PHÁP ĐÀM NHÂN CHUYẾN THĂM ACHAAN NGÀY 17/09/2019 – Phần II

Thanh Tâm: Con nhớ trong lần pháp đàm gần đây nhất ở Nha Trang, ngay khi bắt đầu buổi Pháp đàm, Sarah nói với Hội chúng rằng, khi được gặp Achaan ở Băng Cốc, Achaan đã nhắn đúng một từ tới mọi người: Dhamma (Pháp)!

Achaan: Bởi vì mọi thứ là thực. Cái gì thực đều là pháp. Cái thấy là thực, nghe, nếm, ngửi, xúc chạm… Cái gì sinh khởi đều là thực.

………………..

Achaan:  Đừng quên rằng, có thể có khoảnh khắc bắt đầu của hiểu biết chỉ một đặc tính tại một thời điểm, vì chúng đều khác nhau. Chỉ một từ, một thực tại thôi. Bởi vì có một, một, một, … rất nhiều thực tại.

Thái: Bản chất của thực tại sẽ vận hành theo cách của nó, không thể thay đổi?

Achaan: Không bao giờ. Nó đã diệt đi rồi, không còn gì nữa, chỉ một khoảnh khắc rồi diệt đi ngay, không có gì có thể ở lại. Sự thật là chẳng có gì, rồi có gì, rồi lại chẳng có gì cả. Vậy lợi ích gì khi sinh ra chỉ để kinh nghiệm rất nhiều thứ khác nhau, rồi tất cả đều diệt đi, không bao giờ trở lại. Suy nghĩ không phải là ta, cái thấy không phải là ta, tất cả đều diệt đi…

Mai: Một số người gợi ý nên học tiếng Pali để có thể đọc trực tiếp nguyên bản Tam tạng.

Achaan: Bạn học tiếng Anh và bạn có thể đọc hiểu tiếng Anh nhưng đó không phải là hiểu Pháp. Cũng như người Thái, họ nói tiếng Thái và có bản dịch kinh điển bằng tiếng Thái nhưng điều đó không có nghĩa bất kỳ ai nói tiếng Thái đều có thể hiểu được Giáo lý. Cần phải học hiểu và suy xét. Chẳng hạn, ở Thái Lan mọi người dùng từ “Dhamma” nhưng họ không hiểu nghĩa của nó là gì. Dhamma là gì? Họ không biết. Họ cần được nghe giải thích. Giống như những người ở thời đức Phật, họ ở đó, họ được thấy, được nghe từ Ngài hàng ngày nhưng họ không có ý niệm gì về vô ngã, dù bất kỳ ở đâu hay khi nào. Chỉ là các pháp sinh khởi do duyên rồi diệt đi ngay lập tức, không bao giờ trở lại. Mọi thứ đều diệt đi, mỗi ngày, đều diệt đi, diệt đi, không có gì còn lại. Nếu bạn hiểu rõ, bạn sẽ tích lũy từng chút một, từng chút một, để thấy mọi thứ đều diệt đi, nó ở đấy rồi diệt đi, mọi thứ, phải rất chi tiết…

Mai: Chúng con suy xét được một chút rồi lập tức quên ngay, rồi nghĩ về đủ mọi thứ, mọi câu chuyện khác nhau,…

Achaan: Bạn sẽ không quên nếu bạn được nghe, được thấy thường xuyên. Nếu chỉ một lần, chắc chắn bạn sẽ quên. Bạn có quên tôi không? [Mai: không ạ] Vì bạn thấy tôi nhiều hơn một lần. Còn nếu chỉ gặp một lần thì bạn sẽ quên. Giáo lý cũng vậy, chúng ta nghe, hiểu được một chút và rồi đi nghe rất nhiều thứ khác nhau thì làm sao có khoảnh khắc nhớ về Giáo lý? Còn nếu nghe hàng ngày, nghe thêm nữa, từng chút một thì bạn sẽ nhớ đến nó hơn. Đó là lý do vì sao nghe Pháp rất quan trọng, vì các pháp là vô ngã.Bạn cố gắng nhớ nhưng nó là vô ngã, không thể theo sự kiểm soát của bạn. Hãy thấy được giá trị của việc nghe và hiểu Pháp, as much as there’s time hãy nghe khi có thể. Có người nghe Pháp cả ngày, cứ khi nào có thời gian, từ khi thức dậy… Nếu bạn muốn nghe, bạn có thể tìm thấy cơ hội trong mọi khoảnh khắc, còn nếu bạn không có tích lũy cho nghe Pháp thì bạn lại có tích lũy cho những việc khác. Nó tùy thuộc vào pháp, vào sự tích lũy.

Mai: Nếu ta không có tích lũy thì không thể…

Achaan: Có bao nhiêu người ở nhà [không phải đi làm], nhưng bạn thấy đấy, có bao nhiêu người nghe Pháp? Kể cả ở trong ngôi nhà này hay bất cứ ngôi nhà nào. Đến Đức Phật cũng không thể khiến cho họ nghe Pháp. Từng lời trong Giáo lý đều đưa đến hiểu biết hơn về vô ngã. Nhờ nghe Pháp chúng ta sẽ nhận ra rằng, sự thật chẳng có gì cả, chỉ có pháp, là các pháp khác nhau do duyên sinh và diệt liên tục tiếp nối nhau, vô cùng nhanh… Và khi ấy ta cũng sẽ hiểu, mọi thứ do duyên, luôn sinh khởi rồi diệt đi ngay lập tức. Bạn có tin không? Không chỉ tin mà cần phải hiểu mọi thứ là như vậy. Không có ai cả, mọi thứ đều diệt đi trong khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi, nhưng cái mới tiếp nối ngay lập tức, rất nhanh. Đó là lý do vì sao, cái được thấy chỉ là nimitta (tướng) – hình và dạng. Chúng ta cần phải hiểu về dhamma (pháp) – parathadhamma (pháp chân đế). Không phải là mắthaytai.Tương tự như khi ta chạm vào giấy và bút – mới chỉ thế thì chưa có gì cả, nhưng ta bắt đầu vẽ ra mắt, tóc, … hiện giờ cũng như vậy, vô cùng nhanh. Dường như luôn hiện diện cái gì đó, nhưng đó là nimitta (tướng) của sự sinh và diệt của các thực tại – thứ không ai có thể ngăn được, kể cả Đức Phật cũng không thể thay đổi. Nhưng những tích lũy ba la mật và các ân đức tuyệt hảo của Ngài đã làm duyên cho khoảnh khắc của sự giác ngộ, một cách không hề định trước. Không ai biết trước khi nào điều ấy sẽ xảy ra nhưng nếu không có nghe Pháp- cái là âm thanh hiện giờ, không suy xét và tìm hiểu thì không thể biết rằng nó không thể được thấy, citta (tâm) không thể được thấy, cetasika (tâm sở) sinh khởi và thực hiện các chức năng của chúng cũng không thể được thấy. Khi thời điểm đến, thực tại sẽ xuất hiện với hiểu biết đúng tại khoảnh khắc chúng được kinh nghiệm, bởi vô ngã. Càng nghe Pháp, chúng ta sẽ càng hiểu hơn về vô ngã, không có ai ở đó cả. Khi không có ai, ta cũng sẽ không phải bận tâm nhiều và không phải chịu nhiều đau khổ – dukha (khổ). Nó xuất hiện rồi lại biến mất.

Mai: Làm sao Achaan có thể sống khi cứ thấy sự sinh diệt liên tục?

Achaan: Làm sao ta có thể sống ư? Kể cả khi bạn không thấy thì nó vẫn thế. Kể cả khi bạn không biết, không thấy và không kinh nghiệm những điều đó thì nó vẫn như vậy. Khi trí tuệ sinh khởi và kinh nghiệm sự thật,ta sẽ càng muốn hiểu thêm về sự thật. Sự thật là sự thật, biến chuyển liên tục, bất kể là gì, trừ nibbana (niết bàn), vì niết bàn không sinh nên không thể diệt.

Thái: Khoảnh khắc thấy sinh diệt là khoảnh khắc của trí tuệ, vì vậy khi ấy không có dosa (sân) với thực tại hay với các câu chuyện.

Achaan: Bạn thấy không,một thứ kỳ lạ và không ngờ được, như về sự sinh diệt chẳng hạn.Trước đó không có sân, nhưng tại sao sân lại tới? Khi có cái hiểu về pháp xuất hiện, bạn sẽ hiểu sự thật. Làm sao có thể thay đổi sự thật ấy bằng suy nghĩ của mình hay của ai đó khác. Nó là như vậy. Bằng chứng là nóđã sinh khởi do có duyên và rồi diệt đi. Âm thanh, cái nghe,.. không có gì còn lại, không bao giờ quay trở lại. Từng thứ một xuất hiện như vậy, sinh rồi diệt. Khi bạn có hiểu biết vững chắc bạn sẽ lại bắt đầu nghe Pháp với hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn. Đức Phật biết rằng, chỉ vài từ thôi sẽ không đủ làm thay đổi ý niệm về ngã, cần nhiều hơn thế, một kiếp cũng không đủ. Vì vậy điểm mấu chốt là: đối tượng của trí tuệ là gì? Ai đó có thể muốn đi đến đâu đó và làm cái gì đó. Nhưng đối tượng của trí tuệ là gì? Phải là bây giờ, cái đang xuất hiện lúc này! Nếu không hiểu về thực tại bây giờ, làm sao có thể có hiểu về bất cứ thứ gì khác? Vì mọi thứ đều như vậy, xuất hiện rồi diệt mất, không ngừng. Khoảnh khắc này chính là đối tượng của trí tuệ, khi hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn, chứ không chỉ từ nghe Pháp đơn thuần. Cần hiểu nhiều hơn nữa. Ở khoảnh khắc của trí tuệ , sẽ rõ ràng rằng sati (chánh niệm) không phải là bạn,cái hiểu không phải là bạn. Có nhiều tâm sở, có nhiều hơn bảy tâm sở sinh khởi cùng các tâm thiện. Đó không phải là bạn, nhưng bạn không hề biết. Bạn cho mọi thứ xuất hiện đều là mình, bạn của mình, đồ của mình… như là những gì trường tồn, kéo dài. Nhưng khi không có suy nghĩ như lúc ngủ say, bạn có biết mình là ai không, bạn đang ở đâu, con gái của bạn ở đâu? Không có gì cả. Tất cả đều biến mất. Nó đã diệt đi rồi, trước khi bạn nghĩ về nó. Vì bạn không bao giờ nghĩ về cái vừa diệt đi mà chỉ nghĩ rằng nó luôn hiện diện, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Bất cứ cái gì xuất hiện đều có thể được hiểu, và chỉ có thể hiểu về nó chứ không phải là những thứ đã qua hay chưa tới. Đó là sự thật, nhưng cần nhiều thời gian để nhận ra. Sự thật là không có ai cả, không chỉ là không có “tôi” mà là không có gì cả, chỉ có sự sinh diệt rất nhanh và tạo nên ý niệm về “cái gì đó” khác nhau, mọi lúc. Nếu không có gì sinh khởi thì sẽ không thể có như vậy, nếu chỉ có một thực tại sinh khởi rồi diệt đi thì cũng không có như vậy, mà phải là sự tiếp nối sinh diệt liên tục để tạo nên ý niệm về một thứ gì đó, … Tiếng Pali gọi đó là “nimitta” (tướng). Cứ khi nào có nimitta là có “paññatti” (pháp chế định), cái được biết như là một thứ gì đó, vì nó là hiện diện của cái liên tục sinh diệt. Nhưng nó cũng diệt đi rồi.

Đồ ăn giờ ở đâu? Chúng ta nghĩ ai đó đã ăn rồi, nhưng dù thức ăn đang để ở đâu, trong đĩa hay trong căn phòng này thì sự thật nó diệt đi rồi. Bất cứ cái gì sinh khởi đều diệt đi ngay lập tức và được tiếp nối bởi các thực tại khác cũng do duyên, vô cùng nhanh, không ai có thể kinh nghiệm sự sinh diệt trừ trí tuệ ở mức độ cao. Chúng ta bắt đầu hiểu, và càng nhiều hiểu biết sẽ càng bớt đi dính mắc. Đó là cách duy nhất để giảm bớt dính mắc. Chỉ có nhờ trí tuệ. Vì tham ái do vô minh làm duyên.

Mai: Thưa Achaan, vì sao Achaan luôn nhấn mạnh đến anattā (vô ngã) mà không phải là anicca (vô thường) hay dukkha (khổ)?

Achaan: Mọi pháp hữu vi là vô thường, mọi pháp hữu vi là khổ, mọi pháp là vô ngã. Vì vậy chúng ta đang nói về tất cả mọi thứ, không chỉ về những thứ do duyên sinh rồi diệt – cái là dukkha (khổ) và anicca (vô thường). Nhưng dù có là dukkha hay anicca hay không, bất cứ cái gì là thực đều là pháp, không có ngoại lệ. Đó là lý do vì sao, điều chính yếu là không có ai, không có gì cả, chỉ có các thực tại khác nhau sinh rồi diệt và có thể được nhận biết bởi trí tuệ. Vì vậy khoảnh khắc phát triển hiểu biết, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, giống như giọt nước trong đại dương, cần từng giọt một.

Mai: Trước con cứ nghĩ, vì Achaan cho rằng tà kiến về ngã là cái ngăn cản mọi người đến với Pháp hay hiểu Pháp một cách đúng đắn.

Achaan: Vì chúng ta cho mọi thứ là trường tồn. Đó là lý do vì sao Đức Phật nói: “Sabbe saṅkhārā aniccā” (Các pháp hữu vi là vô thường). Những thứ do duyên sinh thì cũng do duyên diệt. Giáo lý thì rất khác đối với những người chưa giác ngộ. Họ thúc giục mọi người làm gì đó thay cho hiểuđúng. Nhưng từng lời của Giáo lý đều đưa đến hiểu biết. Rất rõ ràng, là sự thực mà không ai có thể phủ nhận. Khoảnh khắc của cái thấy hiện giờ không phải là cái đã diệt đi trước đó. Nếu không có phassa (tâm sở xúc) chạm vào đối tượng, nó không thể được thấy [Achaan chỉ vào cái điện thoại]. Nhưng khi lấy nó đi rồi [Achaan dấu điện thoại xuống dưới gầm bàn], bạn còn thấy nó không? Vậy cái được thấy là gì? Không ai nghĩ về điều đó, nhưng Đức Phật đã dạy…

Mai: Cái được thấy chỉ xuất hiện đúng một lần.

Achaan: Đó là cái gì?

Mai: Vì khi Achaan hỏi cái điện thoại giờ ở đâu thì đúng là nó chỉ có thể được thấy lúc đó, một lần duy nhất và không bao giờ trở lại.

Achaan: Vậy giờ nó ở đâu? [Achaan để lại chiếc điện thoại lên bàn]

Mai: Nó đã trở lại ạ [cười]

Achaan: Bạn thấy không, dù nó được thấy, nhưng không được hiểu rằng nó sinh khởi cùng với cứng, mềm,…tức là các sắc tứ đại (maha bhuta rupa). Không hiểu rằng nếu không có tứ đại [Achaan dấu cái điện thoại đi]thì không thể thấy được nó, nhưng thực chất nó sinh khởi cùng tứ đại [Achaan lại đưa cái điện thoại trở lại]… Vì vậy, cái được thấy là sắc, nó không cứng, không nóng.  Tứ đại là bốn sắc. Bất cứ khi nào có sắc tứ đại là có bốn loại sắc khác sinh khởi cùng. Có sắc tứ đại, tổ hợp sắc, nhưng chỉ một sắc trong đó có thể được thấy, đặc tính cứng thì không thể được thấy. Vậy cái gì được thấy hiện giờ? Chỉ có một thực tại trong số các thực tại là được thấy, đó là đối tượng thị giác.Đặc tính cứng không thể được thấy, vị chua không thể được thấy, âm thanh không thể được thấy, thích, không thích không thể được thấy. Chỉ có cái này có thể được thấy – nhưng nó gắn liền với sắc tứ đại, nó không thể tồn tại độc lập riêng rẽ mà không có sắc tứ đại. Bên cạnh cái được thấy hiện giờ đây, có gì sinh khởi cùng các sắc tứ đại nữa không? Không chỉ có cái này đâu. Còn gì sinh khởi cùng các sắc tứ đại nữa không? Có tám sắc luôn sinh khởi cùng nhau.

: Achaan muốn nói về ánh sáng?

Achaan: Bạn gọi đó là ánh sáng? Sự thật là gì?

: Sự thật nó là sắc

Achaan: Sắc là gì?

: Cái không thể kinh nghiệm…

Achaan: Cái không thể kinh nghiệm, không biết gì cả, không phải thích, không thích; nó cứng hay mềm,…

: Vâng. Nhưng con muốn biết loại sắc nào…

Achaan: Ngay cả từ “ánh sáng” cũng đưa đến điều gì đó. Chưa có cái hiểu rằng nó cũng sinh và diệt, bởi cái này thực sự sinh diệt. Làm sao “ánh sáng” lại không diệt đi, vì nó sinh khởi với các sắc khác, không thể tách biệt.

Mai: Nhưng khi nói về sắc tứ đại là chúng ta chỉ nghĩ về chúng chứ không phải…

Achaan: Có bốn sắc thuộc nhóm tứ đại: pathavi (đất), tejo (lửa), apo (nước) và vayo (gió). Còn cái được thấy, ta không cần phải dùng từ nào nhưng ta biết khi nói về “cái được thấy” thì nó ở đó [Achaan chỉ vào cái ly]. Khi lấy nó đi rồi, cái gì ở đó? Vẫn là cái được thấy. Khi bạn nói “ánh sáng”, đó là một cái gì đó, nhưng khi nói “cái được thấy”thì nó chỉ là vậy, là cái được thấy…

Mai: Vậy ta gọi mọi thứ là “cái có thể được thấy”…

Achaan: Giống như bây giờ, cái đang được thấy. Rất khó, nhưng điều ấy mang đến hiểu biết về vô ngã, khi bạn có hiểu biết hơn. Ngay khi bạn nhắm mắt lại, những thứ được thấy đâu rồi? Còn bạn mở mắt ra? Hãy nhắm lại và mở mắt ra. Khác, rất khác nhau!

Mai: Khi quan sát những thứ đang chuyển động, như con di chuyển cái cốc thế này thì dễ nói rằng mọi thứ đều thay đổi, cái được thấy cũng thay đổi. Nhưng nếu ở trong một căn phòng và không có gì chuyển động thì…

Achaan: Hãy nhắm mắt lại thì bạn sẽ hiểu không còn cái được thấy nữa.

Mai: À vâng, con quên mất việc nhắm và mở mắt

Achaan: Đúng không? Sự thật là sự thật. Cứ nhắm mắt lại mà xem.

Thái: Đó là chúng ta vẫn đang nói về câu chuyện cái gì đó thay đổi, chứ không phải là sự thay đổi của thực tại.

Achaan: Khi bạn nói về cái gì đó thay đổi thì vẫn là “cái gì đó”. Vậy có gì ở “cái gì đó” ấy? Sinh rồi diệt mất, liên tục, mà không hề đượcnhậnbiết. Vì vậy khi bạn hiểu từng từ một rõ hơn, rõ hơn cho đến khi thực sự chắc chắn thì nó sẽ làm duyên cho chánh niệm hay biết trực tiếp đối tượng đó, mỗi cái tại một thời điểm. Vì khi chúng bị trộn lẫn thì không thể thấy được cái gì sinh rồi diệt. Nhưng khi chỉ có một: làm sao nó có thể ở đó? Vì nó đã sinh khởi. Khi ấy sẽ bớt đi dính mắc. Khi mọi thứ sinh khởi, bạn sẽ bắt đầu hiểu từng thứ một khác nhau nhờ chánh niệm. Nếu chánh niệm không sinh khởi thì không thể, chỉ là nghĩ về nó thôi. Nhưng khi có chánh niệm, đặc tính của thực tại xuất hiện được hiển lộ. Chẳng hạn, cái thấy khác với cái được thấy. Trí tuệ sẽ bắt đầu hiểu chođến khi cái xuất hiện chỉ là cái thấy và cái được thấy.Không có ai cả. Đó là sự thật mà chỉ có Đức Phật đã tự mình giác ngộ. Nếu không có Đức Phật chứng ngộ và tuyên thuyết, không ai có thể hiểu điều này, cứ sống từ khoảnh khắc này qua khoảnh khắc khác mà không hiểu gì cả, rồi chết đi với vô minh, tham ái và mọi bất thiện pháp.

Mai: Quá dài, quá lâu. Càng nghe Achaan giảng thì con càng thấy dài…

Achaan: Không mong đợi được. Nhưng vẫn nên bắt đầuhiểu. Trong Kinh Đại niệm xứ có dạy rằng, hãy bắt đầu lại, bắt đầu lại. Bởi vì cái cần biết bị che phủ rất dày. Bắt đầu lại, hãy bắt đầu lại,… và trí tuệ sẽ tự nó tăng trưởng chứ không phải bởi ngã hay tham muốn.

Thanh Tâm: Cứ khi nào bạn thấy dài, bạn nhắm mắt lại và bắt đầu lại từ đầu [cười]

Achaan: Nói về “ánh sáng”, nếu không có hiểu biết thì chúng ta đều ở trong bóng tối. Nếu không hiểu về sự thật, làm sao ta có thể nói đó là “ánh sáng”? Trí tuệ là thứ ánh sáng sáng nhất, hơn mọi loại ánh sáng. Ngay cả bây giờ, cái đang sinh khởi có thể được nhận biết trực tiếp, từ chỗ chưa trực tiếp, mới chỉ hiểu về mặt tư duy đến khi trở thành khoảnh khắc của chánh niệm. Vì vậy khi chánh niệm sinh khởi, không thể là lúc ai đó biết điều gì đó, mà chính là thời điểm hiểu về đặc tính của chánh niệm là vô ngã, không có ai cả. Hãy có niềm tin trong cuộc sống hàng ngày, vì đó là cách duy nhất để hiểu về những tích lũy đã cócủa bản thân,mỗi người một khác. Chúng ta không thể bảo ai đó hãy ngồi và làm thế này hay thế kia để kinh nghiệm, với vô minh, chẳng hiểu gì cả. Hãy nhớ rằng, trí tuệ có thể hiểu bất cứ cái gì, hãy tin như vậy!

Mai: là khi có trí tuệ

Achaan: Chỉ có trí tuệ mà thôi.

Mai: Chúng con chỉ có thể có niềm tin khi có trí tuệ mà thôi.

Achaan: Khi mọi người nghĩ là mình nên đến đâu đó để cố gắng chánh niệm, làm sao họ có thể cố gắng có chánh niệm được? ai có thể cố gắng đây? Nếu họ nghĩ là có thể làm cho chánh niệm sinh khởi, vậy hãy nhắm mắt lại và làm cho cái thấy sinh khởi đi?

Thái: Không thể

Mama Dang: Có nhiều người mới học Pháp và nghĩ rằng, họ phải bỏ công việc và chỉ tập trung vào việc học Pháp thôi, chỉ học và nghe pháp cả ngày, không làm gì cả mà chỉ học pháp thôi, như vậy có đúng không ạ?

Achaan: Tự ngã có cách của nó, để nghĩ như vậy. Nhưng đó không phải là con đường, vì nó có sự dính mắc hơn vào tự ngã – bạn là người làm việc đó.

Thái: Con nghĩ, có khi họ nghĩ cách đó sẽ giúp họ được nghe pháp nhiều hơn và vì vậy có thêm cơ hội để hiểu pháp hơn khi làm việc… Đó là lý do vì sao họ bỏ việc, thay đổi cuộc sống thường nhật và thử theo cách khác, tập trung hơn vào nghiên cứu giáo pháp.

Achaan: Có thể không? “Làm như thế này” có phải là cách để hiểu không? Chỉ là cách để muốn như thế thôi. Vì thế tham ái được ví như là khoảng trống ở giữa các kalāpa (tổ hợp sắc). Lobha (tham ái) ở đó, giữa từng kalāpa. Dù bạn cắt nhỏ mọi thứ đến đâu, lobha đều ở đó. Tiếng Pali gọi đó là Ogha (bộc lưu). Có bốn bộc lưu: kamogha (dục bộc lưu), ditthogha (kiến bộc lưu), avijjogha (vô minh bộc lưu) và bhavogha (hữu bộc lưu). Bộc lưu đầu tiên – kamogha (dục bộc lưu) là đại dương của dính mắc với ngũ dục, với cái được nghe, ngửi, nếm, xúc chạm… mọi lúc, như ngay hiện giờ, vì vậy làm sao mà dính mắc không là đại dương cho được? Có quá nhiều trong một ngày. Thứ hai, dithogha (kiến bộc lưu), chính là người muốn có thêm thời gian để nghe Pháp cho bản thân mình, đó là tà kiến, vì sự thực chẳng có ai cả, nhưng luôn có mong muốn, muốn và muốn liên tục. Avijjogha (vô minh bộc lưu) – không hiểu rằng cái xuất hiệnchỉ làcái được thấy, mà cho nó là một cái gì đó.Bhavogha (hữu bộc lưu) là muốn được trở thành, muốn được hiện hữu, được sinh ra thành thế này hay thế kia,  bất kể thành chúng sinh gì, rắn, chim, sâu bọ,… bất kể…, là dính mắc vào sự hiện hữu. Để thành bạn Thái?, thành bạn Mai?…

Thái: Để thành một người tốt (cười)

Achaan: Là ở khoảnh khắc nào? Qua āsava (lậu hoặc, rỉ chảy)?Trong bốn loại āsava[1] trong nhóm tâm bất thiện, có kamāsava (dục lậu)…. Āsava (lậu hoặc) là loại kilesa (phiền não) vô cùng vi tế nhưng có thể sinh khởi, trong khi anusaya (phiền não ngủ ngầm) thì không sinh khởi. Anusaya (phiền não ngủ ngầm) được tích lũy nơi tâm nhưng chưa sinh khởi, nhưng vì nó ở đó nên nó có thể tạo duyên cho một loại phiền não tương ứng sinh khởi, như kamāsava (dục lậu) – sự dính mắc qua ngũ căn mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Ai mà không dính mắc được đây? Không ai biết được rằng chỉ ba khoảnh khắc sau cái thấy là dính mắc đã ở đó rồi. Đã có bao nhiêu khoảnh khắc sau cái thấy hiện giờ? Vì vậy mà āsava, āsava, āsava mọi lúc. Đó là lý do vì sao có một từ khác để nói về vị A la hán, đó là Khīnāsava (bậc Lậu Tận), có nghĩa là người đã dập tắt mọi āsava (lậu hoặc). Khi mọi āsava đã bị diệt trừ, người ấy cũng không còn kilesa và anusaya nữa, không còn nivarana (triền cái),….. Cần phải học, phải hiểu rất nhiều, từng từ một, nhờ đó ta sẽ hiểu rằng không có ngã, không có ai cả. Cái nghe nghe, suy nghĩ nghĩ nối tiếp, liên tục cả ngày.

Thanh Tâm: Có quá nhiều từ cho một lần.

Thái: Nhưng một điểm cốt yếu nhất vẫn là thực tại hiện giờ.

Achaan: Đúng vậy, là vô ngã, không có gì cả, vì mắt không phải là tôi, tai không phải là tôi, cái nghe không phải là tôi … những gì được kinh nghiệm cũng không phải là tôi hay là bất kỳ ai khác, không có ai cả.

Thanh Tâm: Lý nói rằng biết về vô ngã thật là hữu ích, em ấy cảm thấy thật thư giãn, đỡ lo lắng vì chẳng có ai cả.

Achaan:  Nhưng chúng ta cần hiểu nghĩa của “attā” là gì? Attā không có nghĩa chỉ là có “tôi”, mà là có bất cứ thứ gì.

Thái: Bất cứ thứ gì trường tồn.

Achaan: … chừng nào chưa có kinh nghiệm trực tiếp sự sinh diệt hiện giờ. Nếu cái thấy không sinh khởi, có thể có cái thấy không? Không đâu. Nhưng khi cái thấy sinh khởi, nó chỉ thấy, nhưng ta liền cho đó là tôi thấy. Tà kiến đi kèm với vô minh, rất nhanh, mà không hề được biết. Thấy không, āsava, āsava đi ngay sau cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm.

Mai: Nhanh như thế nào ạ, Achaan?

Achaan: Tùy thuộc vào kamāsava, ditthāsava,… Lời dạy của Đức Phật sẽ diệt trừ, từng chút một, tại khoảnh khắc của trí tuệ.

Thái: Chúng ta sẽ thấy khi trí tuệ đến nhiều hơn nữa

Thanh Tâm: Thế khi nào trí tuệ đến nhiều hơn?

Thái: Hãy nghe pháp hơn nữa… [cười]

Achaan: Đó là cách duy nhất.

Thái: Liệu có thể nói, cho đến khi Đức Phật giác ngộ và giảng pháp, mọi người đều không thể hiểu về vô thường theo nghĩa tột cùng?

Achaan: Đúng vậy

Thái: Còn khi hiểu về vô thường theo nghĩa tột cùng, họ cũng sẽ hiểu về vô ngã, phải không ạ?

Achaan: Chúng ta dùng từ “vô ngã” khi bị đau ốm, hôm nay hay ngày mai. Chúng ta nói “anattā (vô ngã), không thể quyết định được”. Nhưng sự thật, đó là không phải cái này, cái này hay cái này… [Achaan chỉ vào các vật dụng trên bàn], mà chỉ là cái xuất hiện đối với trí tuệ, một lần tại một thời điểm thôi, sinh khởi rồi diệt đi sau đó khi có hiểu biết hơn về từng thực tại chứ không phải là một cái gì đó kéo dài, trường tồn. Hiện giờ có đặc tính cứng, rồi diệt đi hoàn toàn, vì có những thứ khác xuất hiện ngay lập tức, không thể chủ định. Vậy nếu ai đó bảo ta ngồi rồi chú tâm, thì vì sao, để làm gì? “Tôi là người ngồi và chú tâm”, lúc nào cũng chỉ là “tôi”.

Mai: Chỉ là mong muốn…

Achaan: Cho đó là tôi, là tự ngã, do bởi nimitta (tướng). Nếu không có nimitta, ta sẽ không cho thế này là những thứ này đâu.

Thanh Tâm: Thật khó hiểu về nimitta, nó không phải là thực tại cũng không phải là khái niệm.

Achaan: Nhưng chúng ta cần nhớ rằng, nếu không có thực tại tối hậu sẽ không thể có nimitta. Làm sao lại có các hình dạng thế này, tròn hay dài… như vậy? Bởi vì sự tiếp nối liên tục của các thực tại sinh rồi diệt. Giống như khi bạn thắp một ngọn nến và xoay tròn nó, bạn sẽ thấy một vòng ánh sáng, nhưng sự thật chỉ có một, một, một… rồi một điểm ánh sáng mà từ đó ta có ý niệm về nimitta (tướng). Tam Tạng chỉ ra năm loại nimitta:rūpanimitta (tướng của sắc – sắc tướng), vedanānimitta (tướng của thọ – thọ tướng), saññanimitta (tướng của tưởng – tưởng tướng), saṅkhāranimitta (tướng của hành – hành tướng) và viññāṇanimitta (tướng của thức – thức tướng). Tất cả xuất hiện thành như cái gì đó. Tất cả đều là nimitta. Vì vậy, chúng ta sống trong thế giới của nimitta, một thế giới khác so với người đã giác ngộ. Có hiểu biết thì tốt hơn là không hiểu gì cả rồi rời khỏi thế giới này với vô minh.

Thái: Liệu có thể nói là chỉ có một nimitta tại một thời điểm vì chỉ có…

Achaan: Có bao nhiêu nimitta hiện giờ? rất ảo diệu, vô cùng nhanh

Thái: Như vậy có ba thứ tại khoảnh khắc của cái thấy: tâm, tâm sở và…

Achaan: Bạn chưa kinh nghiệm được tâm, chỉ toàn là nimitta thôi.

Mai: Nimitta của citta (tướng của tâm)

Achaan: Gọi là viññāṇanimitta (thức tướng). Có năm uẩn: rūpa-khandha (sắc uẩn), vì vậy có rūpanimitta (sắc tướng), vedanākhandha….. Mọi người hỏi về nghiệp, về điều này hay điều kia nhưng lại không hiểu gì về dhamma (pháp). Tôi nghĩ rằng, nếu bạn nghe bất kỳ chữ gì, bạn cần hiểu thật rõ ràng chữ đấy. Như về “kamma” (nghiệp) chẳng hạn. “Nghiệp” là gì? Nếu không bạn sẽ không biết liệu một việc nào đó bạn làm có tạo nghiệp hay không? Nó phụ thuộc vàotư tâm sở-cetanā , có tác ý hay không có tác ý làm việc đó. Cho dù chúng ta ở đâu, ngồi, nói chuyện ở đây hay ở kia, đều như nhau, dù lúc nghỉ ngơi hay suy nghĩ,… đó là cuộc sống hàng ngàydù ở đâu hay là ai… Chính vì thế các vị tỳ kheo trong Pháp và Luật của đức Phậtrất khác biệt với các giáo phái khác. Họ không nhất thiết phải có một nơi ở cố định, họ có thể trú ngụ bất cứ ở đâu….Điều giá trị nhất trong cuộc sống là hiểu biết càng nhiều càng tốt, vì những khoảnh khắc của vô minh thì nhiều hơn rất nhiều.

——————–

[1]Là kāmāsava (dục lậu), bhāvāsava (hữu lậu), ditthāsava (kiến lậu) và avijjāsava (vô minh lậu)

 

Leave a Reply

Translate »