Thăm Achaan ngày 17/9/2019
Achaan:
…. Hiện giờ đang có pháp, thật không dễ thấy, nhưng từng lời của Tam tạng đều chỉ vềpháp ởkhoảnh khắc hiện giờ, là vô ngã. Vì vậy bắt đầu với hiểu biết về vô ngã sẽ tạo duyên đưa đến đạo lộ chứng ngộ sự thật ấy. Tất cả chỉ là pháp nhưng chúng ta luôn cho đó là tôi, là cái gì đó. Vô cùng, vô cùng khó trong vòng luân hồi, chứ không chỉ trong kiếp này. Nhưng dù chỉ như một giọt nước để làm đầy đại dương, cần rất rất lâu, vẫn còn hơn không bắt đầu chút nào. Mọi người thường cho Đạo Phật thật dễ, họ coi thấp Đức Phật.
…
Nếu không có hiểu biết thì làm sao để tốt hơn đây? Cần có hiểu biết về sự thật, nếu không thì không thể. Ở Thái Lan hay các nơi khác, chùa chiền không còn dành cho các vị sư giống như thời Đức Phật tại thế nữa. Họ sống như ở nhà, sở hữu mọi thứ. Đó là lý do tôi không còn đến chùa nữa. Ở đó giống như chợ vậy, chỉ để mua bán. Nhưng nhờ việc chúng ta đã nói và giảng giải nhiều, mọi người giờ đây bắt đầu hiểu và không cúng dường tiền cho các vị sư nhiều như trước nữa. Kể cả ở các trường thiền cũng vậy, … trước kia mọi người nghĩ rằng như thế chẳng sao cả, cứ để họ làm vậy đi… nhưng giờ mọi người đã bắt đầu nói thế là sai …. Chúng ta đã đi khắp nơi để nói về điều ấy… Bạn có thể thấy người ta thực hành giới ở khắp nơi trên thế giới,nhưng luôn là “tôi là người giữ giới”, đó là sự khác biệt giữa lời dạy của Đức Phật với những vị khác. Họ chỉ muốn có cái này cái kia, còn Đức Phật dạy về sự xả lymọi phiền não.
Nếu khôngcó hiểu biết,chúng ta sẽ không thể từ bỏ ý niệm về ngã. Dù ta hiểu về tâm, tâm sở và sắc đến đâu đi nữa nhưng vẫn chưa phải là hiện giờ, đúng vậy không? Phải là hiện giờ!
…
Mai: Một số người ở Việt Nam nói rằng, chừng nào chưa chứng ngộ về vô thường và khổ, đừng hoài công nói về vô ngã?
Achaan: Được rồi, hãy bàn về từng từ một. Ở Đài Loan, mọi người hỏi về dukkha, tái sinh, cái này rồi cái kia … nhưng hãy gác những câu chuyện rất dàiquamột bên, cần lần lượt bàn về từng từ một. Chẳng hạn khi nói: sinh là khổ. Vậy điều đó là thế nào? Cần phải đặt câu hỏi vì sao và như thế nào trước khi đưa ra câu trả lời. Khi nhận ra mình không biết, mọi người sẽ đi tìm nghe lời giảng giải chân chánh. Nhưng nếu họ nghĩ mình biết, rồi không hỏi ai cả, họ sẽ tự nghĩ mình đúng…
Mai: Nhưng có thể họ nghĩ bằng việc hành thiền, họ có thể thấy khổ và vô thường.
Achaan: Thiền là gì? Chúng ta luôn phải bắt đầuvới câu hỏi: thiền nghĩa là gì? Thường mọi người đều không thể trả lời được nó là gì.
Mai: Nhắm mắt lại và cố gắng quan sát thực tại.
Achaan: Vậy sự khác biệt giữa nhắm mắt và mở mắtlà gì? Sự thật là sự thật. Chẳng ai giúp họ tìm hiểu và tư duy thật kỹ lưỡng. Họ chỉ làm theo và chấp nhận “sinh là khổ”. Nhưng sinh là gì, vì sao nó lại khổ? Cần phải học từng từ một.Và câu trả lời nằm trong Giáo Pháp của Đức Phật, trong từng lời dạycủa Ngài. Nếu không có “sinh” làm sao có “khổ” hiện giờ hay bất cứ khi nào, khi có khoảnh khắc bất khả ái hay những khi khác? Hoặc chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi chi tiết hơn, như cái gì được sinh ra? Nếu không có gì được sinh ra thì không có sự tái sinh. Vậy nó là gì? Chúng ta có thể nói cái gì đang sinh ra hiện giờ không?
Thái: Tâm, tâm sở.
Achaan: Tâm là gì? Chúng ta biết từ “tâm”, nhưng tâm là gì và khi nào? Đó là cách để tìm hiểu Phật giáo nguyên thủy. Ở Thái Lan có trường học Vi diệu pháp, nhưng tới đó để làm gì, học điều gì? Vì nếu ngay ở đây có cái hiểu về khoảnh khắc này thì cũng như ở trường học thôi. Ở đây hay ở đâu, khi có cái hiểu, thì đều là trường học cả. Có người đến gặp tôi và nói: xin bà hãy giải thích cho tôi từ nàymàtôi không thể hiểu được, tôi sắp có kỳ thi để trở thành giảng viên về Vi diệu pháp. Tôi đã không nói gì. Đó chỉ là học về ngôn từ mà thôi. Thật vô nghĩa nếu cô ấy dạy học mà không có cái hiểuđúng đắn. Kể cả mục tiêu của việc học Giáo pháp là để làm gì? Chúng ta chỉ muốn, muốn và muốn, muốn biết cái này, cái kia… Đó cũng không phải là sự thật trong Giáo lý.
…
Mai: Càng ngày chúng con càng nhận ra, thật may mắn nhường nào cho chúng con có Achaan giảng giải về Giáo lý.
Achaan: Bởi vì sự thật không nằm trong sách vở. Toàn bộ Giáo lý đều nói về những gì hiện giờ, luôn là hiện giờ, từng khoảnh khắc đều khác biệt do duyên. Đó là lý do vì sao chúng ta cần tìm hiểu hết sức cẩn trọng, với lòng cung kính. Từng từ [của Giáo lý] đều mang đến một cuộc sống mới, hiểu biết mới mà chúng ta chưa từng có trước đây.
Lý: Achaan cho con hỏi, có bao nhiêu nghiệp (kamma) làm duyên cho một tâm sinh khởi?
Achaan: Cần phải nói chi tiết về duyên hệ.
Lý: Con mới chỉ đọc đến chương II của cuốn 24 Duyên hệ.
Achaan: Chương nào không quan trọng, nếu dính mắc vào ngôn từ, bạn sẽ lại phải giở sách ra xem… Câu hỏi đặt ra là, liệu có gì có thể tự nó sinh khởi không? Đó là câu hỏi đầu tiên trước khi đi đến những câu hỏi tiếp theo về duyên hệ.
Lý: Không có ạ
Achaan: Không thể có. Khi một tâm sinh khởi, phải có những duyên cho chúng sinh khởi, ta biết trong đó có tâm sở. Vậy tâm là gì, tâm sở là gì? Chúng khác nhau như thế nào? Chúng sinh khởi cùng nhau nhưng không phải là một. Vậy tâm và tâm sở khác nhau như thế nào? Đó là cách tự suy xét.Cần hết sức kỹ lưỡng. Nếu không ta cứ nói tâm khác với tâm sở, nhưng chúng khác nhau ra sao? Chúng sinh khởi cùng nhau, kinh nghiệm cùng một đối tượng và diệt đi cùng một lúc, nhưng chúng vẫn khác nhau. Trước khi nói về nghiệp, ta cần hiểu về các thực tại là tâm, tâm sở và sắc. Ai tới Hiệp hội cũng muốn nghe cái mà họ thích, nhưng họ chẳng biết gì về nó cả. Như về nghiệp chẳng hạn, nghiệp là gì? Trước khi nói về duyên – có rất nhiều duyên – và ta phải hiểu về từng duyên một. Vậy nghiệp là gì? Nếu không biết thì sẽ không thể lý giải vì sao nghiệp lại tạo duyên cho tâm, và cho loại tâm nào, chứ không phải mọi loại tâm đâu. Đầu tiên chúng ta cần hiểu sự khác biệt giữa tâm và tâm sở, để hiểu đó là loại duyên nào. Vậy sự khác biệt giữa tâm và tâm sở là gì, vì chúng sinh khởi cùng nhau, kinh nghiệm cùng một đối tượng và diệt đi cùng một lúc?
Thái: Đó là các thực tại khác nhau, tâm dẫn đầu trong việc kinh nghiệm đối tượng còn tâm sở là các thực tại khác sinh khởi cùng tâm và thực hiện các chức năng riêng của chúng.
Achaan: Tại khoảnh khắc có cái thấy, cái gì thấy?
Lý: Cái thấy – tâm
Achaan: Tâm là pháp dẫn đầu trong việc kinh nghiệm đối tượng. Bất cứ khi nào tâm sinh khởi, phải có rất nhiều tâm sở sinh khởi cùng, cái này làm duyên cho cái kia. Nhưng tâm dẫn đầu trong việc kinh nghiệm. Như vậy tâm là thực tại sinh khởi chỉ để kinh nghiệm đối tượng. Còn các tâm sở, mỗi cáicó đặc tính, chức năng riêng của chúng. Chẳng hạn phassa cetasika (tâm sở xúc) là gì? [trả lời: là xúc ạ]. Bạn có biết xúc không, ở khoảnh khắc này? …Vì vậy tâm là pháp dẫn đầu, nó thực hiện chức năng thấy trong khi các tâm sởkhông thể thấy. Tâm sinh khởi trước tâm thấy – pancadvaravajjana citta (ngũ môn hướng tâm) chỉ làm phận sự hướng đến cái đã in dấu lên nhãn căn, nhưng nó không “thấy”, nó mở đường cho các tâm khác sinh khởi và kinh nghiệm đối tượng. Nếu không có ngũ môn hướng tâm, các tâm thấy, nghe, ngửi, nếm… không thể sinh khởi. Ngaybản thâncác tâm,nhưngũ môn hướng tâm, tâm thấy, tâm nghe, tiếp nhận tâm, suy đạt tâm, xác định tâm… đều là tâm, nhưng mỗi cái đều thực hiện các chức năng khác nhau. Đó là lý do vì saocáctâm sinh khởi ngay trước hay ngay sau tâm thấy vẫn không thể thấy. Bên cạnh tâm – là pháp dẫn đầu, còn có các pháp khác cũng trợ duyên cho tâm để thấy đối tượng, như tâm sở xúc (phassa). Chúng ta nghĩ đến những điều này nhờ có tâm sở xúc chạm vào đối tượng, ta thấy cái này nhờ có xúc, ta nghe từ này nhờ có xúc. Xúc là một tâm sở biến hành, nó sinh khởi để chạm vào đối tượng nhưng không thể thấy đối tượng. Mỗi tâm sở đều có tính chất và chức năng riêng.
Còn “nghiệp” là gì? Bạn muốn biết về “nghiệp duyên”, vậy trước hết“nghiệp” là gì?
Lý: Nghiệp là một thực tại…
Achaan: Ở Pháp đàm Đài Loan, có người đến từ truyền thống Bắc truyền, người từ Theravada,… nhưng tất cả mới chỉ biết về ngôn từ. Ngôn từ thì giống nhau. Như từ “patisandhi” hay tái tục, họ dùng chung từ đó để nói về cùng một thứ, nhưng cái hiểu thì thực sự khác. Như hiện giờ, nếu chỉ biết rằng có các thực tại tối hậu là tâm, tâm sở và sắc thì chưa đủ,mà cần có thêm hiểu biết hơn nữa. Sự khác biệt giữa các thực tại ấy là gì? Chúng sinh khởi để kinh nghiệm cùng một đối tượng, tại cùng một khoảnh khắc… Vậy sự khác biệt là gì? Tâm sở xúc (phassa) không thấy, nó chạm vào đối tượng. “Thọ” (vedana) cũng khác với tâm, cái là pháp dẫn đầu trong việc nhận biết đối tượng, chỉ thấy, chỉ nghe,… Nghiệp là gì? Nghiệp có thực không? Nếu không biết nghiệp là gì thì cũng không thể biết nghiệp có thực hay không. Nghiệp là gì?
Thanh Tâm: Nghiệp là tâm sở tư (cetanā cetasika)
Achaan: Có nghiệp hiện giờ không? Vì sao?
Lý: Có ạ, vì tư sinh khởi với mọi tâm.
Achaan: Đó là loại nghiệp gì? Nghiệp đó là loại duyên gì?… Đó làđồng sinh nghiệp duyên-Sahajātakammapaccaya. “Sahajata” nghĩa là sinh khởi cùng nhau [đồng sinh], “cetanā ” (tư tâm sở) đồng sinh với mỗi tâm. “Saha” là cùng nhau, “jata” là sinh khởi. Vìtư(cetanā)sinh khởi cùng với mỗi tâm nên nó làm duyên theo phương thức đồng sinh nghiệp duyên*– sahajātakammapaccaya. Khi tâm là thiện hay bất thiện, nó có thể cho quả về sau, khi ấy tư (cetanā )làm duyên theo phương thức dị thời nghiệp duyên*-nānākkhaṇikakammapaccaya. Như vậy có hai loạinghiệp duyên (kammapaccaya): Đồng sinh (sahajāta)và dị thời (nānākkhaṇika). Không chỉ cần biếtngôntừ, mà cần phải hiểu vì sao. Sahajata – sinh khởi cùng với mọi loại tâm và nānākkhaṇika kamma – chỉ nói đến tâm thiện hay bất thiện. Cái thấy không thể cho quả về sau vì bản thân nó chỉ là quả, do nghiệp tạo duyên. Còn loại cetanā (tư tâm sở) là nghiệp (kamma) có thể cho quả về sauthìlà nānākkhaṇikakamma – dị thời nghiệp,nghĩa là có thể cho quả ở thời điểm khác, không phải ở cùng một thời điểm như sahajātaka
Thanh Tâm: Nghĩa của từ “nānākkhaṇika” là gì ạ?
Achaan: Có nghĩa là cho quả về sau chứ không phải cùng một lúc như sahajātaka. Sahajātaka có nghĩa là sinh khởi cùng nhau. Cái thấy là tâm quả có cetanā (tác ý tâm sở) sinh kèm, vậy lúc ấy có loại nghiệp gì?
Thanh Tâm: Nó không cho quả về sau, nó là sahajātakamma.
Achaan: Nhưng khi tư tâm sở sinh khởi cùng với nghiệp thiện hay nghiệp bất thiện, lúc đó nó là nānākkhaṇika kamma, vì nó có thể cho quả về sau. Ở khoảnh khắc này có quả của nghiệp, nó đang cho quả hiện giờ, không phải ở thời điểm tạo nghiệp, vì vậy nghiệp tạo ra quả ấy chính là dị thời nghiệp.
Lý: Ở khoảnh khắc của quả, khi ấy có nghiệp hay không ạ?
Achaan: Có cetanā khi thấy không? Có bao nhiêu tâm sở đồng sinh với cái thấy?… Trước khi nói về paccaya (duyên hệ), chúng ta cần hiểu về tất cả vì Paccaya(Bộ Duyên Hệ)là cuốn sau cùng trong Tạng Vi Diệu Pháp.
Mai: Đó là lý do vì sao chúng con chưa học đến phần duyên hệ [cười]
Achaan: Nhưng chúng ta có thể học ở bất cứ thời điểm nào. Chẳng hạn khi nói về cái thấy, hẳn phải có cetanā sinh khởi cùng cái thấy, và nếu nói về cetanā ở khía cạnh nghiệp, ta có thể nói nó là đồng sinh nghiệp duyên-sahajātakammapaccaya. Như vậy ta học về một loại duyên – sahajāta, bất cứ cái gì sinh khởi cùng nhau, làm duyên cho nhau qua sự đồng sinh chính là sahajāta. Có bao nhiêu tâm sở đồng sinh với cái thấy? … Nếu không biết điều này, chúng ta không thể nghĩ về duyên hệ. Cứ học từng chút một thôi, còn hơn là biết mọi thứ mà chẳng hiểu gì cả. Học ngay từ bây giờ. Bất cứ cái gì cùng sinh khởi đều là sahajāta.
Thái: Cho tôi hỏi Lý được không, vì sao bạn muốn biết về nghiệp như vậy?
Lý: Vì tôi vừa nghe phần pháp đàm ở Đà Lạt, Achaan nói về tâm tái tục. Tôi nghe rằng, việc được tái sinh làm người là quả của một nghiệp thiện… Chúng ta đã tạo rất nhiều nghiệp thiện và bất thiện trong các kiếp trước, nhưng tại sao lại là nghiệp thiện cho quả ở khoảnh khắc tái sinh để thành người mà không phải là chó mèo, hay con vật nào đó…?
Achaan: Đó là những câu hỏi vì sao, như thế nào… nhưng vẫn là bao quanh“bạn”.Chủ đề này không phải là điểm trọng yếu. Điểm trọng yếu là nếu không có gì sinh khởi, sẽ không có thế giới, không có ta, không có bạn,… Nhưng khi bất cứ thực tại nào sinh khởi,bởi vô minh, chúng ta đều cho đó là cái gì đó, nhưng nó không phải là cái đó vì bất cứ cái gì sinh khởi đều diệt ngay lập tức, không bao giờ trở lại và luôn mới. Vì vậy hãy học để hiểu thực chất không có tôi, không có gì cả, vì từ chỗ không có gì rồi có gì rồi lại không có gì cả, ngày hôm qua không phải là hôm nay và hôm nay không phải là ngày mai. Mọi thứ đều đổi thay, không có gì trở lại. Sự thật không có “tôi”. Đó là điểm cốt yếu. Đó là lý do vì sao học về duyên hệ cũng chỉ là để hiểu rằng từng khoảnh khắc đều không thể bị cho là cái gì đó kéo dài, trường tồn được. Không nên chỉ là muốn học, muốn đọc, muốn hiểu về cái này, cái kia… Vậy còn những điều này thì sao? Nghiệp không phải là tự ngã, nó là tâm sở. Để hiểu về nghiệp, có cách nào khác để hiểu thực tại của nghiệp, mà không chỉ nói về nó?
Thái: Hiểu cái sinh khởi hiện giờ để hiểu hơn về nghiệp.
Achaan: Bạn có thể làm cho nó sinh khởi được không? Bằng việc hiểu từng chút một, sẽ dần quay về hơn với sự thật ở khoảnh khắc này, và vì vậy có thể hiểu về vô ngã, không thể kiểm soát, dù cho bạn muốn chừng nào đi nữa thì vẫn không thể làm cho nó sinh khởi bằng ý muốn. Có nghiệp hiện giờ không?
Phương: Ôi con xin lỗi, con cảm thấy như là mình đang học một ngôn ngữ hoàn toàn mới vậy vì con chưa từng được nghe về những khái niệm này, nhưng con thực sự cảm kích những lời giải thích của Achaan cũng như câu hỏi của chị Lý.
Achaan: Điều đó rất khó vì nó không chỉ nằm trong sách vở mà là ở hiện giờ,từng thứ một.Như cái thấy chẳng hạn. Có cái thấy hiện giờ, vì vậy cũng có cả cetanā đang sinh khởi. Nhưng loại duyên nào khiến cho cetanā sinh khởi cùng cái thấy? Cứ như vậy, tiếp tục, tiếp tục,… cho đến khi bạn hiểu rất rõ lời dạy của Đức Phật, trước khi có duyên cho chánh niệm trực tiếp – satipathana (tứ niệm xứ). Hãy kiên nhẫn, hãy suy xét kỹ lưỡng cho đến khi có thể hiểu, dù mỗi lần chỉ rất ít ỏi. Như hiện giờ cái thấy đã diệt đi, cho đến khi có gì đó xuất hiện như lúc này thì không thể đếm nổisố lượng cái thấy đã sinh và diệt. Bạn thấy không, ngay khi mở mắt, có rất nhiều thứ hiện diện nhưng hẳn phải có thực tại sinh khởi – đó làcáckalāpa (tổ hợp sắc). Từng kalāpa đều được duyên bởi kamma (nghiệp) hay citta (tâm) hay utu (thời tiết) hay ahara (dưỡng chất).
_____________
*Tư tâm sở là năng duyên (pháp làm duyên). Tâm, các tâm sở đồng sinh và sắc do tâm sinh khi ấy là sở duyên (pháp được làm duyên)