứ ai hãy làm theo hoặc bắt chước các hành vi qua thân và khẩu, mà phải thực sự hiểu rằng thân và khẩu đi theo tâm ở mỗi khoảnh khắc. Khi tâm là thiện, cũng như vậy, thân và khẩu có tính chất thiện tương ứng. Mấu chốt không ở chỗ chúng ta cần nói hay làm như thế nào, mà phải hiểu tâm ở mỗi khoảnh khắc. Với việc được nghe Pháp, ta cần phải biết hiện giờ thân đang có hành vi tương ứng với tâm. Tâm được tích lũy theo cách vô cùng vi tế, phức hợp. Chẳng hạn như, hiện giờ mỗi người đang ngồi theo một cách khác nhau, nói theo cách khác nhau, v.v…Cái gì làm duyên cho những tư thế, cách nói khác nhau như vậy? Chính là sự tích lũy của tâm, rất tinh tế, phức hợp, và mỗi cử động của thân hay lời nói đều theo xu hướng tâm đã tích lũy. Chúng ta không biết được chi tiết của từng hành vi như vậy. Ta không biết rằng nếu không có tâm thì thân và khẩu không thể được tạo ra. Cần có hiểu biết đến mức nào để hiểu rằng không có con người nào đang ngồi thế này hay nói thế khác.

Vậy không thể mong đợi có được bao nhiêu hiểu biết trong mỗi ngày, hãy tiếp tục lắng nghe và phát triển hiểu biết cho đến khi hiểu biết ấy dần dần được tăng trưởng. Ngay cả hiện giờ đang có các tâm và tâm sở sinh khởi, nhưng không có hiểu biết về các tâm, tâm sở đó là gì. Nếu không được nghe Giáo lý của Đức Phật, ta không thể hiểu Giáo lý dạy những gì. Hiện giờ có tâm không? Hiện giờ có giới không? Ai biết được điều ấy nếu Đức Phật đã không dạy về chúng?

SarahChúng ta có nhiều ý niệm khác nhau về giới. Ta vẫn thường nghĩ rằng giới là cách hành xử nhất định, ví dụ như, nếu hôm nay ta không sát sinh hay làm tổn hại ai đó thì nghĩ là hôm nay mình có giới. Ở góc độ nào đó, có thể điều đó đúng, tuy nhiên Giáo lý của Đức Phật rất vi tế nên ta cần suy xét kỹ hơn. Như Achaan Sujin đã giải thích, giới thực chất nói đến hành xử của tâm. Ngay hiện giờ, tâm có thể là thiện và bất thiện, nên ở từng khoảnh khắc đó sẽ có thiện giới và ác giới. Nếu hiện giờ có suy nghĩ với thiện thì khi ấy có thiện giới, còn khi tâm là bất thiện thì sẽ làm duyên cho thân và khẩu hành xử theo cách bất thiện tương ứng. Khi có tâm bất thiện, bất kể hành vi thể hiện ra bên ngoài là gì thì thực chất khi đó vẫn đang có ác giới, và mọi hành vi qua thân và khẩu cũng đều là bất thiện.

Thông thường ta hay nghĩ về thiện giới dưới góc độ các câu chuyện, tình huống, như khi không làm hại con vật thì có thiện giới, hay khi nghĩ hôm nay mình có ý định tránh xa giới sát sinh thì đang có thiện giới. Nhưng thực chất ra sao còn tùy thuộc vào từng khoảnh khắc. Chẳng hạn như hiện giờ, ta có thể cảm thấy hơi khó chịu vì thời tiết oi bức, hay nghe âm thanh không rõ, khi ấy không thể có thiện giới, cho dù ta đang ngồi trong phòng pháp đàm và không giết hại chúng sinh nào. Như vậy thiện giới không phải là việc tụng hay xin thọ năm giới, tám giới hay 227 giới… mà thực chất là khoảnh khắc của thiện pháp, là khoảnh khắc của bố thí, trì giới hay của hiểu biết đúng…. Chẳng hạn, khi thấy một con gián trên đường đi và ta cố tránh làm tổn hại nó, khi ấy có thiện giới. Nhưng những khoảnh khắc rất gần với khảnh khắc tránh xa sự sát sinh đó, khi ta khó chịu với con gián đang ở trên giường hay trong phòng mình thì ý nghĩ bất thiện ấy không phải là thiện giới mà là ác giới.

Vậy nếu không phát triển hiểu biết và học dần để biết rõ hơn sự khác nhau giữa các khoảnh khắc thiện và bất thiện, của bố thí, trì giới…, ta sẽ không thể xác định được khi nào đang có thiện giới và khi nào đang có ác giới. Nếu không ta sẽ cho rằng mình đã thọ ngũ giới, đã xin giới và ngày hôm nay mình không giết chúng sinh nào tức là mình đang có giới. Nhưng không phải như vậy, vì thực chất chúng ta luôn có cả thiện giới lẫn ác giới trong một ngày. Dù ta có làm bao nhiêu thiện pháp đi nữa thì sự thật, số lượng tâm bất thiện sinh khởi trong ngày vẫn vượt xa rất nhiều so với những khoảnh khắc của tâm thiện. Tốt nhất hãy có sự chân thành, trung thực để biết rằng có rất nhiều khoảnh khắc của ác giới so với thiện giới trong ngày.

Vị SưGiới sát sinh Đức Phật chia ra gồm 5 chi: có đối tượng, biết đối tượng đó còn sống, có ý định giết, đã giết và đã thành tựu. Vậy lời của cô có hợp lý không, vì một vị tì kheo tự sát thì có tâm bất thiện, tức là phạm ác giới, nhưng trong kinh Đức Phật nói vị này không phạm giới sát sinh?

SarahGiới sát sinh liên quan đến việc giết hại một chúng sinh khác chứ không phải bản thân mình. Mặc dù việc tự vẫn là bất thiện pháp ở cường độ cao nhưng nó vẫn không phạm vào giới sát sinh. Tất cả những giới còn lại, như trộm cắp, tà dâm… đều liên quan đến chúng sinh khác, bởi do thiếu sự quan tâm hay tâm từ đối với chúng sinh ấy. Một vị thánh Dự lưu không bao giờ còn mức độ phiền não đủ mạnh để phạm một trong ngũ giới, không bao giờ sát hại chúng sinh hay phạm các giới còn lại.

Vị Sư:  Như vậy giới có hai phần, một phần liên quan đến chúng sinh khác và một phần thuộc về nội tâm. Vì vậy để ngăn ngừa thì vẫn cần có những chế định dứt khoát, ở nhiều cấp bậc khác của giới để trong đời sống hàng ngày ta có căn cứ giữ gìn. Còn cứ nói chung chung về tâm thì không có căn cứ quy định nào cả và như vậy thì rất nguy hiểm.

JonothanKhông thể nói về phẩm hạnh của một người khi chỉ dựa vào số lượng giới mà người ấy tuyên bố giữ. Hiển nhiên là nếu một vị tỳ kheo giữ trong sạch 227 giới thì có phẩm hạnh cao hơn rất nhiều so với người cư sĩ giữ ngũ giới. Nhưng sự so sánh ấy chỉ là giả thuyết. Phẩm hạnh của một người không tùy thuộc vào số giới mà người ấy muốn theo, mà tùy thuộc vào mức độ thiện tâm của người ấy. Một người giữ được năm giới một cách trọn vẹn còn đáng quý hơn người tuyên bố giữ nhiều giới nhưng lại không làm được như vậy. Khi một người tuyên bố giữ số lượng giới nhiều hơn mức thực tế người ấy có thể giữ được thì đó là thiện giới hay ác giới? Vì vậy tôi nghĩ phải dựa vào tính chất của khoảnh khắc hiện giờ để xác định về giới hạnh của một người, chứ không nên nghĩ về số lượng giới.

SarahVới tất cả mọi người, Đức Phật đều khuyến khích giữ giới song song với sự phát triển hiểu biết về các pháp chân đế. Các bậc A la hán thì không cần đến Giới Luật (Vinaya). Như ta đã biết về sự ra đời của Giới Luật, thời gian đầu khi chỉ có các vị Thánh tăng thì không có điều giới nào hết vì tâm của các vị đều hoàn toàn trong sạch. Nhưng sau đó, khi có những vị tỳ kheo với ác giới xuất hiện, Đức Phật đã phải chế điều giới để giữ hòa khí và đảm bảo sự tăng thịnh của Tăng đoàn. Chính vì vậy, giới đã được chế ra cho Tăng đoàn song song với sự phát triển Tứ niệm xứ. Nếu không phát triển hiểu biết về tâm trong khoảnh khắc hiện tại, về sự khác biệt giữa tâm bất thiện với tâm thiện, dù ta có tụng năm giới, tám giới, mười giới hay 227 giới thì vẫn không thể phát triển được thiện pháp và giữ được giới một cách trọn vẹn. Mọi điều giới đều rất hữu ích.

Không chỉ các vị tỳ kheo cần suy xét về giới để tăng trưởng thiện pháp, mà cả những người cư sĩ cũng cần suy xét về giới của vị tì kheo để thấy được các mức độ bất thiện vi tế và phát triển thiện pháp ở mức độ cao hơn. Như hôm nay Achaan Sujin có nói đến một trong các giới của tỳ kheo là không được nói lớn tiếng. Giới này không áp dụng với các vị cư sĩ. Mặc dù khi nói lớn tiếng, người cư sĩ không bị phạm giới và phải sám hối, nhưng họ vẫn nên suy xét về giới này. Chẳng hạn ta có thể suy xét, khi nói lớn tiếng hay hét lên thì có thể mang đến khó chịu, quấy rầy cho người khác. Khi ta quan tâm đến nhu cầu của người khác, khi đó tâm là thiện, là có giới thiện. Nếu chỉ nghĩ rằng không nên nói to vì đó là giới phải theo thì khi đó chưa chắc đã có thiện giới. Nếu chúng ta không phát triển hiểu biết đồng thời, thì dù về mặt hành vi bên ngoài có vẻ như giữ giới nhưng tâm thực chất chưa phải là thiện và khi đó chưa phải là có giới. Vì vậy Đức Phật đã dạy sự phát triển Tứ niệm xứ song song với Giới Luật.

Vị SưTôi vẫn thấy có sự mâu thuẫn. Chân đế và chế định vẫn luôn cần đi song đôi với nhau. Nếu chỉ có chân đế thôi thì sẽ hỗn loạn liền. Chẳng hạn như nói rằng chẳng có con người nào cả, đây không phải là con tôi thì sẽ không có sự dạy dỗ, và người con thì không biết đây là mẹ, đây là cha… thì thế giới này sẽ hỗn loạn. Cứ nói về chân đế suốt mà loại bỏ những từ ngữ mà Đức Phật dạy về tục đế thì chưa đúng, vì ngay cả Đức Phật cũng gọi đức vua Tịnh Phạn là cha. Nếu những người Phật tử mới đến mà không hiểu, về nhà cứ vô ngã thôi thì rất nguy hiểm.

JonothanTôi nghĩ lời dạy của Đức Phật là về sự thật tuyệt đối. Và tất cả chúng ta đều thống nhất về điều này, rằng đó là cốt tủy của Giáo lý. Chắc điều sư muốn nói ở đây là làm thế nào để thể hiện pháp chân đế một cách tốt nhất. Sư có đưa ra hai tình huống, một là giữa cha mẹ và con cái, và hai là tình huống các Phật tử đến đây nghe Pháp. Chúng ta có thể thấy, kể cả khi có sự quan tâm đến Giáo Pháp thực sự thì trong cuộc sống hàng ngày, mọi người vẫn giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ chế định. Tất cả mọi người đều phải sử dụng ngôn ngữ chế định. Bản thân Đức Phật đã sử dụng nhiều ngôn ngữ chế định khi nói về các pháp chân đế. Bậc cha mẹ cần nhiều kỹ năng khéo léo để truyền tải hiểu biết đúng tới con cái trong cuộc sống bình thường. Và nếu người con có cha mẹ hiểu về pháp chân đế thì quả là người con đó rất hạnh phúc và may mắn. Trong hội chúng ở đây, có nhiều người mới, chưa từng nghe nhiều về Giáo Pháp. Chỉ trừ Đức Phật mới có thể biết được căn cơ của mọi chúng sinh, còn với chúng ta, trong quá trình chia sẻ ở đây, chắc chắn sẽ có những người gặp khó khăn hơn những người khác trong việc lĩnh hội được nội dung.

Nhưng dù thế nào đi nữa, lợi ích lớn nhất vẫn là được nghe những lời dạy về pháp chân đế. Nếu không ta cứ mãi loanh quanh ở những câu chuyện mà không thể đi vào cốt tủy của sự thật. Bất cứ ai có sự quan tâm đều có thể nhận thấy tầm quan trọng của sự thật rằng, nhãn thức thì không phải là nhĩ thức, hay cái nghe thì không phải cái thấy; rằng đối tượng thị giác không phải là một với nhãn thức. Bản thân đối tượng thị giác cũng khác với đối tượng của nhĩ thức là âm thanh. Đó là điểm cơ bản khởi đầu để phát triển hiểu biết về thực tại. Ai ở đây không thấy lợi lạc từ việc nghe về những điều ấy?

SarahỞ đây chúng ta không chỉ có bậc cha mẹ mà còn có hai bạn nhỏ, chúng ta sẽ thử hỏi các bạn xem sao. Tên cháu là gì?

Bạn nhỏ 1: Tên cháu là Q.

SarahCháu có bao giờ, lúc thì nghĩ theo cách tốt, lúc thì nghĩ theo cách xấu không?

Bạn nhỏ 1Có ạ

Sarah: Khi có suy nghĩ đúng đắn, nó sẽ giúp cho cháu biết hành xử đúng đắn, như ngoan ngoãn và biết nghe lời cha mẹ phải không?

Bạn nhỏ 1Vâng ạ

Sarah: Khi cháu khó chịu, sân hận, cháu có cáu bẩn, cãi lại cha mẹ không?

Bạn nhỏ 1Thỉnh thoảng ạ

SarahKhi cháu nghĩ theo hướng tốt lành, cháu thậm chí có thể thương cả những con côn trùng như con gián phải không?

Bạn nhỏ 1Có ạ

SarahCòn lúc nghĩ theo xu hướng xấu, cháu có thấy khó chịu và muốn giết chúng không?

Bạn nhỏ 1Vâng ạ

SarahĐây chính là những gì chúng ta đang nói đến, về thiện giới và ác giới. Còn giờ đến lượt N. Với cháu, khi có suy nghĩ tốt lành thì ai là người suy nghĩ tốt lành đó?

Bạn nhỏ 2Dạ, con nghĩ đó là tâm suy nghĩ ạ

Sarah: Do đã được nghe nhiều lần rồi nên cháu hiểu thực chất không có N. mà chỉ là các khoảnh khắc tâm khác nhau, phải không? Cái tâm đó tồn tại lâu hay nó sinh rồi diệt ngay lập tức?

Bạn nhỏ 2Dạ, nó sinh rồi diệt ngay lập tức ạ

Sarah: Vậy khi có suy nghĩ xấu thì cái tâm đó kéo dài một phút, năm phút hay chỉ trong một khoảnh khắc mà thôi?

Bạn nhỏ 2Dạ chỉ trong một khoảnh khắc thôi ạ

SarahThế khi cháu có suy nghĩ thân thiện, thương con gián hay muốn làm điều tốt với cha mẹ thì đó là N. đang suy nghĩ tốt phải không?

Bạn nhỏ 2Dạ, không ạ

Sarah: Vậy người nào đang thương con gián hay ngoan ngoãn với cha mẹ vậy?

Bạn nhỏ 2Dạ, chính là tâm ạ

SarahVậy những tâm thiện đó kéo dài suốt cả ngày không, hay chỉ năm phút, 10 phút hay chỉ trong khoảnh khắc?

Bạn nhỏ 2Dạ chỉ trong khoảnh khắc thôi ạ

Sarah: Vậy N. và Q., liệu chúng ta có thể nói rằng chỉ có các tâm thiện, tâm bất thiện, những khoảnh khắc của suy nghĩ theo cách tốt lành hay bất thiện diễn ra suốt cả ngày mà không có N., Q. nào hết, đúng không?

Bạn nhỏ 2Vâng ạ

Sarah: Đó chính là thiện giới và ác giới, chứ không phải là một con người nào cả, không phải là N., Q., Khun Sujin, Jonothan, mà chỉ là những khoảnh khắc tâm khác nhau sinh và diệt phải không?

Bạn nhỏ 2Vâng ạ

SarahCảm ơn hai bạn

Vị sưRõ ràng trong đời sống hàng ngày ta vẫn phải sử dụng tục đế, rằng đây là cha, là mẹ, là con… Như có vị sư vào chùa nghĩ rằng đây chỉ là ngũ uẩn nên không chào hỏi ai cả. Như vậy, một mặt ta hiểu về vô ngã, mặt khác ta vẫn phải dùng tục đế để không đánh đồng hết với nhau.

SarahNếu ai đấy cho rằng tất cả chỉ là pháp chân đế, chỉ là ngũ uẩn mà không có sự khiêm nhường, cung kính hay tôn trọng người khác thì chắc chắn đó là hiểu biết sai, là tà kiến.

Achaan SujinVậy hãy quay về với chủ đề pháp chân đế và pháp chế định. Liệu cái thấy có phải là mẹ hay là con không? Đức Phật đã dạy về các pháp chế định, mà thực chất chúng thống nhất với pháp chân đế. Con rắn có mẹ không?

Vị sưNếu về mặt chân đế thì không có, nhưng về mặt tục đế thì có

Achaan SujinThế con người thì sao?

Vị sưCũng vậy thôi

Achaan SujinVậy sự khác biệt giữa mẹ rắn và mẹ con người là gì?

Người tham dựCon nghĩ, ở con người sẽ có suy nghĩ đây là người mẹ còn con rắn thì không có suy nghĩ ấy. Cái thấy, cái nghe thì không hiểu đâu là mẹ, đâu là con, nhưng ở con người thì có suy nghĩ và suy nghĩ có thể nghĩ đây là mẹ, đây là con. Sự khác nhau là ở suy nghĩ.

Achaan SujinTheo tục đế, chúng ta có các khái niệm cha mẹ, chư thiên, thầy giáo, v.v… Còn về mặt chân đế thì sao? Có gì khác ngoài tâm, tâm sở và sắc không? Vì thế cần phải có hiểu biết về pháp chân đế đằng sau các pháp chế định đó. Có tâm thiện và tâm bất thiện, dù là mẹ hay con, và đó là sự thực tuyệt đối.

Người tham dựVâng, vì thế tôi không thấy có gì mâu thuẫn ở đây, giữa hai pháp chân đế và tục đế. Chỉ khác nhau ở chỗ, khi ta nói về pháp chân đế vì có suy nghĩ và đối tượng của nó, bản thân suy nghĩ cũng là một pháp, nó sinh khởi rồi diệt đi, như khi nghĩ “đây là mẹ” thì cũng chỉ nghĩ trong một thời điểm mà không thể suốt cả ngày được. Nói vậy để thấy việc học về các pháp chân đế không có gì mâu thuẫn để hiểu về tục đế.

Người hỏiCon muốn hỏi thêm về giới. Ban nãy cô Sarah nói mục đích của giới là không làm tổn hại đến người khác. Vậy trừ việc sát sinh, các việc khác như nói dối vô hại, uống rượu nhưng chưa gây hại ai, hoặc như lấy đồ vật mà biết rằng người ấy không bận lòng lắm thì khi đó việc phạm giới nên hiểu thế nào ạ?

JonothanCó những lời nói dối mà ta cho là vô hại, nhưng thực chất vẫn gieo mầm mống bất thiện. Người nói dối có thể biện minh đó là cách để giúp ai đó, nhưng ở phương diện người nghe thì họ vẫn phải nghe những lời nói dối đó. Vì vậy, dù được gọi là lời dối vô hại thì nó vẫn có hại như những lời nói dối khác. Nếu có hiểu biết rõ ràng hơn về tâm, ta sẽ biết ở khoảnh khắc nói dối gọi là vô hại đó, tâm vẫn có tính chất lừa lọc như các trường hợp nói dối thông thường khác. Khi ấy, ta lại đang nghĩ về những câu chuyện“người giữ giới” thay cho khoảnh khắc hiện tại. Vì sự thật là chúng ta đã tích lũy rất nhiều bất thiện pháp từ các kiếp quá khứ, và chỉ một vị thánh Dự lưu và các bậc thánh cao hơn mới có thể giữ ngũ giới một cách trọn vẹn. Xét về dài hạn, không phải việc mong muốn hay quyết định giữ trọn vẹn ngũ giới là quan trọng, mà chính sự phát triển hiểu biết để tận diệt những phiền não – là nguyên nhân dẫn đến phạm giới mới là yếu tố then chốt.

Trước thời Đức Phật, có nhiều người đã phát triển thiện pháp an tịnh (samatha) ở mức độ cao. Ở những người đó, triền cái bị đè nén, nhưng chúng chưa bị tận diệt. Đến thời điểm nào đó, những tích lũy thiện pháp để chứng đắc tầng thiền và phát triển sự an tịnh bị mất đi thì khi ấy, những xu hướng bất thiện ngủ ngầm sẽ lại làm duyên cho các ác giới cũng như việc phạm giới sinh khởi. Trong trường hợp giới uống rượu và các chất say, như hôm trước ta đã nói, việc phạm giới này sẽ dẫn đến việc phạm bốn giới còn lại. Những người say rượu dễ bị mất đi tàm (ghê sợ tội lỗi) và quý (hổ thẹn tỗi lỗi). Tuy nhiên, việc lưỡng lự nên làm việc này hay việc kia cũng còn tùy thuộc vào tâm là thiện hay bất thiện ở khoảnh khắc đó. Khi nói đến tránh xa tội lỗi là đang nói đến sự xa lìa tội lỗi một cách thiện lành, mà ta gọi là “tiết chế”. Ở góc độ đó, giới thứ năm này cũng liên quan đến việc làm hại người khác. Vì người có thói quen uống rượu sau đó sẽ mất khả năng kiểm soát và có thể làm hại người khác. Từ sự quan sát của bản thân, chúng ta có thể thấy có những người uống rượu ít trong một thời gian dài và ban đầu thì không thấy có vấn đề gì, nhưng sau một thời gian thì họ đã bị nghiện và hậu quả xấu xảy ra.

SarahCó những lúc ta có thể mượn áo của một người bạn và biết rằng người ấy sẽ không bận tâm về việc đó, hay trong tình huống khẩn cấp ta nghĩ mình có thể mượn thuốc của bạn và sẽ trả lại họ sau đó. Nếu một người bên ngoài nhìn thấy, họ có thể cho rằng người ấy đang ăn cắp áo hay thuốc của bạn, nhưng chỉ bản thân mình mới biết được mình có ý định mượn áo và sẽ trả lại bạn hay không. Như vậy điều cốt yếu ở đây chính là tính chất của tâm, có ý định làm hại ai hay không. Cách duy nhất biết được điều đó là phải biết được tâm ở những khoảnh khắc ấy. Đối với việc uống rượu, nó sẽ dẫn tới việc phạm bốn giới còn lại, đều là những bất thiện pháp ở cường độ mạnh, và đó đều là phạm giới hay ác giới. Uống rượu thì khác với bốn giới còn lại- những trường hợp mà ta có thể thấy rất rõ tâm bất thiện trong đó. Uống rượu, chỉ khi trở thành thói quen hoặc làm duyên cho sự phạm giới khác hay làm hại người khác, mới được coi là phạm giới uống rượu.

Người tham dựTôi muốn bổ sung điều này. Khi nói đến giới và làm hại người khác thì đó chỉ là nói ở khía cạnh chế định thôi. Còn xét ở khía cạnh chân đế, việc phạm giới hay giữ giới có thể được xem xét ở việc nó sẽ mang đến quả về sau. Ví dụ như việc không giữ giới sát sinh sẽ mang đến tâm tử cho mình hoặc người khác…. Tương tự như vậy, hành vi uống rượu cũng mang đến quả bất thiện đối với người ngoài hoặc bản thân mình. Đó chính là ý nghĩa của câu không có ai giữ giới mà chỉ có các pháp giữ giới mà thôi.

JonothanÍt nhất sẽ có sự tích lũy xu hướng làm hại người khác. Thực chất, xu hướng bất thiện đã được tích lũy trong tâm và nó làm duyên cho sự phạm giới. Đôi khi có thể thấy rõ rằng những việc làm bất thiện sẽ gây tổn hại đến người khác, nhưng đôi khi lại không. Như trong trường hợp ai đó lấy đi một món đồ không có giá trị từ một người giàu có đến mức gần như người giàu có đó không bị tổn hại chút nào, thì điểm mấu chốt chính ở đây vẫn là ý định lấy đi vật thuộc về người khác – đó chính là tâm bất thiện, nó chính là nghiệp đạo, là nghiệp cho quả về sau. Người làm việc đó đang tích lũy xu hướng tạo tiếp nghiệp bất thiện đó về sau. Đó là một khía cạnh nữa về giới.

Vị SưGiới thứ năm này rất rộng, không chỉ nói riêng về rượu mà còn nói về các chất say. Như có trường hợp người chồng nghiện ăn ớt nặng và có một bữa chiều người vợ không mua ớt cho ông, ông đã lấy cái chày đập vào đầu vợ.

Cô tu nữCô đồng ý sự giải thích của các vị về giới thứ năm này. Nhưng cô xin bổ sung, Đức Phật ban hành giới này vì thứ nhất, uống rượu có hại cho sức khỏe của bản thân, thứ hai uống rượu làm cho tâm trí người uống rượu bị lu mờ đi và đó chính là nguyên nhân làm mất đi hạt giống trí tuệ ở các kiếp sau.

SarahĐúng vậy, tôi hoàn toàn đồng ý việc uống rượu dẫn đến việc phạm vào các giới khác, và nó làm cho tâm trở nên dễ duôi, giảm khả năng phát triển trí tuệ. Chúng ta cũng biết rằng trong kinh có đề cập đến một người có khả năng giác ngộ nhưng vì uống rượu mà người này đã hoàn toàn bị mất đi cơ hội đó. Tuy nhiên điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là dù giữ giới hay phạm giới, dù nói dối gây hại hay vô hại… thì tất cả đều là pháp, do duyên tạo thành. Như bé N. đã nói, mỗi tâm đều không phải là con người, là tự ngã mà chỉ là một pháp do duyên sinh khởi rồi diệt đi; không phải là người có cư xử đúng đắn hay sai trái mà bản chất chỉ là các tâm, tâm sở sinh và diệt do những duyên khác nhau. Ai đó có thể cảm thấy hài lòng khi mình giữ được giới không sát sinh, không uống rượu…, nhưng chừng nào trí tuệ chưa phát triển đến mức độ của bậc Dự lưu thì những xu hướng bất thiện ngủ ngầm được tích lũy vẫn còn đó để có thể làm duyên cho việc phạm giới về sau. Và chỉ có sự phát triển hiểu biết về các pháp chân đế như chúng ta đã nói rất nhiều mới có thể tận diệt được những xu hướng bất thiện ngủ ngầm và làm những điều sai trái tổn hại đến người khác. Chính vì vậy những gì chúng ta đã thảo luận vừa qua, về các pháp, về cái thấy, cái nghe, đối tượng thị giác, âm thanh… là để hiểu biết về vô ngã có thể tăng trưởng dần dần cho đến khi có thể tận diệt hoàn toàn các phiền não ngủ ngầm.

Với điều một bạn vừa đề cập, khi nói đến phạm giới với bản thân hay người khác, mấu chốt không phải là làm tổn hại người khác mà chính là làm tổn hại cho bản thân. Việc tâm tử của một người sinh khởi không phải do hành động của mình mà là do nghiệp của người kia đã đến lúc trổ quả để tâm tử sinh khởi. Mặc dù mỗi pháp sinh khởi đều cần nhiều duyên khác nhau, nhưng bất cứ những gì xảy ra trong cuộc đời chúng ta, dù tốt hay xấu thì đều là quả của nghiệp của chính bản thân mình.

Người hỏiCon muốn hỏi về giới tà dâm. Khi một người phạm giới tà dâm nhưng người bạn đời của họ không biết thì sẽ như thế nào, khi ấy nếu xét ở khía cạnh chân đế thì việc tham dục sẽ chỉ là tham chứ không có sự phân biệt đây là người bạn đời của mình hay người khác?

SarahCũng giống như với các giới khác, vì bất kể người bạn đời của người đó có biết hay không thì ở phương diện của người phạm giới tà dâm, người đó vẫn có ý muốn phản bội, lừa dối… tức là đã đủ các chi khác nhau để cấu thành phạm giới. Trong trường hợp đó, người phản bội sẽ không nói với người bạn đời của mình vì biết rằng người bạn đời của mình sẽ đau khổ, và vì vậy sẽ dẫn đến việc nói dối và nhiều việc xấu khác tiếp theo.

Vị sưKhi người chồng quan hệ với người vợ mà người vợ không chịu, còn người chồng vẫn cưỡng ép, như vậy có phạm giới tà dâm không?

SarahVề mặt định nghĩa, để phạm giới tà dâm phải thành tựu đủ các chi, trong đó có chi có ý định tà dâm với người không được cho phép [thuộc một trong hai mươi đối tượng không được cho phép, vợ mình không thuộc một trong số các đối tượng này- VDH]. Nhưng có một điều chắc chắn là khi ấy có ác giới, hay tâm bất thiện làm tổn hại người khác. Chỉ có Đức Phật mới hiểu được tường tận chi tiết vì trong đó có nhiều ý khác nhau. Tôi nghĩ chúng ta thích suy đoán liệu cái này có phạm nghiệp đạo không và kết quả ra sao, ta nghĩ chủ đề ấy rất thú vị và muốn thảo luận nữa… nhưng như vậy rất dễ đưa chúng ta ra khỏi thực tại. Chúng ta có thể nghĩ cứ nói về Pháp – như hiện giờ đang nói về giới – thì đều là thiện pháp, nhưng nếu không có hiểu biết về cái đang xuất hiện ở khoảnh khắc hiện tại thì không ai có thể nói đó là thiện hay không. Vì ở khoảnh khắc này không có sát sinh, tà dâm, trộm cắp… nên những gì ta đang nói đến đều không sinh khởi ở hiện tại, và như vậy đều chỉ là suy đoán mà thôi.

Hiện giờ đang có cái thấy, đối tượng thị giác được thấy. Hiện giờ lửa đang cháy (ngọn lửa của tham, sân, si, sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não – theo tinh thần bài kinh “Lửa cháy” – Adittapariyaya, Tương Ưng Bộ Kinh,Tập IV, 35-28 – VDH) và ta đang có cơ hội để phát triển biết. Vì không có khoảnh khắc nào ngoài khoảnh khắc hiện tại. Hiện giờ chỉ có một thế giới xuất hiện trong một khoảnh khắc ngắn ngủi mà thôi. Con đường của Đức Phật là con đường nghiên cứu, tìm hiểu về thế giới xuất hiện ở khoảnh khắc này. Chính sự phát triển hiểu biết về thực tại hiện giờ – như cái thấy và đối tượng thị giác, âm thanh hiện giờ – là con đường đưa đến hiểu biết ở những khoảnh khắc khác, hoàn cảnh khác về sau.

Achaan SujinCho dù chúng ta có nói bao nhiêu đi nữa về các tình huống và con người khác nhau, về giới, về định, về tuệ mà không có hiểu biết về các pháp chân đế đang hiện khởi, thì vẫn có nghĩa là chưa có hiểu biết về Giáo lý của Đức Phật. Cho dù là giới ở mức độ nào thì vẫn phải có một thực tại đang biểu hiện. Pháp chân đế hiện giờ không hề được nhận biết, cho đến khi được nghe Giáo lý của Đức Phật và suy xét về những gì Ngài dạy, dù chỉ một từ thôi. Ta không cần phải đi đâu để tìm giới trong tình huống nào đó. Bất cứ khi nào có tâm thì khi đó có giới, ngay cả hiện giờ. Khi tâm là bất thiện thì có thể có giới là thiện không? Vì vậy không cần nghĩ đến giới ở khía cạnh chế định. Hiểu về những gì xuất hiện hiện giờ chính là cách hiểu rõ hơn về giới. Ở khoảnh khắc hiểu đúng về cái thấy hiện giờ thì còn giá trị hơn bất cứ con số giới bổn nào, dù là 5, 8 hay 227 giới, vì ở khoảnh khắc đó có sự thu thúc lục căn. Vì vậy, nếu chỉ nghĩ về giới theo nghĩa chế định, sẽ không bao giờ hiểu được bản chất của giới là vô ngã, giống như cứ nói mãi về một người mà ta chưa bao giờ gặp. Nếu không có Giáo lý của Đức Phật, những gì mình được biết đều không thể được hiểu là vô ngã, dù đó là thiện giới, ác giới hay vô ký giới. Đó chính là ở khoảnh khắc hiện giờ.

Bây giờ đang nghe Pháp và có hiểu biết đúng đắn, liệu có sát sinh, trộm cắp không, có tâm bất thiện không? Vậy ta có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân và thực tính của thực tại là giới. Nếu không có hiểu biết thì giới không thể được thanh lọc. Có nhiều từ liên quan đến giới, ví dụ như “thanh tịnh giới”. Khi chỉ có sự giữ giới đơn thuần mà cho là “mình” giữ giới thì không có sự thanh tịnh giới. Nếu chỉ đơn thuần giữ giới mà không hiểu giới là vô ngã thì chưa phải là điều cốt yếu. Khi hiểu hơn lời dạy của Đức Phật, ta sẽ biết sự khác biệt giữa Giáo lý của Ngài với lời dạy của những người khác, dù ở bất kỳ khía cạnh nào.

Hãy tiếp tục nghe và tìm hiểu Giáo lý, vì Giáo lý vô cùng thâm sâu, nhưng nó vẫn có thể được tìm hiểu và hiểu được. Nếu không có sự tìm hiểu Giáo lý một cách cẩn thận, từng từ một, từng thực tại một, ta sẽ không bao giờ hiểu pháp chân đế nghĩa là gì. Giáo lý của Đức Phật có thể được nghiên cứu ở chính khoảnh khắc này, khoảnh khắc của thấy, nghe, ngửi, nếm. Nếu không sẽ không thể hiểu được cuộc đời, dù vui buồn, đau khổ, bất hạnh… vẫn chỉ là các pháp chân đế mà thôi. Điều đó đã được dạy bởi chính Đức Phật. Dù là khoảnh khắc sinh ra hay chết đi, chúng chỉ có thể sinh khởi khi có đủ duyên cho chúng sinh khởi, như hiện giờ. Sẽ không thể có được hiểu biết rằng “không phải tôi giữ giới” hay “giữ giới không phải là tôi” khi không có hiểu biết về các pháp chân đế. Bằng sự giác ngộ của Đức Phật, Ngài đã dạy cho chúng ta về toàn bộ sự thật –Giáo Pháp, để chúng ta hiểu được sự thật của những gì đang xuất hiện, cho đến khi có được sự tin tưởng vững vàng, chắn chắn ở những gì ngài dạy, rằng bất cứ cái gì xuất hiện trên đời này đều chỉ là các pháp chân đế.

 

 

Pháp đàm tại Sài gòn, sang ngày 03/01/2016

 

                Người hỏi: Theo cách lý giải của Bà về Giáo lý, như vậy đã đủ chưa? hay cần phát triển thêm như giữ giới, hay thọ đầu đà để trải nghiệm cái khổ của pháp. Con cảm thấy cách của Bà có vẻ thụ động vì chúng ta không thể kiểm soát được điều gì cả.

                Jonothan: Những gì chúng ta đang bàn tới đây là Giáo lý của Đức Phật. Chúng tôi luôn tham chiếu đến những Kinh điển mà chúng ta đã có. Câu hỏi đặt ra là: Cốt lõi Giáo lý của Đức Phật là gì? Đâu là Giáo lý của Đức Phật mà không ai từng thuyết giảng trước Ngài? Trước khi Đức Phật ra đời và giác ngộ, con người đã biết về giới, về bố thí, về sự phát triển an tịnh-samatha. Khi đó đã có hiểu biết về cách thức phát triển tâm an tịnh đến một mức độ cao, đó là các tầng thiền. Tuy nhiên, khi đó không có hiểu biết rằng, không phải là một tự ngã làm những công việc đó mà chỉ là các pháp đảm nhận chức năng của chúng mà thôi. Tất nhiên chúng ta có thể nói đến những mức độ thiện pháp khác như bạn đề cập đến, tuy nhiên mức độ thiện pháp cao nhất chính là trí tuệ thấy được các pháp là vô ngã. Khi nói đến sự phát triển hiểu biết về các pháp là vô ngã, chúng ta cũng có thể đề cập đến các yếu tố như bố thí, trì giới hay phát triển sự an tịnh, giống như Đức Phật đã làm trong nhiều bài Kinh. Nhưng, thông điệp của Đức Phật không chỉ đơn thuần dừng lại ở bố thí, trì giới và phát triển an tịnh, cốt tủy của thông điệp ấy là phát triển hiểu biết về các pháp là vô ngã.

            Người hỏi: Con biết có ba loại phước: phước đức và phước vật, và quan trọng nhất là phước trí. Chư thiên có phước đức và phước vật nhưng không có phước trí, vì thế Đức Phật đã dạy cho họ Vi Diệu Pháp để họ có phước trí. Theo con được biết thì Đức Phật không giảng Vi Diệu Pháp cho con người bởi vì con người thiếu cả phước đức, phước vật cùng với phước trí. Do vậy Đức Phật xây dựng Tăng đoàn và Giới Luật để dành cho người thế gian để họ có cơ hội tạo hai loại phước đức và phước vật. Điều nữa là, có phải cốt tủy của Vi Diệu Pháp là nhận ra các pháp để không dính mắc vào nó, vẫn dùng nó thực hành những lời Phật dạy nằm trong tục đế, dùng tục đế nhưng bên trong vẫn là chân đế?

            Sarah: Trước hết chúng ta hãy nói về pháp chân đế. Tất cả những gì tồn tại trong cuộc sống này chỉ là các tâm, tâm sở và sắc sinh khởi và diệt đi. Dù chúng ta đọc trong Tạng Kinh hay Tạng Vi Diệu Pháp thì trong đó đều nói về các pháp chân đế này. Các pháp chân đế là vô cùng thù thắng, vi tế nên được gọi là vi diệu pháp hay thắng pháp. Nói đến giới, về bản chất giới (sila) cũng là tâm, tâm sở và sắc. Đức Phật đã dạy rằng tất cả đều là pháp, khoảnh khắc thấy chỉ là pháp, khoảnh khắc nghe cũng chỉ là pháp, vì vậy khi Đức Phật nói về giới, Ngài cũng chỉ nói về các pháp mà thôi. Câu hỏi của tôi đặt ra là: hiện giờ có giới hay không? Và câu hỏi thứ hai: Nếu hiện giờ có giới thì giới là pháp chân đế nào? Bởi lẽ, nếu chúng ta không đi vào chi tiết thì chúng ta có thể nói: lúc đến chùa, hay lúc tụng lên câu thọ giới là mình đang có giới, nhưng chúng ta có hiểu một cách thực sự về từ “giới” mà Đức Phật đã giảng một cách chi tiết không?           

            Giới có thể là thiện, là bất thiện hoặc vô ký. Giới là hành xử của tâm, nó chỉ tới phẩm chất của tâm. Ở khoảnh khắc này, khi có sự suy xét chân chánh thì tâm là thiện và đã có giới ở đó rồi. Nếu ta nghĩ rằng phải đi đến một nơi khác để có thể có giới, thì đó là cái hiểu không đúng, vì khi ấy ta quên mất cuộc sống trong khoảnh khắc hiện tại. Đức Phật cũng giảng về ác giới nữa, trong Giới Luật của tỳ kheo cũng có nhiều mô tả chi tiết về những hành xử không đúng đắn và Đức Phật gọi đó là ác giới, đó là lý do Đức Phật chế ra Giới Luật cho các vị tỳ kheo. Ở khoảnh khắc này nếu chúng ta cảm thấy chán nản, khó chịu, ở đó đang có ác giới.

Thiện giới hay ác giới chỉ có thể được biết trong khoảnh khắc hiên tại và chỉ có thể biết nhờ hiểu biết đúng. Nếu ta không có hiểu biết đúng mà cho rằng cứ khi nào tới chùa chiền hay khi đọc câu tụng giới là có giới, chứng tỏ không có hiểu biết đúng về bản chất của tâm. Khi chúng ta đi thăm chùa hay trong lúc tụng giới, về bản chất vẫn luôn luôn là các tâm sinh và diệt, tiếp nối nhau một cách nhanh chóng. Khi hiểu không đúng về cái được thấy hiện giờ, khi đó cũng có ác giới-akusala sila. Với loại giới thứ ba, giới vô ký, những giới này chỉ áp dụng cho các vị A la hán, vì các vị đã tận diệt vô minh không còn nhân của thiện và bất thiện nữa, cho nên với các vị mới có giới vô ký.

Dù Đức Phật đề cập đến bất cứ điều gì trong Tạng Kinh, tạng Vi Diệu Pháp hay Tạng Luật thì điều Ngài nói đến luôn luôn là các pháp. Vì Đức Phật đã giác ngộ về các pháp, đó là trí tuệ của Ngài, đó là điều khiến Ngài là bậc giác ngộ, còn chúng ta có hiểu được điều đó hay không thì tùy thuộc vào tích luỹ hiểu biết của mỗi người.

            Nina: Như Sarah đã nói, dù Đức Phật nói tới giới hay bố thí thì Ngài cũng luôn luôn đề cập tới các pháp là vô ngã. Bố thí hay trì giới thì cũng là pháp, là vô ngã, chúng luôn sinh khởi phụ thuộc vào duyên, không con người nào ở đó, không ai có thể làm gì cả. Khi hiểu được điều đó thì giới và bố thí sẽ bớt ô nhiễm hơn, thanh tịnh hơn. Khi đó sẽ bớt sự dính mắc, bớt mong muốn kết quả từ những việc thiện, bớt mong muốn có được quả của nghiệp thiện cho bản thân mình, bớt mong muốn lợi dưỡng cho bản thân mình. Và chỉ khi đó những cái gọi là bố thí, trì giới mới có thể trở thành các ba la mật như Đức Phật đã dạy. Đức Phật đã giảng về mọi phương thức của thiện pháp, nhưng tất cả phương thức thiện pháp đó đều phải đi kèm với hiểu biết đúng thì mới được gọi là các Ba la mật. Chúng ta không nên lơ là bất cứ loại thiện pháp nào trong mười ba la mật, chúng ta nên phát triển cả mười ba la mật.

            Người hỏi: Cô Sarah có thể cho ví dụ về sila tại khoảnh khắc này?

            Sarah: Như đã giải thích, sila (giới) nghĩa là sự hành xử hay tính chất của tâm. Ở bất cứ khoảnh khắc của thiện pháp nào, chẳng hạn hiện giờ có suy xét về bản chất của giới thực sự chỉ là pháp mà thôi, không phải là một tự ngã đang giữ giới, vậy ở khoảnh khắc đó có kusala sila- thiện giới. Tôi nhận thấy, ở đây có nhiều khoảnh khắc mọi người giúp đỡ lẫn nhau, chẳng hạn chuyển micro cho thính giả, hay phục vụ nước uống. Ở tất cả những khoảnh khắc có sự quan tâm chăm sóc tới nhau như vậy đều có thể có thiện giới. Tuy nhiên, thông thường chúng ta chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài, cho rằng khi mọi người chia sẻ giúp đỡ nhau như vậy là có tâm thiện, nhưng thực chất để biết được rằng tâm thiện có thực sự sinh khởi ở khoảnh khắc đó hay không, thì không có cách nào khác là thông qua sự phát triển hiểu biết, chỉ có trí tuệ mới có thể biết được tính chất của tâm ở khoảnh khắc đó. Nếu không có hiểu biết đúng, chúng ta sẽ luôn luôn suy đoán về con người và những tình huống, chẳng hạn chúng ta thấy người này đi chùa nhiều thì phỏng đoán đây là người có giới, v.v… nhưng thực chất thế nào thì còn tuỳ thuộc.

Trước buổi pháp đàm, một đạo hữu kể rằng anh ấy có một con cún và nó bị bọ chét. Vì không muốn giết bọ chét, anh đành mang con cún tới bác sỹ để bác sỹ giết những con bọ đó, và hỏi tôi rằng như thế có đúng không? Tôi đã nói rằng, sẽ rất khó để nói xem liệu tâm nào đã sinh khởi, liệu tình cảm của anh ấy với chú chó là sự thương mến, mong muốn tốt đẹp cho nó, hay chỉ là sự dính mắc? Liệu khi đến gặp bác sỹ là với tác ý là để bác sỹ giết con bọ hay không? Tất cả những điều đó tôi không thể biết được từ bên ngoài, mà tất cả đều phải do trí tuệ, chỉ trí tuệ mới biết được tính chất của tâm. Như chúng tôi nói từ đầu, nếu không có sự phát triển hiểu biết đúng, sẽ có rất nhiều khoảnh khắc của bất thiện pháp, của ác giới, nhưng lại cho rằng đó là thiện giới, nhưng nếu có hiểu biết nhiều hơn thì sẽ thấy rằng ác giới sinh khởi nhiều hơn thiện giới rất nhiều, và tốt hơn là chúng ta nên biết điều đó.

 

 

Pháp đàm tại Nha Trang, chiều ngày 04/04/2016

Người hỏi: Con là nhân viên phục vụ tại đây. Theo con được biết thì những người theo Phật giáo phải là những người ăn chay, hạn chế sát sanh. Vậy tại sao buổi trưa ở đây con lại thấy có người ăn chay và có người ăn mặn?

Sarah: Ở khoảnh khắc ta ăn thức ăn ở trên bàn như cá hay thịt, có con vật nào bị giết không? Việc gì đơn giản và nhu nhuyến hơn: chấp nhận ăn bất cứ thứ gì có ở đó, hay nói rằng tôi là người theo đạo Phật nên tôi chỉ ăn chay mà thôi? Lúc nãy chúng ta có nói đến tâm sở tư, nó là tác ý hay ý định, và ý định của mình là gì mới là điều căn bản. Ở khoảnh khắc ta ăn hay uống món đồ đã được người khác chuẩn bị cho chúng ta, chúng ta có làm hại ai hay không mới là điều quan trọng. Bản thân Đức Phật có lựa chọn hay từ chối những thực phẩm hay những gì mà người khác dâng cúng hay không?

Achaan Sujin: Đức Phật có phải là người ăn chay không? Các bạn có biết rõ không?

Jonothan: Đức Phật dạy về những loại tâm khác nhau sinh khởi trong cuộc sống, trong đó có những khoảnh khắc của tâm thiện cũng như tâm bất thiện, và Ngài cũng dạy cho chúng ta về những việc làm có thể cho quả trong tương lai. Việc lấy đi mạng sống của chúng sinh khác bị thúc đẩy bởi tâm bất thiện. Tâm bất thiện đó có thể làm duyên cho việc tái sinh ở nơi khổ cảnh trong tương lai. Nhưng trong khi chúng ta ăn thì tâm không nhất thiết luôn là bất thiện. Khi chúng ta ăn thức ăn, bất kể thức ăn đó là gì, thì không tạo ra bất thiện nghiệp nào đủ sức mạnh để đưa tới quả như trong trường hợp ta cướp đi mạng sống của một chúng sinh khác. Vì vậy cần luôn luôn quay trở về với việc hiểu biết tính chất của tâm ở trong mỗi khoảnh khắc, thay cho suy nghĩ về một câu chuyện dài về những gì đang xảy ra. Bởi khi ăn, có thể ta ngồi tưởng tượng rằng cái hiện giờ đang ở trên cái đĩa này đã từng là một con vật trước đó. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ, và có thể suy nghĩ đó sinh khởi với tâm sân. Suy nghĩ đó khác hẳn với khoảnh khắc ta tước đoạt mạng sống của chúng sinh đó.

Sarah: Achaan Sujin vừa đưa cho tôi một vài tham chiếu trong Kinh điển, ở đó có nói về Đức Phật Thích Ca và các chư Phật quá khứ đều là người ăn thịt. Tôi không nhớ được chi tiết của những bài đó, chúng ta có thể tìm hiểu sau, nhưng tôi muốn chia sẻ một câu chuyện khi tôi mới gặp Achaan Sujin. Khi mới gặp Achaan Sujin, tôi đang là một người thuần ăn chay và tôi rất tự hào về điều đó. Buổi đầu tiên đó, chúng tôi được mới tới ăn tối tại một gia đình người Sri Lanka, gia đình họ đã chuẩn bị rất nhiều những món ăn khác nhau, những món cà ri và nhiều món khác được đậy lại bởi những tấm phủ. Rồi tôi nhận ra rằng trong tất cả các món đó đều có thịt, bởi thịt được coi là thực phẩm hảo hạng nên gia đình đã chuẩn bị những món ăn đó để thết đãi khách. Achaan Sujin ngồi cạnh tôi và bà đã gắp thức ăn vào đĩa của tôi, mỗi thứ một miếng, tất cả những món có ở trên bàn. Tôi nói với Achaan Sujin rằng con sẽ không ăn đâu, bởi vì món ăn có thịt và con là người ăn chay. Bà đã nói với tôi: “Sarah, con hãy ăn đi, hãy bày tỏ sự từ ái với những người gia chủ đã thết đãi chúng ta, điều đó quan trọng hơn là những ý tưởng con đang ôm ở trong đầu”. Achaan Sujin nói rằng “hãy sống một cách đơn giản và hãy hài lòng, nhu nhuyến với những gì mình có trong hoàn cảnh mình có, điều đó quan trọng hơn là ôm ấp những ý niệm mà mình cho là quan trọng”. Và từ sau đó thì tôi không còn là người ăn chay nữa.

Jonothan: Chúng ta cũng đều biết câu chuyện của Đề-bà-đạt-đa đề xuất với Đức Phật về việc quy định ăn chay trong Tăng đoàn và Đức Phật đã từ chối đề xuất đó.

Người hỏi: Nhân chủ để ăn chay và ăn mặn, con cũng xin quý vị làm rõ thêm cho con một ý. Con rất hoan hỷ với câu trả lời của mọi người, nhưng đó là dưới góc độ của những người thọ nhận thức ăn, quý sư và quý sư cô. Còn đối với những người hỏi, những người làm nên món ăn để cúng dường cho qúy sư và những người khác thì nên như thế nào?

Sarah: Chắc chắn sát sinh là bất thiện bởi nó là tác ý làm hại, cướp đi mạng sống của chúng sinh khác. Đức Phật đã dạy về tam tịnh nhục:ta không nên ăn những món thịt mà ta biết rằng có chúng sinh đã bị giết cốt để cúng dường cho ta. Khi ta chuẩn bị thức ăn để cúng dường cho quý sư hay thết đãi bạn bè, ta có thể chuẩn bị thức ăn dưới dạng cá, thịt hay rau, miễn là không có việc sát sinh ở đó. Vậy điều cốt lõi vẫn là quay trở về với tác ý nào sinh khởi ở trong tâm.

Người hỏi: Con vẫn chưa được rõ về điều đó. Ví dụ như trong cuộc sống thường ngày của một gia đình, nếu họ muốn sống theo đúng thiện pháp thì họ phải ăn chay hay ăn mặn?

Jonothan: Đức Phật không nói rằng mọi người phải ăn chay hay phải ăn mặn. Ngài dạy chúng ta về các thực tại để hiểu trong khoảnh khắc hiện giờ. Và Ngài cũng đã thuyết giảng cho chúng ta về những quả khác nhau tới từ những nhân khác nhau. Ngài cũng dạy rằng sát sinh là bất thiện nghiệp, Ngài cũng dạy rằng, ngoài sát sinh là bất thiện nghiệp thì có nhiều tâm khác cũng có thể là thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp. Khi ngồi ăn, mỗi người có thể sẽ tự biết là có tâm thiện hay bất thiện. Tâm làm việc sát sinh khác với câu chuyện mà ta nghĩ về khi nhìn vào món đồ ăn và tưởng tượng về nó. Nếu như chúng ta lẫn lộn hai điều đó thì chúng ta đang lẫn lộn giữa khái niệm và thực tại. Bởi vì ý niệm rằng “làm thế nào món thịt có mặt trên bàn này” chỉ là câu chuyện chứ không phải là thực tại. Nó khác với thực tế của những gì đang được thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm ở khoảnh khắc đó. Nó cũng giống như bây giờ, cái thấy rồi suy nghĩ, cái nghe rồi lại suy nghĩ về cái được nghe, suy nghĩ đó có thể là thiện hay bất thiện. Tất cả tùy thuộc vào tích lũy của mỗi người, chứ không phụ thuộc vào câu chuyện hay bối cảnh, hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta không thể nói rằng bây giờ chúng ta đang ở pháp đàm nên tâm luôn luôn là thiện, sẽ có nhiều khoảnh khắc khác nhau, có khoảnh khắc là thiện và cũng có những khoảnh khắc lại là bất thiện. Cũng tương tự như vậy với việc ăn thức ăn và sát sinh, nó có sự khác nhau.

 

Pháp đàm tại Nha Trang, sáng ngày 06/04/2016

Người hỏi:  Ở Việt nam phổ biến có ba tín ngưỡng, Phật giáo, Khổng giáo và Thiên chúa giáo. Trong ba tín ngưỡng này có Phật giáo và Khổng giáo gần tương đồng, có khác là đạo Phật khuyên không sát sinh, Khổng giáo được dùng rượu và các loại thịt động vật. Xin các quý vị giải thích sự khác nhau đó như thế nào?

Sarah:  Mấy ngày trước ở đây chúng ta cũng đã đề cập tới chủ đề ăn chay và ăn mặn theo câu hỏi của một nhân viên của khách sạn có thắc mắc là tại sao chúng ta theo đạo Phật mà lại ăn thịt cá. Chúng ta biết rằng Đức Phật đã dạy rằng, quan trọng là ở tác ý. Câu hỏi đặt ra là khi chúng ta ăn món ăn là thịt hay cá thì có tác ý nào làm hại hay sát sinh hay không? Ta không có tác ý như vậy, thay vào đó chúng ta suy xét rằng nên ăn thứ gì đó cho thuận tiện và dễ dàng. Tuy nhiên, khi chúng ta đi câu cá để lấy cá về ăn, hoặc ra chợ yêu cầu người bán hàng giết mổ con gà hay con cá sống để ăn, thì khi đó có tác ý cướp đi mạng sống của một sinh vật. Chúng ta đọc trong bài Kinh Hôi Thối(Amagandha Sutta) nằm trong bộ Kinh Tập (Sutta Nipata), có nói về thời Đức Phật quá khứ Kassapa có vị bà la môn tên là Amagandha ăn chay, đến gặp Đức Phật và nói rằng việc Ngài ăn thịt sẽ tạo ra nghiệp xấu, tạo ra mùi hôi thối. Đức Phật đã nói rằng không phải việc ăn thịt tạo ra mùi hôi thối, mà là những nghiệp xấu sau: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối. Bài kinh như sau:

“Sát sanh và hành hình

Đả thương và bắt trói

Trộm cắp và nói láo

Man trá và lừa đảo

Giả bộ kẻ học thức

Đi lại với vợ người

Đây là đồ ăn thối

Ăn thịt không phải thối”

(Kinh Hôi Thối-Tiểu phẩm II, Kinh Tập, khổ 242)

Tóm tắt đoạn tiếp như sau: Có tà kiến, tàn ác, thô bạo, ích kỷ, hẹp hòi với người khác tạo ra sự hôi thối. Kiêu ngạo, hay ghen tỵ tạo ra mùi hôi thối. Sống vô đạo đức, không chịu trả nợ tạo ra mùi hôi thối. Trộm cắp của người khác tạo ra mùi hôi thối. Đức Phật Kassapa cũng dạy rằng ta không thể vượt qua vô minh nếu ta chạy theo tà kiến và những thực hành sai trái. Một trong những ví dụ về tà kiến khiến ta không thể vượt qua vô minh và hoài nghi là: cho rằng cần phải tránh ăn thịt, ở trần, bện tóc hay cạo tóc, hay phủ khắp người bằng tro, hay cúng tế lửa, v.v…Không có gì trong những thứ trên khiến ta có thể vượt qua mùi hôi thối.

Do sống hộ trì căn,
Với các căn nhiếp phục,
Vững trú trên Chánh pháp,
Thích chân trực, hiền hòa,
Vượt khỏi các tham ái,
Ðoạn tận mọi khổ đau,
Bậc trí không nhiễm dính,
Ðiều được thấy, được nghe.”

(Kinh Hôi Thối-Tiểu phẩm II, Kinh Tập, khổ 250)

Cách duy nhất để vượt qua được hoài nghi, vô minh và mùi hôi thối của các việc xấu là hiểu về các pháp. Khi nghe Đức Phật nhắc đi nhắc lại về những điều này, vị Bà la môn đó đã nhận ra được rằng mình đã theo những sự thực hành sai lầm. Vị ấy đã xuất gia theo Giáo Pháp của Đức Thế Tôn. Điều khác biệt rất lớn giữa đạo Phật và các tôn giáo khác là việc nhấn mạnh đến yếu tố tâm và tác ý đằng sau đó. Chỉ trí tuệ mới có thể biết được ở một khoảnh khắc cụ thể có tác ý làm hại hay không. Nói một cách khác, không phải vẻ bên ngoài của hiện tượng là quan trọng, mà thực chất chính tâm sinh khởi ở mỗi khoảnh khắc mới là điều cốt yếu. Chính vì lẽ đó mà chúng ta tìm hiểu về các pháp sinh khởi trong khoảnh khắc hiện tại để có thể hiểu hơn về cuộc sống trong chính giây phút này. Cũng giống như vị bà la môn, bằng việc nghiên cứu các pháp hiện tại, chúng ta hiểu thêm rằng, phát triển trí tuệ không là việc thực hành theo thế này hay thế kia, làm điều này hay điều kia theo lời một vị thầy, mà là hiểu đúng các pháp hiện khởi, rằng đó chỉ là pháp mà thôi, không phải là ta, không phải là tự ngã, hay bất cứ con người nào cả.

 

Pháp đàm tại Nha Trang, sáng ngày 06/04/2016

Người hỏi: Xin Bà giải thích rõ hơn về Giới Luật Đức Phật dạy cho các vị tu sỹ.

Achaan Sujin: Chúng ta biết rằng bất kỳ từ nào được nghe thì đều chỉ tới thực tại. Như vậy, khi chúng ta nghe nói về Giới Luật, tiếng Pali là Vinaya, thì cần phải biết nó chỉ tới thực tại là thiện hay bất thiện. Vậy, ý nghĩa của từ “Vinaya”- Giới Luật có nghĩa là gì? Là tận diệt phiền não – cho dù người đó là tu sỹ, tăng, ni, hay cư sỹ. Khi chưa từng được nghe về những gì Đức Phật dạy, chúng ta cho rằng mình đã biết rất nhiều, và không thể tưởng tượng được những lời dạy của Đức Phật thâm sâu đến thế nào. Mỗi lời dạy của Ngài đều là về sự thật ở khoảnh khắc này. Nhưng chúng ta cần phải tìm hiểu một cách cẩn trọng. Hiểu về thực tại (pháp chân đế) có phải là Vinaya hay không? Bởi vì, hiểu về thực tại có thể tận diệt được phiền não, với hiểu biết đúng, với trí tuệ. Vậy, nếu chúng ta không biết “Giới Luật”, hay “Vinaya” có nghĩa là gì, chúng ta có thể cho rằng mình đang nghiêm trì Giới Luật trong khi không phải như vậy. Vào thời của Đức Phật, khi mọi người nghe Đức Phật thuyết pháp, có người muốn gia nhập Tăng đoàn, và sống cuộc sống khác với cuộc sống của người cư sỹ. Cuộc sống của các vị Tỳ kheo khác với đời sống của người cư sỹ, từ sáng tới tối. Họ nghiêm trì Giới Luật để tiêu trừ phiền não mà họ đã có khi là người cư sỹ.

Vào thời Đức Phật còn tại thế, những người nghe Pháp bao gồm các vị xuất gia và cư sỹ tại gia, bởi vì mỗi người có những tích lũy khác nhau. Một số người đã giác ngộ khi nghe Pháp, mặc dù họ không xuất gia trở thành tỳ kheo. Rất nhiều người trong số họ đã giác ngộ và hiểu tích lũy của mình. Nếu chúng ta không hiểu Giáo lý mà chỉ muốn là người xuất gia thôi thì điều đó có đúng hay không? Bởi vì ý nghĩa của việc xuất gia không phải là chỉ muốn là người xuất gia. Cần phải hiểu rõ ràng những gì Đức Phật dạy. Những người ở thời Đức Phật biết rằng Giáo lý của Ngài là vô cùng khó để hiểu và tiếp nhận. Khi nghe lời dạy của Đức Phật, ta nhận ra rằng tích lũy vô minh nơi mình rất dày đặc.

Trước khi đạt giác ngộ thành Đức Phật, Ngài đã là vị Đại Bồ Tát. Tất cả những ai quan tâm đến việc tìm hiểu sự thật đều là Bồ Tát. Như vậy, có ba mức độ của Bồ Tát tương ứng với những mức độ tích lũy khác nhau (1.Bồ tát phát nguyện trong tâm; 2.Bồ tát phát nguyện thành lời; 3.Bồ tát đã được thọ ký bởi một Đức Phật tại thế – VDH). Đức Bồ tát cần phải có quãng thời gian vô cùng dài để tích lũy các Ba la mật để đạt được giác ngộ thành Phật. Nhiều người ở thời Đức Phật, khi nghe Ngài giảng Pháp, đã hiểu rằng không thể đạt được giác ngộ ngay trong kiếp sống ấy. Một số người nghe Đức Phật và chưa thể giác ngộ vào thời điểm ấy. Về sau, một số trong họ trở thành Đức Phật độc giác. Để trở thành Đức Phật Độc Giác, cần phải có một thời gian rất dài, nhưng không dài bằng thời gian cần thiết để trở thành một vị Phật Chánh Giác. Khi nghe Đức Phật giảng Pháp, bằng sự trung thực, một số người hiểu rằng rất khó để phát triển hiểu biết về những thực tại hiện giờ, và cần quãng thời gian rất dài lâu để dần dần phát triển hiểu biết này, và họ được gọi là bậc Bồ tát Thanh văn. Đức Phật đã dạy về những gì mà Ngài đã giác ngộ. Đó chính xác là những gì xảy ra hôm nay và tại khoảnh khắc này.

Vậy cần khoảng thời gian bao lâu để liễu ngộ cái thấy như nó là, cái nghe như nó là? Hiện giờ đang có cái thấy, ai biết được bản chất của cái thấy? Có dễ để liễu ngộ chân lý một cách nhanh chóng hay không? Rằng cái thấy không phải là tự ngã, không phải là ai cả vì nó sinh khởi do duyên của nó, chỉ để thấy mà thôi. Chúng ta có thể nói rằng, chúng vừa mới sinh khởi đã diệt đi ngay lập tức. Đó chính là ý nghĩa của Thánh Đế thứ nhất- Khổ Đế mà Đức Phật đã thuyết giảng. Đó là sự thật về tất cả các thực tại là vô thường, nó luôn sinh và diệt suốt cả ngày, không ngừng nghỉ. Cái thấy của ngày hôm qua, hôm nay và của ngày mai đều sinh khởi do duyên của chúng. Hôm nay còn có cái thấy chừng nào còn có mắt, chưa bị mù. Không ai biết được vào lúc nào đó sẽ không còn có cái thấy nữa. Sự thật về khổ không phải chỉ là nghĩ về sự vô thường của thực tại mà thôi, mà là khoảnh khắc xuyên thấu bản chất của cái thấy ở ngay lúc này. Trước khi có cái thấy thì không có cái thấy, rồi có cái thấy và lại không có cái thấy nào cả. Điều này có nghĩa rằng cái thấy không thường hằng, nó là vô thường. Cái là vô thường, ngắn ngủi như vậy, liệu có đáng cho chúng ta muốn có hay không? Hay có đáng để ta dính mắc vào hay không? Hay để ta cho đó là “mình”, hay một “ai đó” hay không?

Không dễ dàng để rũ bỏ ý niệm về ngã, về một thực thể nào đó từ những gì đang xuất hiện. Chúng ta cần phải chân thật với thực tại hiện khởi trong khoảnh khắc này để bắt đầu hiểu rằng chính cái thấy thấy chứ không phải con người nào đó thấy. Cái thấy là vô thường và không thể được kiểm soát. Không phải chỉ cái thấy, mà tất cả các thực tại hiện giờ đều sinh khởi và diệt đi một cách hoàn toàn. Chúng sinh khởi do duyên và diệt đi mãi mãi. Cuộc sống phải là như vậy, bất kể với chúng sinh ở cõi nào, kiếp nào đi nữa. Dù là ở cõi thiên, cõi người, ngã quỷ hay địa ngục cũng là như vậy. Nếu không trực tiếp liễu ngộ bản chất của các thực tại hiện giờ như cái thấy, rằng đó không phải là ta, là tự ngã, thì không thể rũ bỏ được ý niệm về ngã cho rằng con người và vạn vật thực sự tồn tại. Kể cả trí tuệ hiểu được sự thật về vô ngã này cũng là do duyên sinh, nhờ được nghe và suy xét kỹ lưỡng về những gì được nghe, và rồi nó cũng diệt đi ngay tại khoảnh khắc này. Có một vài khoảnh khắc của hiểu biết, và rồi có một vài khoảnh khắc khác của vô minh cho sự nhận biết là ai đó, hay một cái gì đó như thông thường. Cần trung thực với khoảnh khắc của cái thấy để thấy rằng, cái được thấy không phải là con người, hay một thứ gì cả, mà nó chỉ được thấy mà thôi. Sau khi cái thấy sinh và diệt thì cái gì tiếp nối? Có những khoảnh khắc khác nhau không được nhận biết, trước khi có thích hay không thích sinh khởi.

Khi nói về nhân, ta không nhận ra rằng ngay hiện giờ đang có nhân, nhân không được nhận biết. Khi nói đến nhân, ta nghĩ đến rễ cây. Thông thường, không thể có cây nếu không có rễ. Như vậy, bất kỳ cái gì sinh và diệt đều có nhân (rễ) của nó. Và nhân thông thường nhất, làm duyên cho các pháp sinh khởi là vô minh. Sau khi cái thấy đã diệt đi rồi, có thể có cái hiểu rằng cái thấy không phải là ta, mà chỉ là thực tại sinh lên và diệt đi. Khi không có hiểu biết về bản chất của cái thấy, thì có thực tại là vô minh không hiểu cái đang xuất hiện. Thực tại không hiểu về bản chất những gì đang xuất hiện có phải là thiện hay không? Nó đối lập với tính chất của thực tại hiểu rõ bản chất những gì đang xuất hiện. Vô minh hay si là nhân căn bản cho mọi bất thiện. Và chừng nào nhân đó chưa được tận diệt, cái rễ đó chưa được búng đi thì vẫn còn duyên để tái sinh từ kiếp này sang kiếp khác. Có ai biết rằng, tại chính khoảnh khắc này, sau cái thấy đã có vô minh và dính mắc rồi hay không? Nếu không có cái thấy, làm sao có sự dính mắc với cái thấy suốt cả ngày? Chúng luôn không được nhận biết vì có sự chấp tưởng đó là một con người, một bông hoa, là những thứ khác nhau.

 Làm sao có thể ngăn chặn được tham? Nhiều người cố gắng ngăn chặn tham, nhưng nó đã sinh và diệt đi rồi. Không ai ngăn chặn được sân vì nó đã sinh và diệt đi rồi. Có ai có thể ngăn suy nghĩ của mình trong lúc này được hay không? Suy nghĩ do duyên sinh. Liệu chúng ta có thể lên kế hoạch cho suy nghĩ nghĩ theo cách này hay cách kia được hay không? Liệu bạn có thể hoán đổi suy nghĩ của mình cho người khác hay không? Không, bởi vì nó đã do duyên mà sinh ra và đã diệt đi rồi.

Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ Giáo lý của Đức Phật, bởi vì có rất nhiều thứ mà chúng ta không thể biết nếu không được học từ trong Giáo lý của Ngài. Trí tuệ hiểu rõ lời dạy của Đức Phật cũng là Giới Luật, là Vinaya. Chúng ta không nên chỉ tuân theo Giới Luật mà không hiểu rõ đời sống của người xuất gia. Cư sỹ cũng nên đọc và tìm hiểu Giới Luật của vị tỳ kheo. Cư sỹ có thể thấy được những hành xử cao đẹp, phạm hạnh của vị xuất gia và học theo. Hành xử đúng Giới Luật qua thân và khẩu là rất thanh cao và đáng được tán thán. Khi thấy được sự cao đẹp của Giới Luật thì không cần phải ngồi đếm xem ta đã giữ được bao nhiêu giới. Vì sao một người phải tính xem mình giữ được bao nhiêu giới, có phải là từ sự dính mắc vào bản thân mình hay không? Toàn bộ Giáo lý của Đức Phật là để xả ly. Ngoài lời dạy của Đức Phật đều đem đến sự dính mắc. Và đó là sự khác biệt giữa Giáo lý mà bậc Giác ngộ thuyết giảng và những gì được thuyết giảng bởi những người không phải là Bậc giác ngộ.

Sarah:Trong bài Kinh Hôi Thối mà chúng ta đã đề cập đến trong phần đầu buổi Pháp đàm, ta có đọc rằng tà kiến làm duyên cho các loại pháp bất thiện. Ví dụ như khi ta khóc thương cho ai đó vì cho rằng đó là điều tốt đẹp, đáng quý. Nếu có hiểu biết sai lầm thì dễ dẫn đến những việc làm sai trái.

Khi Đức Phật mới giác ngộ và bắt đầu hoằng pháp, có nhiều đệ tử đi theo Ngài và chưa có Giới Luật vì các vị đó đều là các bậc đã giác ngộ. Tuy nhiên, sau đó, số lượng đệ tử ngày một tăng lên, do sự khác biệt về mức độ hiểu biết khác nhau, nên Giới Luật được đề ra. Vậy những gì chúng ta được biết trong Giới Luật thực chất là mô tả về những bất thiện pháp duyên bởi thiếu hiểu biết để có thể đưa tới giác ngộ. Chẳng hạn, khi đang ăn mà có sự suy xét cẩn trọng và có sự từ ái với người khác thì ta sẽ ăn mà không tạo ra nhiều tiếng động, hay không liên tục đòi hỏi những thứ mà mình chưa có ở trong đĩa của mình. Do bởi vô minh và sự dính mắc, chúng ta thường đòi hỏi hay tìm kiếm những thứ mà mình chưa có, và điều này có thể tạo ra sự rắc rối và khó khăn cho người khác. Khi tôi đọc về Giới Luật trong Tạng Luật, tôi thấy rằng đó là những mô tả về thiện và bất thiện trong khoảnh khắc hiện tại. Như Achaan Sujin đã nói, việc biết những gì sinh khởi trong khoảnh khắc hiện tại giúp ta biết được điều gì là phù hợp, làm thế nào để sống một cách hòa thuận trong một cộng đồng. Chính nhờ sự phát triển hiểu biết mà ta có thể đọc Giới Luật và hiểu về những lời dạy trong đó, và không còn những hành vi sai trái như trộm cắp, phạm giới. Cuộc sống của người xuất gia là cuộc sống có thể theo được Giới Luật một cách dễ dàng và tự nhiên, không khó khăn, hiểu được giá trị của hiểu biết về những gì đang sinh khởi và hành xử của thiện pháp.

Achaan Sujin: Nếu ta không có đủ tích lũy để theo và sống theo Giới Luật của người xuất gia, thì đời sống xuất gia có được dễ dàng thoải mái hay không? Chẳng hạn theo Giới Luật, vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni có được giữ tiền hay không?

 

Người hỏi: Phật tử rất tâm huyết với vấn đề hoằng Pháp, liệu Phật tử có thể tham gia vào việc hoằng Pháp hay không? Nếu được thì bằng những phương thức nào? Người xuất gia có lễ lạy khi ba mẹ đã qua đời, và có được ăn đồ cúng cho người đã quá cố không?

Sarah: Chỉ với trí tuệ, chúng ta mới có thể chia sẻ với người khác hiểu biết ít ỏi của mình. Khi càng hiểu nhiều hơn về sự thật ở khoảnh khắc này, ta càng dễ tìm được cách thức để chia sẻ với những người khác nếu họ quan tâm và trong những hoàn cảnh phù hợp.

 Jonothan: Đức Phật là người đầu tiên hoằng Pháp. Do mức độ trí tuệ lớn lao của mình, Ngài biết được ai là người có đủ căn cơ để có thể lắng nghe lời thuyết giảng của Ngài. Và chắc chắn là Giáo Pháp chỉ được trân quý và tán thán bởi những người đã có mức độ hiểu biết nhất định. Đức Phật có đưa ra ví dụ về một người nông dân trước khi gieo trồng thì phải cày ruộng. Khi nào chuẩn bị cày bừa xong thửa ruộng, mới đến giai đoạn gieo hạt trên mảnh đất đó. Vì vậy, không phải là vấn đề nhiệt tình với việc chia sẻ Pháp mà phải tùy thuộc vào mức độ hiểu biết của mình.

Achaan Sujin:Liên quan đến ý thứ hai của câu hỏi, các vị xuất gia không đảnh lễ ai cả ngoài Tam bảo. Những người cư sỹ thì đảnh lễ các vị xuất gia, bởi vì những người xuất gia có mức độ tích lũy cao về giới đức và thanh tịnh, cũng như về trí tuệ để có thể tìm hiểu Giáo lý đưa đến giác ngộ. Khi đề cập tới việc đảnh lễ, là đảnh lễ đối tượng nào? Chính là những phẩm chất thiện và cao thượng. Mỗi khi chúng ta tỏ lòng tôn kính hay đảnh lễ ai đó là bày tỏ lòng tôn kính những phẩm chất tốt đẹp nơi người đó. Các vị xuất gia có thể đảnh lễ các vị cao niên, cao hạ hơn mình vì đó là người đó có giới đức cao thượng. Những vị đã xuất gia trước cao hạ hơn, sống trong thời gian giữ Giới Luật được nhiều hơn thì được coi là có phẩm hạnh cao thượng hơn.

Jonothan: Khi một vị xuất gia rời bỏ đời sống gia đình, vị ấy cũng dứt bỏ những thói quen và cách cư xử của đời sống gia đình, bao gồm cả cách chào hỏi thông thường hay cách hành xử thông thường khác, thay đổi những nội dung câu chuyện mà họ bàn về, thay đổi cách hành xử trong cuộc sống, và thay đổi cộng đồng mà họ sẽ sống cùng. Người xuất gia là những người theo những điều học để đưa tới giác ngộ. Vì vậy, họ chỉ tỏ lòng tôn kính tới những gì đáng được đảnh lễ nhất. Vị ấy có thể tôn trọng tất cả mọi người. Nhưng các vị ấy chỉ đảnh lễ hay tỏ lòng tôn kính tới Tam bảo và những vị cao niên, trưởng lão.

 Về ý thứ ba của câu hỏi, ta nên biết rằng theo truyền thống, các vị xuất gia sẽ đi khất thực để nhận được thức ăn cho mình. Vị ấy sẽ chỉ thọ thực những gì được dâng cúng trong bình bát của mình, trừ khi vị ấy nhận được lời mời của thí chủ tới thọ thực tại gia. Khi vị ấy được mời tới tư gia của một thí chủ, vị ấy cũng chỉ ăn những gì được cúng dường cho vị ấy, và sẽ không ăn ngoài bữa ăn chính đó.

Sarah: Với những người là phụ nữ thì tình thế có khác. Chúng ta không phải là tỳ kheo ni, cũng sẽ không trở thành tỳ kheo ni. Bởi vì ngày nay, theo Giáo lý của Đức Phật và Giới Luật thì không còn Ni đoàn nữa. Chúng ta có thể mặc bất kỳ y phục nào mà mình muốn, bất kỳ mầu sắc nào mình muốn, là trang phục thông thường của người xuất gia hay cư sỹ. Chúng ta có thể sống ở trong chùa như nhiều người ở đây đang sống, hay chúng ta có thể sống tại nhà của mình. Chúng ta có thể giữ ngũ giới, tám giới hay nhiều giới hơn nữa, tùy mong muốn. Chúng ta có thể đảnh lễ cha mẹ của mình, người cao niên cũng như tất cả mọi người.

Ngày nay, những điều chúng ta vừa kể đến: Giới Luật tỳ kheo, đảnh lễ, thọ thực, v.v… chỉ còn áp dụng cho các vị tỳ kheo mà thôi. Đối với những người còn lại như chúng ta, chúng ta có thể sống cuộc sống bình thường theo tích lũy riêng của mình, phát triển hiểu biết và giữ được Giới Luật càng nhiều càng tốt trong khả năng của mình. Đối với những người đã thọ giới tỳ kheo, họ cần phải nghiêm trì tuân thủ Giới Luật ấy, như Achaan Sujin vừa đưa ra ví dụ. Chẳng hạn, nếu ai đó không thể không giữ tiền thì người ấy không dễ dàng sống cuộc đời của vị tỳ kheo thực sự. Bởi vì nghiệp tạo ra nếu ta không sống và tuân thủ Giới Luật một cách nghiêm trì sẽ đưa tới hậu quả rất lớn. Nhưng với những người như chúng ta thì khác, chúng ta không phải là các tỳ kheo.

Ở đây có ông Jonothan và ông Sundara là hai người trước đây đã từng xuất gia. Khi họ nhận ra rằng thời nay rất khó để có thể giữ được Giới Luật một cách hoàn toàn, họ đã quyết định hoàn tục. Tương tự như vậy với ông Sa-ngộp đây, ông đã từng là tỳ kheo trong 20 năm, nhưng cuối cùng đã quyết định hoàn tục và sống cuộc sống cư sĩ tại gia để có thể tôn trọng được Giới Luật. Chính vì vậy, ta cần phải rất trung thực với bản thân để biết được tích lũy của mình như thế nào, và cuộc sống nào là phù hợp nhất đối với bản thân để phát triển hiểu biết. Và như Achaan Sujin đã nói, ở thời Đức Phật có những người xuất gia làm tỳ kheo, tỳ kheo ni, và có những người vẫn sống cuộc đời của người cư sỹ nam, cư sỹ nữ, nhưng tất cả đều có thể giác ngộ. Vậy thì quan trọng là sống một cuộc sống phù hợp với tích lũy của bản thân mỗi người.

 

Pháp đàm tại Sài gòn, sáng ngày 03/02/2016

           Người hỏi: Mỗi ngày vào cuối pháp đàm, chúng ta đều hồi hướng công đức. Con có hai băn khoăn: Thứ nhất, khi nghe Pháp và phát triển hiểu biết đúng, chúng ta sẽ có những phước thiện để hồi hướng cho người khác. Nhưng sau đó con lại băn khoăn về một điều đã được học là: quả của nghiệp của mỗi người thì chỉ người đó nhận mà thôi. Vậy làm thế nào mà có thể chia phước hồi hướng cho người khác khi mỗi người theo nghiệp riêng của họ?

            Jonothan: Việc chúng ta hồi hướng mỗi ngày, đôi khi người ta gọi là chia phước. Khi có một thiện pháp được tạo, những người có mặt chứng kiến việc thiện pháp đó có thể hoan hỉ với thiện pháp đó. Sự tùy hỉ với thiện pháp của người khác cũng là một loại thiện pháp. Đó là nói đến những người có mặt tại chỗ, nhưng có những chúng sinh ở cõi khác, nếu biết được thiện pháp được tạo, họ có thể tùy hỉ với thiện pháp đó như các chúng sinh tại nơi thiện pháp được tạo. Để có được sự lợi lạc cho những chúng sinh như vậy, chúng ta có sự hồi hướng đến họ, tức là cho họ biết về thiện pháp mình làm, để tạo cơ hội cho họ có cơ hội tùy hỉ, đó là một loại thiện pháp khác. Nếu chúng sinh đó có thể tùy hỉ được với thiện pháp thì sự tùy hỉ đó sẽ sinh khởi. Việc họ có hiện diện ở đó hay chứng kiến được thiện pháp hay không thì là quả của riêng mỗi người. Ví dụ có những người rất quan tâm đến Giáo Pháp, nhưng lại không có cơ hội có thể gặp được người chia sẻ chánh Pháp với họ. Việc gặp được người có thể chia sẻ Chánh Pháp với mình một cách phù hợp hay không phụ thuộc vào nghiệp đã tạo của mỗi người trong quá khứ. Đó là chỗ mà nghiệp quá khứ của mỗi người sẽ tác động vào sự việc đó.

            Sarah: Một điểm quan trọng nữa là, đúng là ta không thể chia phước của mình cho người khác, tức là đem phước của mình chongười khác hay tạo nên quả của người khác. Thiện pháp của bản thân chúng ta sẽ trổ quả trong tương lai, còn với người có sự tùy hỉ với thiện pháp của ta, khoảnh khắc đó cũng là thiện pháp và nó cũng sẽ trổ quả tốt đẹp trong tương lai. Giống như khi chúng ta cúng dường các chư tăng rồi nói với bạn bè rằng mình đã làm phước thiện đó, người bạn của chúng ta có thể sẽ tùy hỉ với thiện pháp mà chúng ta đã tạo. Như vậy, thiện pháp mà ta tạo sẽ trổ quả riêng của nó. Với người tùy hỉ với thiện pháp của ta, thiện pháp đó cũng trổ quả riêng của nó. Khi ta nói tới hồi hướng hay chia phước với người khác, về bản chất đó chỉ là cho họ cơ hội tùy hỉ với phước thiện. Hồi hướng là một hình thức của bố thí vì khi đó có sự cho đi

 

Pháp đàm tại Nha Trang, chiều ngày 04/04/2016

Vị sư: Khi suy nghĩ bất thiện chưa phát sinh ra hành động và lời nói thì chưa có năng lực cho quả. Đối với tâm thiện hợp trí mà chưa phát ra hành động và lời nói thì có năng lực cho quả. Như vậy trong trường hợp của 10 phước thiện, có tùy hỷ phước và hồi hướng phước, trong trường hợp nào thì tùy hỷ phước và hồi hướng phước được gọi là nghiệp thiện và năng lực cho quả? Xin quý vị hãy giải thích thêm.

Sarah: Chúng ta biết rằng 10 thiện nghiệp cũng có thể được xếp làm ba nhóm. Nói về nhóm bố thí: khi ta cho đi một thứ gì đó thì được gọi là bố thí. Đôi khi ta không có cơ hội để tự mình tạo thiện nghiệp nhưng biết rằng những người bạn của ta đang tạo thiện nghiệp, ta hoan hỷ hay tùy hỷ với phước thiện mà bạn đã làm, đó là một hình thức phước thiện khác. Đó là trường hợp xảy ra khi ta nói câu “xin tùy hỷ phước thiện” hay “anumodana!” với những người khác.

Chúng ta cũng biết rằng có một hình thức bố thí khác nữa, chẳng hạn khi ta làm được một việc tốt và muốn chia sẻ phước thiện đó, ta nói cho người khác biết để mọi người có thể tùy hỷ với phước thiện của ta. Ta không biết được chính xác khi nào nó sẽ cấu thành nghiệp đạo, và sẽ cho quả. Rất khó để biết bởi có rất nhiều duyên khác nhau hiện diện trong đó, và chúng ta không có năng lực để biết hết tất cả những duyên ấy. Nhưng khi ta cố tìm những ranh giới mong manh để biết được chính xác ở khoảnh khắc nào thì có nghiệp đạo (có thể đưa đến quả), thực chất ta đang dính mắc, thay cho việc chỉ đơn thuần hoan hỉ với thiện pháp đó mà thôi. Khi ta quá bận tâm liệu một việc tốt nào đó có cho quả hay không, thì khi đó cũng là một dạng dính mắc thay cho việc đơn thuần nhận biết cái đang hiện hữu ở khoảnh khắc đó. Nhưng có điều ta có thể chắc chắn, tất cả các thiện nghiệp đều cho quả ở thời điểm phù hợp, dù sớm hay muộn. Điều quan trọng là suy xét rằng những việc thiện đã làm đó không phải là của tôi và không có gì đáng dính mắc vào.

Vị sư: Như vậy việc tùy hỷ và hồi hướng phải được thể hiện qua thân và khẩu thì mới có năng lực cho quả?

Sarah: Với những gì mà tôi được biết, trong Kinh điển có nói rằng để một việc bố thí được hoàn mãn phải có người bố thí, vật bố thí và người nhận bố thí. Như vậy trong trường hợp của hồi hướng, khi hồi hướng ta không thể biết được có những ai nhận được sự hồi hướng đó hay không, cho nên rất khó để nói một cách chính xác. Tuy nhiên trong trường hợp mà chúng ta tùy hỷ thì có thể nói rằng đó là một phước thiện.

Vị sư: Trong trường hợp của tâm hợp trí sinh khởi mà chưa phát ra hành động và lời nói thì có năng lực cho quả hay không? Nếu nói như vậy về tâm siêu thế thì Sư còn có thể hiểu đôi chút. Nhưng nói về tâm thiện hợp trí hiệp thế thì sư còn nhiều mơ hồ. Xin quý vị cho ví dụ cụ thể?

Achaan Sujin: Chúng ta biết rằng có ba loại nghiệp là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, trong ba loại đó thì tâm hợp trí thuộc về ý nghiệp, nên nó có thể cho quả. Trong ngày có rất nhiều duyên cho bất thiện pháp sinh khởi, vì thế thiện pháp không dễ sinh khởi chút nào. Ở khoảnh khắc hiểu được Giáo Pháp, hiểu thực tại thì mức độ thiện pháp này lớn mạnh hơn thông thường rất nhiều. Cần có thời gian để trí tuệ có thể được phát triển, dù chỉ để hiểu đúng một từ thôi. Vì vậy mức độ thiện pháp có được ở khoảnh khắc tâm hiểu được Giáo Pháp mạnh hơn rất nhiều so với những khoảnh khắc của bố thí hay trì giới, chính vì vậy nó có năng lực tạo quả. Một số người bố thí một cách dễ dàng nhưng lại không có đủ tín tâm và không có đủ tích lũy để hiểu. Vì vậy tín tâm cùng hiểu biết để nghe Giáo lý mạnh hơn các loại thiện pháp khác. Bản thân bố thí cũng có năng lực cho quả, vì vậy hiểu biết đúng hay trí tuệ, thứ là loại thiện pháp ở mức độ cao hơn cũng phải có năng lực cho quả.

 Chúng ta không biết được thức tái tục bắt đầu cuộc sống này của mình có đi kèm với trí hay không. Tuy nhiên nếu ta có những khoảnh khắc hiểu biết bây giờ thì chứng tỏ rằng từ quá khứ đã phải có tích lũy thói quen có sự quan tâm, nghe và hiểu Giáo Pháp. Trong tất cả các thực tại hữu vi thì trí tuệ là pháp tối thắng nhất, bởi vì trí tuệ có thể hiểu được sự thật về bất cứ cái gì xuất hiện, từng chút một, cho đến khi nó có thể hiểu được pháp hiện khởi đúng như những gì đã được tìm hiểu trong Giáo lý. Khi tâm sinh khởi và diệt đi và thức tướng này được kinh nghiệm rõ ràng, chứng tỏ trí tuệ đang có mặt. Tất cả những lời dạy của Đức Phật sẽ càng trở nên rõ hơn, rõ hơn khi trí tuệ phát triển. Chẳng hạn khi ta được hỏi cái gì được xúc chạm? Câu trả lời là gì đây? Câu trả lời là, đó là pháp, nó chỉ có tính cứng mà thôi, nó không là gì cả. Khi từng đặc tính được biết một cách rõ ràng, không là ai cả thì chứng tỏ trí tuệ đang có ở đó.

Các bạn hãy nhắm mắt lại, có thân hay không? Hay chỉ có đối tượng xuất hiện là đối tượng của trí tuệ, của hiểu biết? Nếu ta nhắm mắt lại và vẫn có ý niệm nhớ rằng đây là tay, đây là chân của tôi, khi đó ý niệm về ngã vẫn còn đó. Trí tuệ phát triển để nhớ tưởng sai lầm về ngã dần dần được tận diệt, một cách rất từ từ, từng chút một mà thôi. Trí tuệ không thể hiểu được rõ ngay lập tức nhưng bởi những điều đó là sự thật, dần dần trí tuệ sẽ lớn mạnh và có thể kinh nghiệm được trực tiếp sự thật ấy khi có đủ duyên. Những lời dạy khác của Giáo lý cũng trở nên rõ ràng hơn, từng chút một. Đó là một mức độ hiểu biết khác được làm duyên từ hiểu biết ở mức độ tư duy.

Sarah: Đức Phật có nói rằng nếu đem so tất cả sự bố thí và những thiện pháp vĩ đại mà ngài Cấp-Cô-Độc đã làm với một khoảnh khắc hiểu bản chất vô thuờng của pháp thì khoảnh khắc ấy vẫn quý báu hơn. Như vậy một khoảnh khắc của hiểu biết đúng quý giá hơn mọi khoảnh khắc của bố thí mà ta có thể tạo trong cuộc đời. Ở khoảnh khắc của hiểu biết đúng, nó không được biểu hiện ra ngoài qua thân và khẩu, và không ai có thể biết được trừ trí tuệ, nó biết và nó ở đó. Vì vậy đừng đánh giá thấp giá trị của hiểu biết về sự thật trong khoảnh khắc này. Đó là mức độ thiện pháp cao quý nhất, mặc dù đúng là chỉ có tâm đạo mới là tâm có thể cho quả ngay lập tức mà ta gọi đó là tâm quả (magga citta). Với trường hợp của những nghiệp đạo khác, ta không có cách nào biết được lúc nào nó cho quả và ở đâu. Sẽ thật vô ích khi ta cố tìm kiếm câu trả lời cho điều ấy. Nhưng bây giờ đang có cơ hội để tìm hiểu những thực tại khác nhau trong cuộc sống, và đó cũng là cơ hội để cho trí tuệ sinh khởi và phát triển.

 

Pháp đàm tại Nha Trang, sáng ngày 05/04/2016

Người hỏi: Thưa Achaan Sujin, xin bà cho biết thiền quán tâm từ là như thế nào ạ?

Achaan Sujin: Trước khi nói về quán tâm từ, hay thiền tâm từ, chúng ta cần phải hiểu rất rõ từng từ ở trong đó. Tâm từ là gì? Thiền hay quán là gì?

Chúng ta đang ở trong căn phòng này, có rất nhiều cơ hội để bày tỏ sự thân thiện, giúp đỡ lẫn với nhau, có những người bị ốm và có những người khác thì hỏi thăm, cho thuốc lẫn nhau. Thông thường trong ngày chúng ta dành rất nhiều thời gian để nghĩ đến nhu cầu của bản thân và nghĩ về bản thân mình. Khi chúng ta nghĩ về bản thân mình, về những nhu cầu của mình và tìm cách thỏa mãn những nhu cầu ấy, thường là không có tâm từ mà là sự dính mắc. Tâm từ trái ngược với sự dính mắc, nó là quan tâm thực sự đến nhu cầu của nguời khác và là sự mong muốn những gì tốt đẹp đến cho họ.  Khi ta quan tâm tới những người khác, muốn họ được thoải mái dễ chịu, muốn cho họ hiểu được Pháp, hay giúp họ qua những khó khăn thì khi đó có tâm từ sinh khởi. Tuy nhiên cũng phải rất cẩn thận, vì khi chúng ta chăm sóc những người thân, con cái, cha mẹ, hay những nguời bạn cụ thể nào đó thì sự quan tâm đó có thể rất dễ lẫn với sự dính mắc. Như vậy tâm từ có đặc tính là từ ái, tử tế và nó hướng tới tất cả mọi người chứ không phải chỉ hướng tới một số người cụ thể.

Có khi ta nghĩ đến tâm từ và muốn trở thành một người có nhiều tâm từ. Nhưng khi ta nghĩ và muốn mình là một người từ ái thì ở khoảnh khắc đó không có tâm từ thực sự, mà thay vào đó lại là sự dính mắc vào bản thân mình. Như vậy phát triển tâm từ không có nghĩa là đi đến một nơi riêng biệt nào đó, nhắm mắt lại và cố gắng đạt đến một trạng thái cụ thể.Sự phát triển tâm từ thực sự, đó chính là việc từ ái, thân thiện giúp đỡ mọi người khi có cơ hội và hiểu biết dần hơn về đặc tính của tâm khi nó sinh khởi, để hiểu hơn tính chất của từ (metta hay adosa). Khi hiểu rõ hơn rằng đặc tính của tâm từ hoàn toàn khác biệt với tâm ái, dần dần từ tâm sẽ được phát triển. Đó mới chính là sự phát triển tâm từ thực sự, mà ta gọi là metta bhāvanā. Như vậy, metta bhāvanā là việc phát triển hiểu biết về bản chất của tâm từ ở những khoảnh khắc thông thường của cuộc sống. Tâm từ cũng là một pháp, nó sinh khởi và diệt đi ngay lập tức, chứ không tồn tại kéo dài. Chính vì vậy không nên dính mắc vào tâm từ. Bởi nếu chúng ta không hiểu tính chất phù du của nó thì sẽ có dính mắc vào nó, và như vậy sẽ không thể có nhiều từ tâm hơn.

 

Pháp đàm tại Nha Trang, chiều ngày 02/04/2016

Người hỏi:  Khi có thêm tích lũy hiểu biết thì sẽ bớt cơ hội cho vô minh. Vậy nó có tương tự với nghiệp thiện và nghiệp bất thiện chưa sinh khởi, rằng khi có thêm tích lũy cho nghiệp thiện thì sẽ bớt cơ hội cho quả bất thiện sinh khởi?

Sarah:  Chúng ta có thể nói một cách đơn giản là ở khoảnh khắc có thiện pháp thì sẽ không có bất thiện pháp.  Ở khoảnh khắc có sự từ ái thì sẽ không có sự dính mắc. Ở khoảnh khắc có sự quảng đại nghĩ đến sự an vui của người khác, khi đó không nghĩ đến bản thân. Và ở khoảnh khắc của hiểu biết thì không có vô minh.

Jonothan:  Có nhiều duyên cho thiện pháp hay bất thiện pháp sinh khởi trong khoảnh khắc hiện giờ, và không có cách nào dự đoán khoảnh khắc tiếp theo cái gì sẽ sinh khởi. Nhưng nếu hiện giờ có nhiều thiện pháp sinh khởi thì sẽ có cơ hội cho nhiều thiện pháp sinh khởi hơn trong tương lai, nhưng đó là ta nói một cách rất chung chung mà thôi.  Hoàn cảnh có thể thay đổi, và có thể ta sẽ rơi vào bối cảnh có duyên cho bất thiện pháp sinh khởi.  Bởi vậy điều tốt nhất là hiểu đúng về bản chất của khoảnh khắc hiện giờ và hiểu được cái đang xuất hiện là thiện hay bất thiện. Ở khoảnh khắc này, nếu có thiện pháp sinh khởi thì tính chất của thiện pháp đó có thể là đối tượng của trí tuệ. Và cũng như vậy, khi tâm là bất thiện thì tính chất của tâm khi ấy cũng có thể được hiểu. Điều quan trọng là hiểu được bản chất của khoảnh khắc hiện tại.

Sarah:  Chúng ta cần sự chân thật để biết được cái sinh khởi hiện giờ là thiện hay bất thiện. Ví dụ như tôi gọi điện cho mẹ tôi mỗi ngày vì bà đang sống ở Anh, và dường như đó là một thiện pháp vì có khoảnh khắc của việc quan tâm thật sự đến sự an vui & sức khỏe của bà.  Tuy nhiên cũng có nhiều khoảnh khắc của dính mắc nghĩ rằng “đây là mẹ của tôi”, dính mắc mong cho mẹ mình được vui vẻ, dễ chịu, thoải mái. Nhưng, như chúng ta đã nói, cảm giác dễ chịu cũng như khó chịu thì đều vô thường, luôn thay đổi và không tồn tại lâu, nó sinh khởi và diệt đi. Và mong muốn người kia mãi vui vẻ là sự dính mắc, nó khác với sự từ ái thật sự, quan tâm mong muốn điều tốt đẹp cho người ấy.  Khi mẹ của tôi nói là tay của bà ấy đau thì tôi cảm thấy buồn ngay lập tức, nhưng sự cảm thấy thương xót đó khác với tâm bi.  Khi có lòng bi mẫn thì sẽ có mối thương cảm thật sự với người đó nhưng không có trạng thái buồn khổ. Tất cả những khoảnh khắc khác nhau đó cũng giống như bây giờ, có những khoảnh khắc của cái thấy, cái nghe, có suy nghĩ về mẹ của mình đang ở trong nhà dưỡng lão ở Anh…Tất cả đều là những suy nghĩ khác nhau. Suy nghĩ có thể tưởng tượng rằng ở nơi đó giờ này không biết mẹ mình đang như thế nào, giống như bây giờ chúng ta đang vẽ một bức tranh trong tâm vậy. Sự thật là, cho dù chúng ta ở trong bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa thì những gì thật sự diễn ra chỉ là những khoảnh khắc của thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ, suy nghĩ về những ảo mộng khác nhau. Khi có thêm hiểu biết về các thực tại chân đế trong cuộc sống, không phải chúng ta không còn muốn quan tâm giúp đỡ những người bà con thân thuộc của mình.  Nhưng khi có thêm hiểu biết thì sẽ có thêm sự chân thật ở khoảnh khắc này, chúng ta sẽ bớt lầm tưởng cái vốn bất thiện là thiện pháp, và sẽ càng ngày càng hiểu thêm rằng tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống chỉ là các pháp mà thôi, không phải là tự ngã, linh hồn nào cả.  Chính vì vậy Giáo lý của Đức Phật là liều thuốc hữu hiệu nhất cho mọi vấn đề của cuộc sống.

 

Pháp đàm tại Nha Trang, sáng ngày 03/04/2016

Sarah: Có nhiều người cho rằng trước hết mình phải học làm những điều tốt bằng cách giữ giới, sau khi đã làm tốt những việc đó thì sẽ phát triển được định tâm và có trí tuệ để hiểu được bản chất của các pháp. Vấn đề nằm ở chỗ họ cho rằng họ có thể kiểm soát được hành vi của mình, nhưng thực tế những khoảnh khắc của thiện pháp hay bất thiện pháp sinh khởi do duyên tương ứng của chúng, và không có một tự ngã nào có thể kiếm soát được những thứ đó.  Hơn nữa, cách hình dung như vậy đi ngược với lộ trình thực tế, bởi vì trước hết cần có cái hiểu cuộc sống là gì ở mỗi khoảnh khắc thì mới thấy được khoảnh khắc nào là thiện, khoảnh khắc nào là bất thiện trong cuộc sống hằng ngày. Chính điều đó mới làm tăng thêm thiện pháp và suy giảm bất thiện pháp, bởi lẽ hành động của ta tùy thuộc vào tâm và phẩm chất của tâm ở mỗi khoảnh khắc. Chẳng hạn như, nếu ta không biết được sự khác biệt giữa từ và ái (từ là thiện pháp và ái là sự dính mắc), ta không biết được khi giúp đỡ cha mẹ mình thì loại tâm nào xuất hiện, cái nào là từ, cái nào là ái?  Nếu không có hiểu biết rõ ràng thì luôn có sự lẫn lộn giữa thiện và bất thiện. Chỉ có vị Thánh Dự Lưu đã tận diệt được tà kiến về ngã, hoàn toàn tận diệt xu hướng phạm vào ngũ giới và không còn phạm vào ngũ giới (sát sinh, trộm cướp, tà dâm…) nữa.

Dù chúng ta nói về đề tài nào đi nữa thì phải luôn luôn quay về với khoảnh khắc hiện tại, bởi vì khoảnh khắc hiện tại là cái duy nhất hiện diện và có thể được hiểu. Vì lẽ đó chúng ta dành nhiều thời gian để nói về cái thấy, cái nghe, và suy nghĩ ở khoảnh khắc này, bởi đó là những thực tại trong cuộc sống.  Hiểu biết nhiều hơn về khoảnh khắc hiện tại giúp ta có hiểu biết sâu sắc hơn rằng bất cứ cái gì diễn ra trong cuộc sống này đều diễn ra bởi những duyên tương ứng của nó, đó là một tiến trình rỗng không, không có một tự ngã nào, một con người nào kiểm soát. 

Có người nói rằng hãy để mọi thứ tự nhiên hay để mọi thực tại tự diễn ra, tuy nhiên ý niệm về ngã dính mắc rất sâu dày khiến họ có suy nghĩ rằng “mình” sẽ phải áp dụng hay “mình” phải để các pháp diễn ra một cách tự nhiên…Rút cục thì ý niệm về mình vẫn nằm ở phía sau và thúc đẩy suy nghĩ theo hướng như vậy.  Khi chúng ta được nghe Pháp nhiều hơn về những gì là thực ở khoảnh khắc này – như cái thấy và đối tượng thị giác – là những pháp sinh khởi một cách hoàn toàn tự nhiên, không có ai ở đó, không có ai để can thiệp vào, thì hiểu biết sẽ dần được phát triển và bớt đi dần ý niệm về một “con người” áp dụng, cố làm điều này hay cố làm điều kia để khiến các pháp đi theo một hướng nào đó. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Translate »