PHÁP ĐÀM SÁNG 30/09/2019 tại Hà nội – Phần II

Có người nói rằng những gì trao đổi ở đây chỉ là lý thuyết. Bên cạnh đó phải có thực hành mới được Câu hỏi đặt ra là thực hành là gì?

Người hỏi:   Là làm việc gì đó theo lời đức Phật dạy.

Sarah:          Vậy đức Phật dạy chúng ta làm gì?

Người hỏi:   Hiểu đúng và làm cho đúng.

Người dịch:   Chú có thể cho ví dụ cụ thể được không ạ?

Người hỏi:     Là nghe theo Giáo lý, hiểu đúng.

Người dịch:   Cụ thể là gì ạ?

Người hỏi:     Là hiểu đúng Giáo lý của đức Phật.

Sarah:           Theo lời đức Phật thì ai là người có thể có hiểu biết đúng? Có phải là mình hay ai đó có hiểu biết đúng không?

Người hỏi:      Không ai cả, tất cả là pháp do duyên sinh.

Sarah:             Vậy chẳng hạn như bây giờ nếu hiểu biết đúng sinh khởi thì đó có phải là thực hành không?

Người hỏi:       Đó cũng là thực hành.

Sarah:              Hiểu biết luôn phả ilà hiểu về khoảnh khắc này, không cần phải nghĩ đến một thời điểm khác hay một nơi chốn khác cho hiểu biết, hiểu biết đúng về khoảnh khắc này là quan trọng đúng không?

Người hỏi:        Bất kể pháp nào do duyên sinh không phải lúc này hay lúc khác mà đúng thì đều tốt cả, không nhất thiết chỉ là lúc này.

Người dịch:      Ý của bà Sarahlà thực tại lúc này mới là cái có thể được hiểu, chứ không phải là thực tại chưa sinh khởi, nghĩ đến một thời điểm khác hay một nơi khác.

Người hỏi:        Vâng.

Sarah:              Ở khoảnh khắc này, khi có cái hiểu thế nào là trí tuệ và trí tuệ có đối tượng là gì, liệu ta có thể nói nó là sự khởi đầu của thực hành?

Người hỏi:        Không ạ.

Sarah:              Tại sao lại không?

Người hỏi:   (suy nghĩ)

Sarah:              Bởi lúc nãy chú có nói rằng thực hành là làm theo lời dạy của Đức Phật là hiểu về hiện giờ, và rằng hiểu hiện giờ không phải là mình mà là pháp do duyên sinh,có đúng không?

Người hỏi:        Đúng

Sarah:              Dựa theo định nghĩa của chú về thực hành thì khi có cái hiểu đúng, dù là ít ỏi, thì đó là thực hành, phả ivậy không?

Người hỏi:        Đúng

Sarah:              Như vậy nhờ có việc nghe Pháp, thảo luận về cá cpháp chân đế khác nhau, có cái hiểu đúng những gì được nghe, dần dần sẽ có cái gọi là “thực hành”,có đúng không?

Người hỏi:        Đúng

Sarah:               Như vậy biết thêm về các pháp chân đế đang diễn ra hiện giờcó hữu ích không?

Người hỏi:        Có hữu ích

Sarah:               Chú đã được nghe về danh pháp và sắc pháp. Danh pháp là các thực tại kinh nghiệm, nhận biết, còn sắc pháp thì không kinh nghiệm, nhận biết gì cả. Chú có thể đưa ra một số ví dụ về danh pháp hay sắc pháp hiện giờ không?

Người hỏi:         Không ạ

Sarah:               Thông thường chúng ta vẫn nghĩ về các hình ảnh chế định như cái micro, con người, cái ghế, cái bàn,…Nhưng vì chúng ta quan tâm đến trí tuệ và các đối tượng của trí tuệ, chúng ta đã biết đó chỉ làcác phápchế định, hay những khái niệm mà thôi. Hiện giờ có cái thấy không?

Người hỏi:          Có

Sarah:                 Cái thấy có phải là pháp không?

Người hỏi:          Có

Sarah:                 Là chú thấy hay ai đang thấy?

Người hỏi:          Chỉ là thấy thôi.

Sarah:                 Như vậy, cái thấy là một pháp, cái thấy không phải là mình, nó là một pháp. Vậy cái thấy thấy cái gì?

Người hỏi:           Thấy những đối tượng trong này.

Sarah:                  Bình thường chúng ta nghĩ rằng cái được thấy là những bông hoa hay cái ly, hay những người bạn ngồi đây… Thực chất cái được thấy chỉ là đối tượng thị giác, tức là cái được thấy qua mắt, còn việc biết đó là bông hoa hay con người thì diễn ra trong suy nghĩ. Như vậy cái thấy là pháp, đối tượng thị giác là pháp, nhưng những bông hoa hay cái bàn chỉ là các khái niệm được nghĩ về mà thôi. Còn cái nghe, hiện giờ có cái nghe không?

Người hỏi:            Có

Sarah:                   Là ai đang nghe? 

Người hỏi:            Không ai đang nghe cả.

Sarah:                   Vậy cái nghe hiện giờ nghe cái gì?

Người hỏi:            Nghe âm thanh.

Sarah:                   Cũng giống như cái thấy, khi cái nghe sinh khởi nó chỉ nghe âm thanh, nó không thấy tiếng nói hay tiếng động cụ thể nào đó mà chỉ nghe âm thanh mà thôi. Chúng ta học về sự thật của cuộc sống để hiểu rằng trong thế giới tối hậu, thực tế chỉ có các thực tại sinh khởi, không phải là một thế giới đối tượng của suy nghĩ với những con người ở đó, không phải là tôi đang thấy, đang nghe hay thấy những bông hoa hay cái ly, chỉ có là các pháp sinh khởi và diệt đi. Nếu chúng ta không được nghe những lời giảng của Đức Phật về những pháp chân đế ấy và thảo luận kỹ càng về chúng, liệu những hiểu biết về các pháp hiện giờ mà chú gọi là “thực hành” đó có thể phát triển được không?

Người hỏi:             Không ạ

Sarah:                   Đó là mục đích chính của những buổi Pháp đàm, để cùng nhau tìm hiểu về những thứ có thực, về các pháp chân đế mà Đức Phật đã giác ngộ, khác với thế giới của suy nghĩ, nơi chúng ta đang sống trong vô minh. Hiểu về các pháp trong cuộc sống tại khoảnh khắc này có khó không?

Người hỏi:              Khó ạ

Sarah:                    Như vậy chú đang tán thán ơn đức của Đức Phậtvà Giáo lý của Ngài, chỉ ra rằng Giáo lý ấy vô cùng thâm sâu, vi diệu như chính Ngài đã nói. Giáo lý ấy rất khó để hiểu chứ không phải dễ dàng được nắm bắt hay “thực hành”.

Jonathan:                Nếu chúng ta chưa từng nghe sự thực về pháp chân đế, về những gì là thực ở khoảnh khắc này the tự mình có thể khám phá ra được không?

Người hỏi:               Không ạ.

Jonathan:                Như vậy chúng ta cần phải nghe những lời dạy của Đức Phật, và phải được nghe rất chi tiết, có nhiều khía cạnh khác nhau cần phải hiểu. Dù thực hành bao nhiêu đi nữa-theo nghĩa mà mọi người vẫn nói về thực hành, thì cũng không thể đưa tớ ihiểu biết về những gì Đức Phật đã giác ngộ. Vì vậy những lời dạy cuả Đức Phật cần phải được nghe, không chỉ một lần mà cần rất nhiều lần,và suy xét lặp đi lặp lại về những gì đã được nghe. Nhờ những lời dạy đó mà có cái hiểu đúng về những gì đang xuất hiện hiện giờ với đúng bản chất của chúng, nó hoàn toàn khác với việc cố tập trung vào thứ gì đó với mục đích để hiểu nó. Khi cố tập trung vào cái gì đó, thực ra chỉ là tập trung vào ý niệm về một cái gì đó chứ không  phải là cái hiểu về pháp đang xuất hiện một cách tự nhiên. Vì vậy mỗi khi chúng ta cố để hiểu hay chọn lựa đối tượng nào đó, đó không phải khoảnh khắc của trítuệ, bởi khoảnh khắc của trítuệ là khoảnh khắc sinh khởi một cách tự nhiên với một đối tượng xuất hiện tự nhiên không chọn lựa.

Người hỏi:              Cho tôi được hỏi,những lời dạy của Đức Phật phải được nghe đi nghe lại và suy xét nhiều lần, vậy sự say xét đó là lấy kinh nghiệm của mình hay lấy cái học hỏi nào để suy xét như thế nào cho đúng, thế nào là sai? Đó là kinh nghiệm thực tại của mình hay thế nào? Bởi nói suy xét thôi thì nó vẫn thế nào ấy.

Jonathan:                 Đây là một câu hỏi rất hay, bởi một số người cho rằng suy xét giống như một công việc mà mình chủ động làm vào một số thời điểm cụ thể, như là ngồi suy ngẫm. Nhưng như vậy vẫn là một hình thái của sự thực hành theo quan niệm thông thường. Nhưng sự suy xét mà Đức Phật đã thuyết giảng là sự suy xét phát sinh từ mối quan tâm đến những gì đã được nghe,và vì thế những khoảnh khắc suy xét đó diễn rất tự nhiên khi có những trao đổi với nhau như thế này, hoặc vào bất cứ thời điểm nào khác trong ngày khi chúng ta nghĩ lại về những gì đã được nghe (không phải là nghĩ một cách bâng quơ, mà là với sự suy xét).

Băn khoăn của chú là: sự suy xét là dựa trên kinh nghiệm của mình hay thế nào?;thì câu trả lời ở đây là: suy xét về những lời dạy của đức Phật xem có đúng với thực tế của các pháp đang diễn ra hiện giờ hay không. Như vậy suy xét không phải là chọn lấy một chủ đề rồi ngẫm nghĩ về nó, tìm cách phân tích nó, mà là xem xét xem những lời mà ta đã được nghe từ mô tả của đức Phật về thực tại có đúng như những gì đang diễn ra ở khoảnh khắc này hay không. Ví dụ như lời dạy của đức Phật về việc cái thấy chỉ kinh nghiệm đối tượng thị giác, rồi sau đó có suy nghĩ về hình dạng và từđó hình thành ý niệm về những con người khác nhau. Hay về cái nghe: cái nghe lại là một thực tại khác, nó kinh nghiệm đối tượng khác với cái thấy, vàcũng tương tự như cái thấy, cái nghe chỉ nghe âm thanh, còn ý nghĩa của âm thanh thì được biết trong suy nghĩ. Vậy chúng ta có thể suy xét xem những mô tả đó có đúng với thực tế hay không, cái mà thông thường chúng ta vẫn nhận thức theo một khối, không có sự tách rời. Chẳng hạn cho rằng cái thấy thấy ngay con người, hay cái nghe là “tôi”đang nghe, chứ không phải đó là những khoảnh khắc tâm khác nhau. Vậy những lời Đức Phật theo đó cái thấy và cái nghe là hai thứ khác nhau có đúng không? Cái thấy có thấy luôn con người hay không? Hay chắc chắn ý niệm con người được biết trong suy nghĩ v.v…? Sự suy xét đó có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, cả khi chúng ta đang đánh răng hay có một hoạt động nào đó. Ta không cần dành ra một khoảng thời gian cụ thể để suy xét về pháp.

Chú có thấy sự khác biệt giữa một bên là suy xét một cách rất tự nhiên về những gì mà Đức Phật đã giảng, và bên kia là chọn ra một thời điểm nào đó để suy xét dựa trên những kinh nghiệm của mình? Trong cuộc sống, có lúc ta nghĩ đến thứ gì đó mà không hề có ý định cho việc ấy. hay có lúc đang làm việc này nhưng lại nghĩ sang thứ khác. Hoặc bất chợt nhớ đến câu nói của ai đó hay nhớ đến một sự việc đã xảy ra trước  đó.  Cũng như vậy,sự suy xét có thể sinh khởi bởi mối quan tâm mà ta có với những gì đã từngđược nghe liên hệ với khoảnh khắc hiện tại. Nó diễn ra một cách rất tự nhiên mà không cần phải lên kế hoạch sắp xếp từ trước. Không có sự cố tình lựa chọn chủ đề hay thời điểm, nó diễn ra do bởi duyên tương ứng của nó.

Người hỏi:                Con đồng ý ạ.

Sarah:                       Về câu hỏi suy xét dựa trên kinh nghiệm của mình: nếu ta chưa từng được nghe Pháp, chưa từng có cái hiểu về những gì được nghe thì cái gọi là kinh nghiệm của chúng ta thật không đáng tin cậy. Đức Phật nói là hãy quy y Pháp,chứ không nói quy y kinh nghiệm của bản thân. Bởi kinh nghiệm của bản thân thì cho chúng ta thấy rằng có một cái “tôi”thấy bông hoa và kinh nghiệm những thứ khác nhau, hay kinh nghiệm của bản thân cho thấy “tôi bảo được con cái phải làm theo ý mình”,…Kinh nghiệm của bản thân mình xuất phát từ rất nhiều vô minh và tà kiến. Giống như khi chúng ta ngủ đêm và mơ, sau đó đến buổi sáng khi tỉnh dậy thì nhận ra là đó chỉ là giấc mơ, cũng như vậy,khi được học về sự thật của các pháp,chúng ta chợt nhận ra tất cả những gì trước đây chúng ta cho là thực hóa ra chỉ là giấc mơ, một giấc mơ giữa ban ngày. Học Giáo pháp làm cho chúng ta thức tỉnh. Vì vậy cần phải lắng nghe và suy xét rất nhiều lần bởi ý niệm về ngã trong chúng ta bắt rễ rất sâu dầy. Nếu chúng ta không đượcnghe từ lời giảng của đức Phật về sự vắng mặt của một tự ngã thì ta sẽ không bao giờ tự nghiệm được ra rằng thực chất không có một cái tôi nào cả. Chính vì vậy đức Phật nói rằng được nghe chánh Pháp, được  gần gũi bậc thiện trí, được đàm luận về Pháp là phước lành tối thượng.

Người hỏi:                 Nói kinh nghiệm ở đây là kinh nghiệm qua lời dạy của Đức Phật. Như Đức Phật nói là tai chỉ nghe âm thanh nhưng thực tế thì tai không thể nghe âm thanh mà chúng ta lại đặt vấn đề là ai nói hay ai nghe,… ý nói kinh nghiệm là kinh nghiệm như vậy. Thực tế là tai nghe âm thanh, mắt nhìn đối tượng, thực tế là mình gán luôn tên vào đó mà không thấy được đó là sắc, là cứng hay là mềm mà chúng ta hiểu nó là như thế.

Sarah:                       Việc mọi người nghe lời nói, hay thấy bông hoa là việc bình thường, nhưng khi được nghe lời dạy của Đức Phật thì có thể có sự suy xét rằng sự thực thì không phải là như thế. Dù ta chưa hoàn toàn kinh nghiệm đúng như sự thật,nhưng có sự khởi đầu nhận ra rằng sự thật không giống như những gì mình từng nghĩ, đó là sự khác biệt giữa được  nghe Pháp và không được nghe Pháp.

Jonathan:                  Chúng ta chỉ hiểu về mặt tư duy là như vậy, chứ không cố để không nghĩ về ý nghĩa của âm thanh sau khi nghe, hay cố để chia tách giữa cái thấy và nghĩ về cái được thấy,bởi nếu như vậy nó lại là một hình thái của sự thực hành,có phải không? Hiểu trực tiếp thực tại cần nhiều thời gian, không thể mong đợi nó diễn ra ngay lập tức, kinh nghiệm đúng như lời Đức Phật đã mô tả. Chính vì vậy nên ta nói tới sự suy xét, một suy xét không chủ ý, tự nhiên vun bồi qua thờii gian, và tầm quan trọng của việc được nghe về mô tả của đức Phật về sự thật, không phải chỉ một lần mà nhiều lần. Thực chất hiểu biết lúc đầu chỉ thuần túy là hiểu về mặt tư duy mà thôi. Ví dụ,chúng ta được nghe phân tích về cái nghe và âm thanh.Nếu không được nghe Giáo lý thì ta đương nhiên cho rằng mình nghe nghĩa của âm thanh, nhưng bằng tư duy chúng ta có thể  hiểu rằng bản thân âm thanh không có nghĩa gì cả, cái nghe chỉ nghe âm thanh còn ý nghĩa của âm thanh lại được biết đến trong suy nghĩ. Rõ ràng sự thật ấy khác với những gì chúng ta nhận thức về thế giới nếu không được nghe Giáo pháp của Đức Phật. Như vậy, chúng ta bắt đầu nhận thức được rằng có một sự thật nào đó ta chưa hiểu rõ và cần được hiểu hơn nữa.Nhưng ta cũng không thể đẩy nhanh quá trình phát triển của hiểu biết, nó cần có thời gian.

Sarah:                    Khi Đức Phật giảng về phát triển tứ niệm xứ, tứ niệm xứ có đối tượng là pháp chân đế. Nếu mình không biết pháp chân đế là gì thì làm sao có thể có trí tuệ hay chánh niệm sinh khởi hiểu các pháp chân đế ấy. Nếu quan tâm đến sự phát triển của tứ niệm xứ và để hiểu rõ các pháp chân đế là gì,cần phải có sự lắng nghe, thảo luận, và suy xét để hiểu rằng các đối tượng ấy khác với các khái niệm chế định, nếu không sẽ không thể có tứ niệm xứ sinh khởi trực tiếp kinh nghiệm các pháp chân đế.

….

Người hỏi:              Con kính thưa ông bà, kính thưa toàn thể pháp hội trước khi con đặt ra câu hỏi của mình cho phép con được nói lời tri ân đến Achaan, ông bà và các bạn đạo hữu trẻ đã dày công tổ chức các buổi pháp đàm để cho con có được cái hiểu đúng lời dạy của Đức Phật. Thứ hai, cháu xin gửi lời cảm ơn bác Hùng, bác đã có một câu hỏi vô cùng thiết thực cho những người cao tuổi, bố mẹ cháu ở nhà cũng có những suy nghĩ như vậy. Hôm nay được ông bà giải thích dưới ánh sáng của Đức Phật,con thấy mọi thứ vô cùng rõ ràng và đem lại cái hiểu rất sâu sắc. Đó là cuộc sống thực hiện nay. Nó giải tỏa được rất nhiều mối lo lắng mà chính những mối lo lắng này là nguyên nhân gây ra mọi rắc rối trong cuộc sống. Một lần nữa con xin được tri ân ông bà đã giải thích dưới ánh sáng của Giáo lý.

Câu hỏi của con là: trong hai hoàn cảnh, ví dụ như: một người bố thí để xây dựng công trình nào đó, việc làm   này được ghi tên vào bảng vàng và được thông báo ở mọi nơi để mọi người cùng biết; một việc bố thí nữa cũng lớn lao nhưng lại không được ghi tên vào bảng vàng hay bia đá. Hai loại bố thí này có gì khác nhau và có được gọi là bố thí ba la mật hay không ạ?

Jonathan:               Như chúng ta đã biết, chúng ta thường nói ở các Pháp đàm về những pháp khác nhau sinh khởi ở những thời điểm khác nhau. Khi chúng ta nói về một tình huống dài như bố thí rồi được khắc tên vào bảng vàng ở chùa thì đó là một câu chuyện rất dài rồi. Bởi vì trong đó bao gồm rất nhiều thực tại và khoảnh khắc khác nhau nên mình không thể mong biết và phân tích hết được những khoảnh khắc đó. Nhưng điều chúng ta đã từng nói và đề cập tới mà rất hữu ích để hiểu về chủ đề này, đól à:giá trị của một hành động phụ thuộc vào phẩm chất của tâm tại thời điểm thực hiệnhành động đó,chứ không phải là bản thân hành động đó. Một việc là thiện khi tâm sinh khởi làm việc đó là thiện. Quá trình bố thí bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau:mua vật thí,mang vật thí đến tặng cho người cần nhận,rồi sau đó nữa, có rất nhiều khoảnh khắc khác nhau với nhiều pháp sinh khởi khác nhau. Một điểm nữa chúng ta đã nói, đó là: những tâm đó sinh khởi do duyên của chúng chứ không do ý chí của chúng ta. Điểm chính mà chúng ta đã tập trung nói trong những buổi pháp đàm vừa qua là về sự phát triển hiểu biết về bản chất của các pháp, không chỉ một số trạng thái tâm nhất định, mà tất cả các pháp khác nhau trong cuộc sống. Chúng ta cũng có nói về những tích lũy về thiện hay bất thiện sinh khởi tùy thuộc vào tích lũy riêng của mỗi cá nhân. Hiểu về bản chất hay tính chất của thực tại đó khi chúng xuất hiện là điều lợi ích nhất mà chúng ta nên suy xét đến, bởi một cách tự nhiên khi hiểu biết về pháp chân đế tăng trưởng thì tự nó nó sẽ làm thanh tịnh hóa những khoảnh khắc của thiện pháp sinh khởi trong cuộc sống.

Sarah:                      Nói ngắn gọn,một sự bố thí cúng dường rộng rãi, hào phóng thì dù được ghi tên lên bảng vàng hay không cũng không có gì khác biệt. Cũng tương tự như vậy, sự cúng dường nhỏ bé dù được ghi nhận hay không được ghi nhận, được viết vào sổ công đức hay không, ghi bia đá hay không cũng không có sự khác biệt nào cả, quan trọng là phẩm chất của tâm khi làm việc đó. Nếu có cái hiểu ở khoảnh khắc làm công việc bố thí đó rằng nó chỉ là tâm, chỉ là pháp chứ không phải là tôi” bố thí, tôi bố thí nhiều hay ít, hiểu biết đó sẽ là sự khởi đầu của bố thí ba la mật. Như Đức Phật đã nói trong các loại thí, như cúng dường cho chùa chiền, bố thí tiền bạc của cải cho người khác,v.v….thì Pháp thí – sự chia sẻ hiểu biết về Giáo pháp cho những người khác là sự bố thí cao thượng nhất,và bất kể là bố thí nhiều hay ít, bố thí cái gì đi nữa thì yếu tố quyết định nằm ở tác ý và phẩm chất tâm ở thời điểm bố thí.

Hết buổi sáng ngày 30/9/2019

———

Leave a Reply

Translate »