Tuyển Tập Pháp Đàm với Achaan Sujin 2013-2016 – Tập I – Chương VI: Nghiệp và Quả của nghiệp – Vòng sinh tử luân hồi

Chương VI:

Nghiệp và quả của nghiệp – Vòng sinh tử luân hồi

Pháp đàm tại Hội An, chiều ngày 18/05/2014

Người hỏi: Dạ em xin phép hỏi. Lúc sáng em nghe Pháp, có những khoảnh khắc nghe được và có những khoảnh khắc không nghe được. Vậy khoảnh khắc nghe được và không nghe được có phải là nghiệp không?

Người phiên dịch: Không nghe được có nghĩa là nghe không hiểu hay không nghe được âm thanh?

Người hỏi: Dạ, là khoảnh khắc phóng tâm, không để ý ạ.

Achaan Sujin: Đó là một pháp, một thực tại, không phải là bạn. Nó do duyên sinh, không thể được kiểm soát. Nó hoàn toàn vô ngã, nhưng do trí tuệ chưa đầy đủ nên ta không hiểu được khoảnh khắc đó không phải là ta, không phải là ngã. Đây chính là điểm mấu chốt mà qua đó chúng ta thấy rằng, không ai có thể chủ động làm một việc gì, dù có cố đến đâu. Nếu không có hiểu biết sinh khởi thì sẽ vô ích, vì dù trí tuệ hay vô minh có mặt ở khoảnh khắc đó thì chúng đều không phải là bạn, không phải là ai đó. Càng tìm hiểu thêm về sự thật này, trí tuệ sẽ càng dần tiến tới điểm có thể hiểu được điều đó.

Hiện giờ không ai hiểu được cái thấy là vô ngã đúng không? Cũng như vậy đối với cái nghe, với những khoảnh khắc lắng nghe và những khoảnh khắc không lắng nghe,… tất cả các khoảnh khắc đó đều do duyên sinh, không có ai ở đằng sau. Giáo lý rất tự nhiên và vô cùng vi tế. Việc nghe Giáo lý có thể giúp chúng ta phát triển sự suy xét chân chánh từ những gì được nghe. Chỉ nghe thôi mà không có sự suy xét về những gì được nghe sẽ không làm duyên cho hiểu biết sâu hơn. Khi đó, mặc dù chúng ta có thể nghe thấy ngôn từ nhưng không hiểu được nghĩa của nó. Nhưng một khi đã có hiểu biết, chỉ một từ cũng đủ để thể hiện thực tại hiện giờ. Chẳng hạn, “cái thấy” không chỉ là một từ, nó chỉ đến thực tại hiện giờ đang thấy ngay lúc này đây. Vì nó là một thực tại hữu vi, do duyên sinh nên không ai có thể kiểm soát được chuyện đó. Ta không thể khiến nó sinh khởi hoặc không thể khiến nó không diệt đi, điều đó là không thể. Nhờ vậy, ta có thể phát triển hiểu biết về vô ngã.

Người hỏi: Dạ, cho con hỏi câu hỏi thứ hai.

Achaan Sujin: Câu hỏi vừa rồi bạn có thấy rõ ý đã được giải thích không?

Người hỏi: Dạ có, nhưng con vẫn muốn hỏi về nghiệp.

Achaan Sujin: Bây giờ bạn có chắc chắn rằng tất cả những gì xuất hiện chỉ là pháp không?

Người hỏi: Dạ, chắc chắn ạ.

Achaan Sujin: Trước khi chúng ta đi sâu vào những khái niệm như “nghiệp”, cần phải có hiểu biết rất rõ ràng về cái là pháp một cách chắc chắn, sau đó ta có thể tìm hiểu kỹ hơn. Cái mà bạn gọi là nghiệp là gì?

Người hỏi: Dạ, là những thực tại trong cuộc sống của mình, giống như mong muốn của mình muốn tập trung để nghe Pháp nhưng lại có những luồng suy nghĩ khiến mình bị phóng tâm. Con nghĩ là do mình không tích lũy được cái gì đó trong kiếp trước nên bây giờ không được hưởng phước của việc nghe pháp.

Achaan Sujin: Đó, đấy là vì bạn đang nghĩ về bạn, nhưng thực chất đó chỉ là pháp. Vậy cái mà bạn cho là bạn là gì đây?

Người hỏi: Dạ, con cũng không rõ về vấn đề này.

Achaan Sujin: Từ khi sinh ra đến khi chết đi, bất cứ khi nào không có hiểu đúng về các thực tại thì chúng ta sẽ luôn nói về những điều mình không biết. Chẳng hạn, chúng ta dùng từ nghiệp nhưng chúng ta không biết nghiệp là gì, chúng ta dùng từ “tôi”, “bản thân tôi”, nhưng đó là cái gì đây? Liệu ta có thể hiểu về nghiệp nếu không hiểu đúng về khoảnh khắc hiện giờ không?

Người hỏi: Dạ, con đồng ý.

Pháp đàm tại Huế, sáng ngày 25/05/2014

Achaan Sujin: Vậy chúng ta có thể nói về khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống này không? Cái gì sinh khởi ở khoảnh khắc đầu tiên của một kiếp sống?

Trả lời: Tâm và tâm sở.

Achaan Sujin: Đúng, khi đó chưa có tên gọi, chưa có con người nào như bây giờ. Tâm có thể tự sinh khởi không? Tự thân nó không thể sinh khởi mà phải có duyên để cho tâm và tâm sở sinh khởi. Thông thường, chúng ta nghĩ đến nghiệp đã tạo trong qúa khứ. Và nghiệp quá khứ là duyên khiến quả sinh khởi về sau. Có hành vi nào ở khoảnh khắc đầu tiên của một kiếp sống không?

Người dịch: Không

Achaan Sujin: Khoảnh khắc đó là quả của một nghiệp đã tạo trong quá khứ, và không ai biết được loại nghiệp nào sẽ làm duyên cho tâm quả sinh khởi sau cái chết ở kiếp sau. Nhưng tất cả chúng ta đều từng tạo vô số loại nghiệp khác nhau, và trong đó chỉ có một nghiệp đã làm duyên cho khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống này mà chúng ta gọi là thức tái tục, cái mang theo tích lũy của tất cả các nghiệp và xu hướng ngủ ngầm. Những nghiệp đó sẽ làm duyên cho các khoảnh khắc của thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm… Do vậy, một khi sinh ra tất yếu sẽ có các khoảnh khắc của thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm tương ứng với nghiệp đã tạo và làm duyên cho thức tái tục đó. Khi chưa phải là thời điểm của nghe thì cái nghe không thể sinh khởi. Bởi tất cả những khoảnh khắc đó đều là quả của nghiệp đã tạo trong quá khứ. Ai sinh ra mà không có cái nghe sinh khởi? Điều đó tùy thuộc vào duyên. Nếu không có nghiệp làm phát sinh nhĩ căn, người đó sẽ là người điếc bẩm sinh. Còn với người mù thì sao? Không có ai muốn bị mù nhưng một số thì bị mù từ khi sinh ra. Đó là do quả của nghiệp mà người đó đã tạo từ trước.

Chính vì vậy, thức tái tục là một tâm rất khác biệt. Chúng ta đã sinh ra ở thế giới này, nhưng khoảnh khắc của thức tái tục có giống như bây giờ không? Đức Phật dạy chúng ta rất chi tiết về các khoảnh khắc. Thức tái tục diệt đi làm duyên cho các khoảnh khắc tâm khác tiếp nối. Ở khoảnh khắc tiếp nối thức tái tục thì chưa có nghe và thấy. Tâm tiếp nối thức tái tục vẫn là quả của cùng loại nghiệp đã làm duyên cho thức tái tục sinh khởi bắt đầu một kiếp sống. Chúng ta sống nhưng không có hiểu biết rõ rệt khi nào thì là quả của nghiệp, khi nào là nghiệp. Vậy cuộc sống, hay tâm sinh khởi tiếp theo thức tái tục thì như thế nào? Khi đó vẫn chưa có thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ. Vì tâm ấy cũng được duyên bởi nghiệp đã tạo trong quá khứ đã sản sinh ra thức tái tục nên nó cũng giống như thức tái tục. Loại tâm này không bao giờ thay đổi cho đến khi tử thức của kiếp này chấm dứt. Nhưng sau tử thức- khoảnh khắc cuối cùng của kiếp sống – thì sẽ có một nghiệp làm duyên cho khoảnh khắc đầu tiên thức tái tục của kiếp tiếp theo. Như vậy, có nhiều loại thức tái tục khác nhau, sinh ra là người là một loại, hay sinh ra ở cõi bàng sinh (cõi súc sinh) là những cõi mà ta có thể thấy ngay trong khi làm người. Sinh ra làm người là một quả thiện hơn với sinh ra là súc vật, đúng không? Có tốt hơn không? Tại sao? Con người thì thấy và súc vật cũng thấy. Nhãn thức cũng giống hệt ở người cũng như súc vật, không phải là cùng một thức nhưng nó cùng một loại. Dù là Đức Phật thấy, hay Ngài Ānanda thấy, hay một phàm phu, hay một chư thiên thấy, hay một súc vật thấy, thì cái thấy vẫn có đặc tính là “thấy” và là quả của nghiệp. Thấy là một khoảnh khắc kinh nghiệm đối tượng thị giác mà không hề có ý định, chủ định làm việc đó. Đôi lúc nó kinh nghiệm đối tượng khả ái, đôi lúc bất khả ái. Cái gì làm duyên cho những khoảnh khắc như vậy? Đó là do nghiệp đã tạo trong quá khứ.

Không ai biết được khi nào những nghiệp đã tạo trong quá khứ sẽ trổ quả trong tương lai. Chúng ta biết rằng mỗi khi có kinh nghiệm ngũ quan, như khi nhãn thức sinh khởi thì là do một quả trong quá khứ đang trổ. Những khoảnh khắc kinh nghiệm đối tượng bất khả ái là quả của nghiệp bất thiện, điều đó là không thể tránh khỏi. Những khoảnh khắc của thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm xảy ra một cách tự nhiên và không có ai lựa chọn, vì không có chủ thể hay tự ngã nào đứng ra điều khiển tất cả những thứ đó. Liệu có ai có thể lựa chọn sinh ra ở nơi này nơi kia, hay sinh ra ở cõi này hay cõi kia không? Không có người nào làm công việc lựa chọn được sinh ra ở trong kiếp này với tư cách là người này. Nếu như bạn có thể lựa chọn việc tái sinh thì bạn muốn tái sinh ở đâu?

Trả lời: Ở cõi thiên.

320 Tuyển tập Pháp đàm với Achaan Sujin – Tập I

Achaan Sujin: Việc sinh ra ở cõi thiên chỉ có thể là quả của một nghiệp thiện mà thôi. Nhân đúng sẽ tạo ra quả đúng. Nghiệp bất thiện sẽ không thể tạo quả thiện. Lúc thấy một con cún rất xinh xắn, khi đó là quả của nghiệp nào đây?

Trả lời: Quả của một nghiệp thiện.

Achaan Sujin: Vậy chúng ta bắt đầu hiểu một chút về nhân và quả, không ai có thể thay đổi sự vận hành của nghiệp và quả của nghiệp. Có thể có cái thấy ngay sau thức tái tục không? Chưa thể có. Khi ở trong bụng mẹ có những loại kinh nghiệm nào? Nhờ cô Sarah trình bày phần này.

Sarah: Tôi không thể nhớ lúc đó như thế nào nhưng chắc chắn là ở trong bụng rất là tối.

Achaan Sujin: Nhưng câu hỏi tôi muốn đặt ra là khi ở trong bụng mẹ, khi thức tái tục hình thành một sinh linh mới thì khi đó có những gì?

Sarah: Ở khoảnh khắc của thức tái tục có tâm, tâm sở và sắc. Tuy chưa có một số loại sắc nhưng chắc chắn có ba loại sắc là sắc tính nam hoặc nữ, sắc ý căn và thân căn. Khi đó chưa có nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt căn. Chưa có kinh nghiệm của thấy nghe, ngửi, nếm, xúc chạm nhưng đã có thân căn, do đó có cơ sở cho sự xúc chạm sinh khởi. Mặc dù đã có cái làm cơ sở cho thân thức sinh khởi là thân căn, nhưng ở khoảnh khắc đầu tiên đó vẫn chưa có sự kinh nghiệm đối tượng xúc chạm. Bởi vì sau những khoảnh khắc của thức tái tục đó và các tâm hộ kiếp tiếp nối, kinh nghiệm đầu tiên qua sáu căn diễn ra nơi ý môn. Loại tâm sinh khởi kinh nghiệm đối tượng trong lộ trình ý môn đầu tiên luôn là tâm tham. Tâm tham ở khoảnh khắc này vẫn chưa dính mắc vào các đối tượng của thấy nghe, ngửi, nếm, xúc chạm. Nó chỉ đơn thuần là tham dính mắc vào sự trở thành, hay còn gọi là tham hữu. Chúng ta có thể thấy rằng, trong cuộc đời của mình, ngay từ khoảnh khắc đầu tiên đã bị ngự trị bởi tham rồi. Khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống là thức tái tục đã có thể có nhận thức về thế giới này hay chưa? Không thể nào. Khoảnh khắc đó cũng giống như khi ta ngủ say vậy, nhưng khi ngủ say thì bạn là ai, tên bạn là gì, cha mẹ con cái, bạn bè của bạn là ai? Như vậy, khoảnh khắc của tâm đầu tiên của một kiếp sống thì không hề có kinh nghiệm gì cả, nó chỉ đảm nhận chức năng tái sinh trong một kiếp sống mới. Có 14 chức năng của tâm, nhưng ta sẽ không đi vào liệt kê những chức năng đó. Có thêm một chức năng nữa của tâm là chức năng tử, chức năng xa lìa cõi đời này. Nếu ta nhận ra rằng khoảnh khắc đầu tiên của kiếp sống cũng chỉ là một tâm sinh và diệt, khoảnh khắc cuối cùng của kiếp sống cũng chỉ là một tâm sinh và diệt, thì chúng ta sẽ thấy rằng chẳng có ích gì khi chúng ta tìm kiếm các loại kinh nghiệm, trở nên giàu có. Thực chất những gì được kinh nghiệm đều là quả của nghiệp. Nghiệp đôi khi cũng được gọi là bàn tay vô hình, ngoài nghiệp làm duyên cho thức tái tục thì nghiệp cũng làm duyên cho các khoảnh khắc kinh nghiệm khác trong cuộc sống. Một khi sinh khởi, thức tái tục diệt đi và làm duyên cho tâm tiếp theo, cứ như vậy cho tới khi tử thức sinh và diệt. Có khi nào mà sau khi tử thức diệt đi thì không còn có tâm sinh khởi nữa không?

Người dịch: Sau khi một vị A la hán tịch diệt.

Achaan Sujin: Tại sao lại không còn có tâm sinh khởi sau cái chết của một vị A la hán?

Người dịch: Bởi vì vị ấy đã hoàn toàn tận diệt tham ái và vô minh, cái là gốc của sự tái sinh.

Achaan Sujin: Vậy tất cả những người ngồi đây đều còn tái sinh nữa phải không? Và chúng ta không có lựa chọn nào cả, vì điều ấy phụ thuộc vào nghiệp, phụ thuộc vào thực tại. Không chỉ có một nghiệp được tích lũy ở thức tái tục, có rất nhiều nghiệp cùng được tích lũy ở tâm đó, những nghiệp này sẽ làm duyên cho những tâm khác nhau trong một kiếp sống. Nhưng thông thường, chúng ta lại cho rằng chỉ ở khoảnh khắc có những sự kiện bất thường xảy ra thì mới là quả của nghiệp, chẳng hạn khi ta được hay mất một cái gì đó thì mới là quả của nghiệp. Chúng ta quên mất rằng kể cả cái thấy hiện giờ đã là quả của nghiệp rồi, mỗi khoảnh khắc của nghe cũng là quả của nghiệp. Vậy chúng ta đang được học về nhân và quả trong cuộc sống hàng ngày. Một nghiệp làm duyên cho thức tái tục, thức tái tục sẽ làm duyên cho sự sinh khởi của tâm tiếp theo, nhưng tâm đó cũng là quả của nghiệp. Nghiệp đã làm duyên cho thức tái tục sinh khởi không chỉ làm duyên cho thức tái tục mà cũng làm duyên cho một số tâm khác sinh khởi sau đó trong cả kiếp sống. Thức tái tục không thể thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ. Nhưng mỗi tâm đều phải kinh nghiệm một đối tượng, kể cả khoảnh khắc ngủ say cũng vậy. Chừng nào nghiệp làm duyên cho sự sinh khởi ở cõi đời này vẫn chưa chấm dứt, vẫn còn những tâm là quả của nghiệp ấy sinh khởi, duy trì sự tồn tại của con người cụ thể đó trong kiếp đó, những tâm ấy gọi là tâm hộ kiếp. Trong một kiếp sống, có những khoảnh khắc thế giới xuất hiện, có những kinh nghiệm xảy ra qua một trong sáu căn, có những khoảnh khắc thì không có bất cứ kinh nghiệm nào, không có thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ – như lúc ngủ say, hoặc những khoảnh khắc xenkẽ giữa các lộ trình của các môn. Đó chính là những khoảnh khắc của tâm hộ kiếp. Ở những khoảnh khắc đó, tâm kinh nghiệm một đối tượng không được biết tới, bởi vì loại đối tượng này không được kinh nghiệm qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Tử thức – cũng là một tâm hộ kiếp – là tâm cuối cùng của những tâm là quả của cùng một nghiệp này

Bây giờ chúng ta sẽ nói về nghiệp, các loại nghiệp thiện và bất thiện, về quả của thiện pháp và bất thiện pháp. Câu hỏi đặt ra là khoảnh khắc nào là quả, khoảnh khắc nào là nhân? Điều này không quá khó, bởi vì đó chính là khoảnh khắc này. Nhãn thức là quả hay là nhân? Nhĩ thức là quả hay là nhân? Ngửi là quả hay là nhân, nếm là quả hay là nhân? Xúc chạm là quả hay là nhân? Các bạn có muốn có tất cả những khoảnh khắc này không? Ngay sau khi có cái thấy đã có dính mắc vào cái thấy rồi. Rất nhẹ, rất thoảng qua và không được biết tới. Khi có ai đó hỏi bạn, bạn có muốn bị mù không? Câu trả lời là gì? Câu trả lời là “không”. Như vậy, có sự dính mắc vào cái thấy, không ai muốn bị mù, và ngay sau cái thấy đã có sự dính mắc rồi.

Các tâm hộ kiếp, bhavaṅga-citta, kinh nghiệm cùng một đối tượng không phải là đối tượng của thế giới này như vẫn được kinh nghiệm qua sáu căn. Có đúng là đối tượng của các tâm này không thể được biết hay không? Có ai biết được cái được kinh nghiệm ở những khoảnh khắc đó không? Nhưng hẳn phải có một đối tượng mà nhờ vậy các tâm có thể tiếp tục sinh khởi và duy trì cuộc sống trong một kiếp, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, cho đến khi khoảnh khắc cuối cùng của kiếp này kết thúc. Và rồi lại một nghiệp khác làm duyên cho thức tái tục của kiếp tiếp theo, kiếp tiếp có thể ở địa ngục, ở cõi thiên, có thể ở cõi súc sinh, tùy thuộc vào nghiệp.

Pháp đàm tại Sài Gòn, chiều ngày 31/12/2014

Người hỏi: Trong khi đang nghe Pháp, có những lúc con lắng nghe lời dạy của Bà, có những lúc lại nghĩ về những thứ khác. Những lúc như thế là do nghiệp bất thiện, chứ không phải là do lơ đễnh?

Sarah: Như ban nãy tôi có nói, ở khoảnh khắc của cái thấy, đó là quả của nghiệp. Sau khi cái thấy đã diệt đi rồi thì có suy nghĩ về cái được thấy. Suy nghĩ này có thể sinh khởi với sự thích thú, với sự buông bỏ hay với sự khó chịu, khi đó không còn là quả của nghiệp nữa. Sáng nay, chúng ta đã nói về các “xu hướng được tích lũy” hay thói quen. Tôi có đưa ví dụ về một người khi có sự sân hận, thì sự sân hận ấy có thể được tích lũy và tăng trưởng mỗi khi nó sinh khởi. Khi sự sân hận đó trở nên mạnh mẽ, nó có thể khiến người đó nói những lời khó nghe hay làm những điều không đúng đắn. Không thể nói việc đó sinh khởi bởi nghiệp, mà thực chất là bởi sự tích lũy các xu hướng hành động theo cách này hay nói năng theo cách kia. Khi ta nói những lời khó nghe hoặc làm những việc không đúng đắn, đó chính là nghiệp, và nghiệp đó sẽ có năng lực tạo quả trong tương lai. Cũng như vậy, hiện giờ đang có cái nghe và những âm thanh khác nhau, và đó là quả của nghiệp. Trong khi nghe, nếu có hiểu biết sinh khởi thì có nghĩa là sự suy xét chân chánh, nhờ có tích lũy hiểu biết về Giáo pháp, qua đó, hiểu biết bắt đầu được phát triển. Và mặc dù hiểu biết ấy mới chỉ ở mức độ tư duy, mỗi khi sinh khởi nó được tích lũy thêm, nó đã mang lại lợi ích và có thể tạo quả tốt đẹp.

Đức Phật đã dạy về tam luân. Vòng thứ nhất là quả luân – xảy ra ở những khoảnh khắc của thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm. Quả luân nghĩa là quả của nghiệp đã tạo ra trong quá khứ, và không ai có thể làm gì để thay đổi nó. Hiện giờ có cái thấy, và đó là quả của nghiệp. Khi nghiệp đã được tạo, nó sẽ trổ quả và không có cách nào thay đổi điều đó. Khoảnh khắc đầu tiên của cuộc đời chúng ta, gọi là thức tái tục, cũng là quả của nghiệp. Sau khi có kinh nghiệm thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, chúng sẽ được tiếp nối bởi suy nghĩ về những gì được thấy nghe,…, có thể theo cách thiện hoặc bất thiện. Suy nghĩ có thể nghĩ về cái đã được kinh nghiệm với sự dính mắc, với sự khó chịu, hay với sự mê mờ, hay có thể nghĩ về điều đó với sự suy xét chân chánh. Điều này xảy ra do những xu hướng đã được tích lũy từ trước. Vòng này được gọi là phiền não luân, bao gồm cả thiện và bất thiện được tích lũy. Nó sinh khởi do bởi kinh nghiệm qua năm căn: Thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm – cái là quả của nghiệp. Vòng thứ ba là nghiệp luân: một khi những phiền não đã được tích lũy và đủ mạnh, sẽ tạo hành vi qua thân và khẩu, và trở thành những nghiệp mới, có khả năng trổ quả, đó chính là nghiệp luân.

Ta có thể thấy, do liên quan tương sinh, ngay ở khoảnh khắc này, ba vòng đó đang tiếp diễn: Quả luân với những gì được kinh nghiệm qua mắt, tai, mũi lưỡi, thân, xúc chạm; phiền não luân với những suy nghĩ sinh khởi ngay sau đó, và nghiệp luân với những hành động, lời nói1. Nó diễn ra liên tiếp và xoay vần mãi. Ta gọi đó là vòng sinh tử luân hồi.

Chú thích

1. Và những suy nghĩ tạo nghiệp đạo, như tham lam, ác ý, tà kiến, trí tuệ.

Người hỏi: Trong giấc mơ, nếu có sát sanh, trộm cắp, tà dâm… thì có tạo nghiệp không ạ?

Sarah: Do những kinh nghiệm thấy, nghe trước đó, có những suy nghĩ sinh khởi thiện hay bất thiện trong lúc ta ngủ, nhưng không có hành động thực tế nào xảy ra. Trong giấc mơ, kể cả khi ta mơ đến việc giết một con vật, thì đó vẫn chỉ là suy nghĩ mà thôi, mặc dù suy nghĩ đó là bất thiện nhưng vẫn không phải là nghiệp, không có khả năng tạo quả.

Vị sư 2: Với trường hợp một người cận tử, người đó nhớ lại cảnh bất thiện và rồi tử. Liệu có phải chính suy nghĩ bất thiện trước cái chết đó có năng lực để thức tái tục sau đó là quả tái sinh ở một cõi xấu? Hay suy nghĩ bất thiện đó chỉ là một duyên để nghiệp bất thiện đã tạo trước đó trổ quả?

Sarah: Về thực chất, chính nghiệp thiện hay bất thiện đã tạo trong quá khứ, bất kể kiếp nào, là cái làm duyên cho tâm ở tiến trình cuối cùng của một kiếp sống sinh khởi theo cách thiện hay bất thiện và tiếp theo cho quả là thức tái tục của kiếp sau. Trong kinh điển có ví dụ về những nghiệp bất thiện và những trọng nghiệp. Chẳng hạn, trường hợp Đề-bà-đạt-đa, trọng nghiệp phạm phải [làm chảy máu Đức Phật, chia rẽ Tăng đoàn…] đã làm duyên cho sự tái sinh ở địa ngục trong kiếp sau. Mặc dù nghiệp bất thiện đó không được tạo ở chính thời điểm lâm chung, nhưng nó làm duyên cho tâm bất thiện sinh khởi trước khi chết, cái mà người ta gọi là cận tử nghiệp. Cận tử nghiệp là một cái kênh để nghiệp đã tạo cho quả là thức tái tục sinh khởi ở nơi tương ứng với nghiệp đã tạo. Với tất cả mọi người, ngoại trừ các vị A-la hán, tâm thiện hay bất thiện ở lộ trình tâm cuối cùng trước khi chết được duyên bởi nghiệp đã tạo sẽ được tiếp nối bởi tử thức, tử thức ấy cùng một loại tâm với thức tái tục của kiếp sống này – nó là quả của nghiệp đã làm duyên cho sự tái sinh ở kiếp sống hiện giờ. Còn cận tử nghiệp của kiếp này, được duyên bởi một nghiệp đã tạo trong quá khứ, sẽ làm duyên cho thức tái tục sinh khởi trong kiếp sau.

Quả của một nghiệp luôn sinh khởi gián đoạn với thời điểm nghiệp được tạo nên có tên là quả dị thục, trừ trường hợp của tâm quả siêu thế – là tâm sinh khởi liền ngay sau tâm tạo ra nó là tâm đạo.

Vừa nãy ta đã nói về các nghiệp bất thiện. Đối với đại nghiệp thiện, đặc biệt trường hợp của trí tuệ, sinh khởi ở những khoảnh khắc của hiểu biết, như trong lúc nghe Pháp hoặc ở những khoảnh khắc khác, nó cũng có thể là một duyên cho cận tử nghiệp sinh khởi. Khi cận tử nghiệp sinh khởi được làm duyên bởi hiểu biết trước đó, nó là kênh dẫn cho thức tái tục trong kiếp sau là quả của nghiệp thiện. Như Achaan Sujin thường nhắc nhở chúng ta, điều này có thể xảy ra ngay bây giờ, khi đang có thấy và nghe, rồi ngay lập tức có thể có tử thức sinh khởi sau đó. Như vậy, tâm đang suy nghĩ theo cách thiện hoặc bất thiện hiện giờ cũng có thể là những tâm cuối cùng của một kiếp sống. Tùy thuộc vào nghiệp đã tạo ra, nó sẽ làm duyên cho thức tái tục trong kiếp sau sinh khởi ở cõi tương ứng. Hiện giờ, cái thấy, cái nghe…sinh khởi tự nhiên, tiếp nối bởi suy nghĩ. Chúng ta không thể kiểm soát để khiến cái thấy, cái nghe… sinh khởi theo cách mình mong muốn. Cũng như vậy, không có cách nào kiểm soát để cận tử nghiệp sinh khởi theo ý muốn của mình. Cái gì sinh khởi sẽ tùy thuộc vào những duyên khác nhau, đặc biệt là nghiệp duyên và thường cận y duyên, tức là duyên tích lũy xu hướng thiện và bất thiện từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác.

Vị sư 2: Như vậy cận tử nghiệp thực chất chỉ là một trong các duyên, nó phối hợp với nghiệp đã tạo trong quá khứ để cho quả là thức tái tục, chứ không chỉ riêng cận tử nghiệp làm duyên cho thức tái tục sinh khởi?

Sarah: Đúng vậy. Cần phải nói rằng, không có

nghiệp nào có thể trổ quả mà không có sự hỗ trợ của cận y duyên. Chính sự tích lũy của những xu hướng bất thiện hoặc thiện mà một nghiệp đã tạo trong quá khứ có năng lực trổ quả trong tương lai. Những duyên hệ này hoạt động mật thiết cùng nhau.

Vị sư 2: Cảm ơn lời giải thích của cô Sarah đã giúp sư hiểu rõ vấn đề hơn. Sư thường suy nghĩ đặt nặng về cận tử nghiệp, nhưng bây giờ hiểu hơn rằng chính những tích lũy đang xảy ra trong cuộc sống hàng ngày là vô cùng quan trọng, những xu hướng tích lũy đó sẽ phối hợp với nghiệp quá khứ để cho quả trong tương lai.

Sarah: Tôi thấy cần nhấn mạnh rằng nghiệp chính là tâm sở tư, những “xu hướng được tích lũy” chính là những tâm sở tư đó được tích lũy. Chính sự tích lũy của tâm sở tư cũng như các xu hướng khác, khiến cho nghiệp trổ quả trong tương lai. Mời Achaan Sujin bình luận thêm.

Achaan Sujin: Lợi ích của việc tìm hiểu những điều này là gì?

Vị sư 2: Khi hiểu rằng xu hướng thiện và bất thiện được tích lũy sẽ cho quả tương lai như thế nào, khi ấy sẽ có khuynh hướng tích lũy những điều thiện, những điều lợi ích.

Achaan Sujin: Đức Phật đã dạy trong 45 năm tất cả những chi tiết này, về sự phức hợp của nghiệp và quả của nghiệp, ý nghiệp, thân nghiệp, khẩu nghiệp, về tâm sở tư, về sự tích lũy của các tâm sở khác nhau, về tất cả những điều chúng ta đang bàn ở đây chỉ với một mục đích làm tăng trưởng niềm tin về tính chất vô ngã của tất cả các pháp. Bởi vì đặc tính của các thực tại là khó để có thể hiểu được, khó hơn rất nhiều những câu chuyện về các tình huống khác nhau. Đức Phật đã dạy về quả của nghiệp, để ta hiểu rằng từ khi sinh ra đến khi chết đi, từ khoảnh khắc đầu tiên của một kiếp sống, luôn luôn không có “cái ngã” nào cả. Thức tái tục, tâm đầu tiên sinh khởi của một kiếp sống, không phải là một “tự ngã”. Thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm đều là quả của nghiêp, và đều không được biết. Ai có thể nói nghiệp nào đã tạo ra cái thấy ở khoảnh khắc này? Ai có thể nói nghiệp nào đã tạo ra việc nghe hiện giờ? Điều rõ nhất chúng ta có thể biết được là chừng nào còn có nhân thì còn có quả. Và tất cả những thứ đó đều là pháp mà thôi. Tất cả những gì Ngài đã dạy vô cùng phong phú, đều nhằm làm duyên cho hiểu biết về cái đang xuất hiện hiện giờ là vô ngã. Chúng ta biết rằng, chừng nào còn có nhân thì sẽ còn có quả. Hiện giờ, cái gì là nhân và cái gì là quả? Chúng ta nghĩ về nhân và quả trong khi ngay hiện giờ, quả [ngũ song thức] đã được làm duyên để sinh khởi và đảm nhận chức năng của nó. Đức Phật đã giáo hóa trong suốt 45 năm là để có được hiểu biết về những gì đang xuất hiện. Quý vị có muốn tìm hiểu thêm về thực tại nào không? Chỉ nói về một thứ ở một thời điểm thôi, để thực sự có thêm niềm tin rằng đó không phải là “tự ngã”.

Pháp đàm tại Sài Gòn, chiều ngày 06/01/2015

Người hỏi: Vài hôm trước có thảo luận về đề tài nghiệp thì là tư tâm sở nhưng không phải tất cả tư tâm sở đều là nghiệp. Con chưa hiểu rõ phần đó, xin quý vị giải thích thêm.

Sarah: Chúng ta có đọc trong Kinh rằng tất cả các nghiệp đều là tác ý- tư (cetanā), vậy chúng ta cần phải hiểu điều đó nghĩa là gì. Nói đơn giản, chúng ta biết rằng tư tâm sở là một trong bảy biến hành tâm sở, sinh khởi với mọi loại tâm, tức là nó sinh khởi với bốn chủng loại tâm: Tâm thiện, tâm bất thiện, tâm quả và tâm duy tác. Điều đó có nghĩa là nó sinh khởi với cả những tâm là nhân, cũng như những tâm là quả, và những tâm không phải là cả nhân lẫn quả. Tâm sở tư- nghiệp này được gọi là nghiệp đồng sinh, có nghĩa nó sinh khởi đồng thời với các tâm sở khác trong cùng một tâm. Khi tâm sở tư sinh khởi, nó làm nhiệm vụ đôn đốc, phối hợp tất cả những tâm sở đồng sinh với nó cùng với tâm. Hay ta cũng có thể lấy ví dụ của một người lớp trưởng điều phối các học sinh trong lớp để mỗi bạn làm công việc của mình.

Nghiệp đồng sinh là loại nghiệp thứ nhất. Một trường hợp khác của tâm sở tư là những tâm sở tư sinh khởi cùng với những tâm thiện và tâm bất thiện. Vẫn là tâm sở tư, nhưng bên cạnh việc điều phối các tâm sở khác, nó cũng tạo nghiệp. Tâm sở tư- nghiệp thứ hai này gọi là dị thời nghiệp, có nghĩa là nghiệp sẽ trổ quả ở khoảnh khắc khác. Điều đó có nghĩa là, nếu tính chất thiện và bất thiện của tâm ở khoảnh khắc ấy đủ sức mạnh, nó sẽ khiến cho tâm sở tư đảm nhận chức năng tạo nghiệp, và nó sẽ đưa đến kết quả về sau, ở một thời điểm khác. Khi nghiệp đã được tạo, nó sẽ có năng lực tạo quả về sau. Đó là chức năng kép của tâm sở tư, tức là nó vừa điều phối các tâm sở khác, vừa tạo nghiệp khi nó sinh khởi với tâm thiện và tâm bất thiện. Chẳng hạn, nếu ta nói những lời thô tháo, về sau những lời nói đó sẽ có quả, thì loại tâm sở tư ở khoảnh khắc nói lời thô tháo đó được gọi là ñāna-khaika-kamma, hay dị thời nghiệp. Khía cạnh đầu tiên (đồng sinh nghiệp) được phát huy ở tất cả các khoảnh khắc của các loại tâm khác nhau. Khía cạnh thứ hai, khía cạnh tạo nghiệp (dị thời nghiệp) thì chỉ phát huy với các loại tâm thiện và tâm bất thiện mà thôi.

Lý do chúng ta nói về điều này là bởi vì có rất nhiều sự lẫn lộn giữa nghiệp và quả của nghiệp, hơn nữa cũng để chỉ ra rõ rằng không phải con người nào tạo nghiệp, mà chỉ là những pháp khác nhau do những duyên của chúng sinh khởi và đảm nhận những chức năng như vậy.

Vừa rồi cô Betty ngồi cạnh tôi hỏi rằng, có bao giờ nghiệp ở một khoảnh khắc có thể cho quả liền ngay sau đó hay không. Câu trả lời là, khoảnh khắc duy nhất mà một tâm tạo nghiệp sẽ cho quả liền ngay lập tức là thời điểm của tâm đạo siêu thế. Tâm đạo siêu thế được tiếp nối liền bởi tâm quả siêu thế. Còn với tất cả trường hợp khác, quả của nghiệp hiện tại được tạo sẽ xảy ra ở một thời điểm khác, có thể trong cùng một kiếp hoặc là ở những kiếp sau, chúng ta không thể biết được.

Pháp đàm tại Đà Lạt, tháng 05/2015

Sư cô 1: Xin được giải thích thêm về câu nói của cô Sarah ngày hôm qua, rằng nếu có sự kiện đau khổ xảy ra trong cuộc sống thì đừng kết tội nghiệp mà hãy kết tội phiền não. 

Sarah: Hôm trước chúng ta có nói rằng, nếu gặp phải những khó khăn trong cuộc sống và cảm thấy buồn bã đau khổ về việc đó, như khi có những người bạn, người thân bị đau ốm… và ta đau buồn về việc đó. Nhưng khi ấy, thực tại là gì? Thực tại đó có phải là quả của nghiệp không? Khi con ta bị đau ốm, ta bị mất tiền bạc hay nhà bị cháy, ta thường nghĩ, đây là quả của nghiệp. Tuy nhiên, cách suy nghĩ như vậy chỉ là cách suy nghĩ có tính chất chế định về quả của nghiệp, vì khi đó ta chỉ nghĩ về các tình huống, các câu chuyện chứ không phải là các pháp chân đế, là các tâm, tâm sở và sắc.

Ở khoảnh khắc này, cái thấy hiện giờ là quả của nghiệp, cái nghe hiện giờ là quả của nghiệp, ngửi, nếm, xúc chạm cũng là quả của nghiệp. Nhưng những hạnh phúc và đau khổ mà chúng ta kinh nghiệm sau cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm… thì không phải là quả của nghiệp. Chẳng hạn, khi ta nghe tin người thân bị ốm, hay những tin không vui về công việc của mình, khi đó có rất nhiều loại tâm khác nhau sinh khởi. Cũng như bây giờ, có nghe âm thanh, thấy đối tượng thị giác, rồi sau đó được tiếp nối bởi những suy nghĩ, nghĩ theo những cách khác nhau. Khi nghĩ về tin buồn hay những khó khăn mình gặp phải thì khoảnh khắc đó không còn là quả của nghiệp nữa. Những lo lắng và buồn đau do kinh nghiệm qua các căn tạo nên, dù lớn đến nhường nào, thì cũng do tích lũy của những thiên hướng ấy từ quá khứ. Chính vì vậy, Đức Phật và các bậc A La hán vẫn có những kinh nghiệm bất khả ái qua các căn là quả của nghiệp bất thiện đã tạo trong quá khứ, vẫn phải kinh nghiệm những cảm thọ khó chịu như thọ khổ, như trường hợp Đức Phật đã kinh nghiệm trước khi Ngài nhập bát niết bàn. Nhưng các Ngài không có sự đau buồn, sân hận với những cảm thọ sinh khởi do quả của nghiệp. Chính vì vậy, khi ta đau buồn hay bối rối, lo lắng, khi đó không thể đơn thuần nói rằng đó là quả của nghiệp. Vì những khoảnh khắc quả của nghiệp chỉ là những khoảnh khắc rất ngắn ngủi, là khoảnh khắc kinh nghiệm qua năm căn, sau đó được tiếp nối bởi những suy nghĩ trong ý môn. Ở khoảnh khắc nghe, thấy, ngửi, nếm, xúc chạm thì không có tham hay sân sinh khởi cùng. Những loại tâm sở thiện hay bất thiện sinh khởi cùng tâm thiện và bất thiện, là chuỗi tâm tiếp theo của tiến trình ngũ môn hay trong nhiều tiến trình ý môn sau đó. Đức Phật đã nói rằng, vấn đề thực sự của cuộc đời chúng ta là tham, sân và si. Chúng ta cũng đã nói chính những trạng thái bất thiện này mới tạo ra khổ đau trong cuộc sống.

Sư cô 2: Con hiểu như thế này có đúng không, nếu rời khỏi sát na hiện tại và hiểu biết đúng về sát na hiện tại thì tất cả đều là hiểu biết sai lầm. Ví dụ, ở khoảnh khắc cái thấy là quả của nghiệp, nhưng liền sau đó là sự suy nghĩ thì không còn là quả của nghiệp nữa. Vì vậy nếu rời sát na thực tại ra thì đều dẫn đến suy nghĩ sai lầm, kể cả khi nói về nhân quả thì là chỉ là những ý niệm hay suy nghĩ về nhân quả rất hời hợt mà thôi.

Sarah: Chúng ta có thể đi sâu vào chi tiết hơn nữa. Càng đi vào chi tiết, ta sẽ càng hiểu hơn và thấy thú vị hơn. Ngoài khoảnh khắc của thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm như hiện giờ còn có một số khoảnh khắc tâm khác cũng là quả của nghiệp. Chúng ta có thể bắt đầu với khoảnh khắc đầu tiên của cuộc đời, đó là khoảnh khắc thức tái tục sinh khởi- là quả của một nghiệp quá khứ, chính nghiệp đó làm duyên cho thức tái tục sinh khởi để bắt đầu kiếp sống với tư cách một người cụ thể. Như chúng ta đã biết, tái sinh ở cõi người là tái sinh vào cõi có cơ hội được nghe Giáo pháp của Đức Phật. Cũng là quả của cùng nghiệp đó có các tâm hộ kiếp tiếp nối thức tái tục và xen kẽ giữa các tiến trình thấy qua mắt, nghe qua tai,… Khi chúng ta ngủ say không mơ chút nào, khi đó có sự sinh khởi liên tục của các tâm hộ kiếp – cũng là quả của cùng một nghiệp. Tất cả những tâm hộ kiếp này đều cùng loại với thức tái tục – tâm đầu tiên của kiếp sống, cùng là quả của một nghiệp và cùng kinh nghiệm một đối tượng không thuộc thế giới này. Cũng trong kiếp sống đó, tâm cuối cùng chấm dứt kiếp sống, được gọi là tử thức, cũng là tâm quả của nghiệp đã tạo nên các tâm hộ kiếp vừa nói đến, chúng cũng kinh nghiệm những đối tượng không thuộc thế giới này mà ta không thể biết được. Sau khoảnh khắc của nhãn thức, nhĩ thức,… có hai tâm tiếp nối, là tiếp nhận tâm (sampaṭicchana-citta) và suy đạt tâm (sanṭīraṇa-citta), cũng là tâm quả. Nhưng ta không cần bận tâm quá nhiều tới các chi tiết này, nếu không sẽ trở thành kiến thức sách vở như Achaan Sujin đã nói. Tôi chỉ muốn kể ra để chúng ta biết rằng, ngoài ngũ song thức kinh nghiệm các đối tượng khả ái hay bất khả ái thì cũng có những tâm khác cũng là quả của nghiệp; đồng thời cũng để chỉ ra rằng, quả của nghiệp là những khoảnh khắc rất cụ thể, chứ không phải là một tình huống dài. Bất cứ khoảnh khắc tâm thiện hay bất thiện sinh khởi, khi đó không còn là tâm quả nữa. Vì vậy khi nói về những thời khắc khó khăn trong cuộc sống, ta có thể nói về thời khắc kinh nghiệm thọ khổ trên thân hay kinh nghiệm những đối tượng khó chịu khác, nhưng ta lại thường nói về những khoảnh khắc đau khổ, cái mà thực chất thì không còn là quả của nghiệp nữa. Chính vì vậy, việc tôi nói rằng đừng kết tội nghiệp mà hãy kết tội phiền não, dù với một chút hài hước, nhưng cũng để thể hiện đâu là quả của nghiệp và để phân biệt với thiện và bất thiện sinh khởi sau khoảnh khắc của quả của nghiệp. 

Achaan Sujin: Chúng ta có biết tâm không, để kết tội tâm? Vì vậy, bất kể đó là tâm quả, tâm thiện hoặc bất thiện thì cần phải biết về chúng, nếu không tất cả tính chất của chúng đều bị vô minh che giấu. Chúng ta vừa nói về những thực tại chưa được nhận biết, chừng nào hiểu biết chưa đầy đủ. Mặc dù những tâm ấy đang sinh khởi hiện giờ, một cách liên tục, rồi diệt đi, đừng nên bất cẩn nghĩ rằng đã mình đã hiểu sự sinh diệt ấy rồi, trong khi những gì đang xuất hiện vẫn chưa được hiểu rõ. Chẳng hạn về tâm thấy hiện giờ, chúng ta có thể nói rằng đó không phải là tôi, chỉ là cái thấy mà thôi. Nhưng như vậy chưa đủ để có hiểu biết. Tuy nhiên, việc nghe từng từ một sẽ dần mang tới hiểu biết rõ hơn về những gì xuất hiện hiện giờ. Chẳng hạn như cái thấy thấy gì? Cái thấy thấy gì trước khi có sự nhận biết về con người, cảnh vật và những hình dạng khác nhau. Trước khi có tâm thiện hoặc bất thiện cũng như những khoảnh khắc nhận biết các khái niệm đó, phải có khoảnh khắc của tâm thấy chỉ thấy đối tượng của nó. Vậy nó thấy gì? Vì vậy sự phát triển hiểu biết phải rất chi tiết, chính xác. Nếu như vẫn lẩn khuất cái tôi ở đâu đó thì cần nghiên cứu kỹ hơn về các pháp chân đế, để thực sự hiểu rằng bất cứ gì xuất hiện đều vô ngã. Như hiện giờ cái thấy thấy gì? Nếu không có hiểu biết thì không có sự diệt trừ vô minh.

Cần rất nhiều thời gian để có thể hiểu từng từ trong Giáo lý. Không phải chỉ là nhớ được các ngôn từ mà phải thực sự hiểu về những gì được dạy. Nếu không như vậy thì sẽ luôn có ý niệm tìm kiếm những phương cách khác nhau để đẩy nhanh tiến trình phát triển hiểu biết, nhưng đó không phải là hiểu biết về những gì đang hiện khởi. Vô cùng khó khăn để hiểu đúng về các pháp. Điều đó cần sự kham nhẫn và trợ duyên của những ba la mật khác, như ba la mật chân thật, ba la mật tinh tấn, ba la mật xuất gia, ba la mật quyết định,… Vì vậy, trong cuộc sống thường nhật của mình, không bao giờ nên xa lìa Giáo pháp. Từng lời trong Giáo lý đều có thể làm duyên cho hiểu biết về những gì đang xuất hiện. Nếu không biết được cái thấy thực sự thấy cái gì, liệu có thể có sự tận diệt ý niệm về ngã? Cần tìm hiểu kỹ cho đến khi không còn sự nhầm lẫn, hiểu sai về những gì được thấy. Cũng tương tự như vậy với tất cả các pháp sinh khởi trong cuộc sống.

Pháp đàm tại Sài Gòn, sáng ngày 02/01/2016

Nina: Khi chúng ta nói đến nghiệp và quả của nghiệp, thông thường chúng ta hay nói đến các tình huống, chứ không nói đến pháp chân đế. Chúng ta cần phải rất chi tiết, chẳng hạn nói rằng quả của nghiệp chính là khoảnh khắc của thấy hiện giờ. Tương tự, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, đều chỉ là một khoảnh khắc rất ngắn ngủi của quả của nghiệp được tiếp nối bởi các suy nghĩ về những gì được kinh nghiệm. Những khoảnh khắc suy nghĩ về những gì được kinh nghiệm qua năm căn đó không còn là quả của nghiệp nữa. Gần đây tôi có bị mất tiền và Achaan Sujin đã nói rằng, “bạn không thể thấy được vipāka, không thể thấy được khoảnh khắc của quả”. Ta có thể nói theo ngôn ngữ chế định thông thường rằng “ôi đó là quả của nghiệp”, nhưng dưới góc độ của pháp chân đế thì như vậy không đủ chi tiết, chuẩn xác. Rất khó để có thể biết được khoảnh khắc của tâm quả, vì đó chỉ là những khoảnh khắc rất ngắn ngủi. Trong tiến trình tâm, khoảnh khắc của tâm quả là ngũ song thức được tiếp nối bởi hai khoảnh khắc của tâm quả khác. Sau một tâm nữa thì đến chuỗi tốc hành tâm (đổng lực tâm), ở đó có những tâm thiện hoặc bất thiện. Nhưng đa phần sẽ là những tâm bất thiện sinh khởi cùng với vô minh hay tham-dính mắc. Rất hữu ích được biết rằng tâm sinh diệt nhanh như thế nào, không có một tự ngã nào là chủ sở hữu của tâm cũng như có thể kiểm soát được tâm. Một số người muốn biết cái thấy hiện giờ là quả của thiện hay bất thiện. Rất khó để có thể tìm ra câu trả lời bởi vì tâm sinh và diệt rất nhanh.

Sarah: Chúng ta có thể thấy từ ví dụ trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thực sự trong cuộc đời chúng ta là gì? Bà Nina bị đánh cắp tiền tại Hà Lan, một số người nói “ồ, đó là quả của nghiệp bất thiện”. Ở khoảnh khắc ta nhận ra mình bị mất tiền, ở khoảnh khắc đó cái thấy thấy đối tượng thị giác, và thật khó để xác định đối tượng thị giác khi đó là khả ái hay bất khả ái. Chẳng hạn, ta có thể nhận được thông báo về tin xấu qua điện thoại, nhưng không thể nói rằng ở khoảnh khắc nghe thông tin thì âm thanh được tiếp nhận là khả ái hay bất khả ái. Như bà Nina đã nói, những khoảnh khắc của thấy và nghe hay kinh nghiệm qua những ngũ quan khác đều là những khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi, trôi qua vô cùng nhanh. Những vấn đề thực sự của cuộc đời này là những khoảnh khắc của suy nghĩ với tham, sân và si.

Điều chúng ta bận tâm nhiều nhất là bản thân mình, suốt cả ngày, suốt cả cuộc đời, khi có điều xấu xảy ra với người khác thì không nghiêm trọng như khi nó xảy ra với chúng ta. Chúng ta có thể cho rằng, những khoảnh khắc có sự việc xấu xảy ra là vấn đề, những thực chất thì vấn đề thực sự nằm trong sự dính mắc vào ý niệm về ta, về tự ngã.

Pháp đàm tại Sài Gòn, sáng ngày 03/01/2016

Người hỏi: Con xin có câu hỏi tiếp, làm sao phân biệt được loài vô mạng căn và chúng sinh vô tưởng, bởi vì cả hai đều chỉ có sắc pháp và không có tâm?

Achaan Sujin: Chúng ta sẽ nói về từng thực tại một, để có thể hiểu về bản chất vô ngã của các pháp ấy. Không ai có thể khiến thực tại là sắc hiện giờ sinh khởi. Có rất nhiều thứ cần được học để hiểu bản chất vô ngã của chúng. Cái được thấy khác với cái thấy, âm thanh thì không phải là cái nghe. Ai có thể ngăn không cho cái thấy sinh khởi bởi vì nó đã sinh khởi rồi, và cái thấy thì khác với cái được thấy như thế nào? Cái thấy là yếu tố nhận biết đối tượng, nó khác với đối tượng của nó, là thực tại không kinh nghiệm gì cả. Ở khoảnh khắc của cái thấy phải có tâm, cái là yếu tố nhận biết đối tượng, nó sinh khởi nhờ những duyên riêng của nó. Cùng sinh khởi cùng với nó là những thực tại khác, những thực tại này sinh khởi cũng để kinh nghiệm đối tượng nhưng chúng không phải là yếu tố lãnh đạo, dẫn dắt trong việc kinh nghiệm đối tượng. Có hai loại thực tại sinh khởi để kinh nghiệm đối tượng, chúng sinh khởi cùng nhau, là tâm và tâm sở. Yếu tố lãnh đạo trong việc kinh nghiệm đối tượng là tâm. Yếu tố cũng sinh khởi để kinh nghiệm

đối tượng, nhưng không phải là tâm thì được gọi là tâm sở. Hai yếu tố đó sinh khởi cùng nhau. Mỗi thực tại đảm nhận chức năng của mình.

Bây giờ chúng ta sẽ nói về một loại tâm sở, gọi là tâm sở mạng quyền/mạng căn. Tâm sở này chính là yếu tố sự sống. Nếu nó không kinh nghiệm gì cả thì ta có thể gọi là có sự sống hay không? Mỗi khoảnh khắc phải có tâm sở mạng quyền sinh khởi cùng với tâm và các tâm sở khác, để trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, tâm và các tâm sở khác có thể tồn tại. Chúng sinh khởi cùng nhau và diệt cùng nhau, và đó là mọi khoảnh khắc của cuộc sống. Cuộc sống trong mỗi khoảnh khắc bao gồm tâm và ít nhất là bảy tâm sở. Một trong bảy tâm sở sinh khởi cùng với tâm chính là mạng quyền, nó sinh khởi cùng với tâm và các tâm sở khác, duy trì mạng sống của chúng trong khoảng thời gian đó. Vậy chúng ta không có hoài nghi về khoảnh khắc này, cái là cuộc sống hiện giờ là các tâm và tâm sở, cái có thể nhận biết kinh nghiệm đối tượng. Hiện giờ nó thấy và nó kinh nghiệm đối tượng thị giác. Ở khoảnh khắc nghe thì có âm thanh được nghe. Đối tượng thị giác thì không phải là sự sống, âm thanh cũng không phải là sự sống, nhưng yếu tố kinh nghiệm những thứ đó là sự sống.

Về cái gọi là thân và các sắc ngoài thân, chúng có thực không? Chúng là thực nhưng chúng khác nhau, do những duyên khác nhau. Một số sắc được làm duyên bởi nghiệp. Một số sắc được duyên (phát sinh) bởi nhiệt độ. Một số sắc được duyên bởi vật thực (dưỡng chất). Một số sắc được duyên bởi tâm. Như vậy, sắc phát sinh bởi những yếu tố khác nhau, mặc dù không kinh nghiệm gì cả nhưng chúng cũng khác nhau. Chẳng hạn, sắc phát sinh từ nghiệp thì khác với sắc không phát sinh từ nghiệp. Những sắc pháp như sắc nhãn căn, sắc nhĩ căn, sắc tỉ căn, sắc thiệt căn, sắc thân căn đều là những sắc do nghiệp sinh. Vì thế chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa xác người chết và thân thể của người còn sống. Nơi thân xác của người đã chết thì không còn sắc do nghiệp sinh nữa. Các sắc trên thân của người còn sống phát sinh bởi cả bốn nguyên nhân: Nghiệp, tâm, dưỡng chất và nhiệt độ.

Khi chúng ta nhìn vào con chó, con mèo, hay một người đàn ông, một người lính, hay người phụ nữ, cái được thấy chỉ là đối tượng thị giác mà thôi, nhưng tưởng có thể ghi nhớ, nhận ra được đây là con người, không phải là con chó, hay đây là người sống.

Trong tất cả thực tại là sắc pháp, chỉ có duy nhất một sắc có thể được thấy, đó là đối tượng thị giác, và hiện giờ nó đang in dấu qua nhãn căn. Tâm, tâm sở và các sắc pháp khác ngoài sắc đó không thể được thấy.

Vậy sắc nhãn căn có thể được thấy hay không?

Người hỏi: Không ạ.

Achaan Sujin: Sắc là sắc mạng quyền có thể được thấy không?

Người hỏi: Không ạ.

Achaan Sujin: Mỗi nhóm sắc do nghiệp sinh bao giờ cũng phải sinh kèm với sắc mạng quyền. Nhưng sắc mạng quyền này không phải là tâm sở mạng quyền như đã nói trước. Bao giờ cũng có ít nhất tám sắc pháp sinh khởi trong cùng một nhóm, được gọi là tám sắc bất ly. Và sắc mạng quyền thì cũng không thể được thấy.

Bạn hỏi về chư thiên của cõi vô tưởng. Ai là chúng sinh ở cõi vô tưởng? Liệu bất cứ người nào làm các việc thiện cũng có thể trở thành chúng sinh vô tưởng không? Sau kiếp này, ai có thể trở thành chư thiên? Để điều đó xảy ra phải có đủ duyên. Có nhiều cõi khác nhau tương ứng với những kinh nghiệm khác nhau là nơi các chúng sinh tái sinh. Cõi phạm thiên vô tưởng là một trong những cõi đó. Với một chúng sinh thấy ngán ngẩm với việc kinh nghiệm suốt ngày qua các căn, hết căn này qua căn khác với phiền não, thì chúng sinh đó có thể nghĩ rằng sẽ tốt hơn cả là không có tâm nào sinh khởi nữa. Có ai trong số các bạn muốn tái sinh ở chi đó không?

Người hỏi: Không ạ

Achaan Sujin: Bản thân đức Bồ tát cũng không muốn tái sinh ở cõi đó, vì ở trong đó không có cơ hội cho bất cứ thiện pháp nào. Việc tồn tại như một hòn đá có ích gì không? Vì vậy những người nghe Giáo lý của Đức Phật thì không ai muốn trở thành chúng sinh của cõi vô tưởng đó. Các bạn muốn tái sinh ở cõi nào? Chắc chắn chúng ta sẽ phải tái sinh, đúng không?

Người hỏi: Cõi nhân loại ạ.

Achaan Sujin: Phải có lý do để chúng ta muốn tái sinh ở cõi người, Cõi chư thiên có rất nhiều dục lạc, luôn luôn có các kinh nghiệm dễ chịu.

Chúng ta biết rằng tất cả những gì mà chúng ta đang có trong cuộc đời này đều chấm dứt khi mệnh chung, và tất cả của cải không thể đi theo chúng ta đến kiếp sau. Nhưng những hiểu biết đúng và những xu hướng của thiện và bất thiện đều được tích lũy. Không ai có thể lấy được xu hướng đó ra khỏi tâm nếu chúng đã được tích lũy. Gió và lửa sẽ không thể chạm vào được, do vậy chúng rất an toàn. Các tích lũy chỉ lệ thuộc vào những tâm tiếp nối nhau từ kiếp nay sang kiếp khác, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác. Hiểu biết đúng, giống như tà kiến, cũng được tích lũy, chính vì vậy mỗi khoảnh khắc của hiểu biết đúng đều vô cùng ích lợi.

Chúng ta không thể nào gạt bỏ được đối tượng, bởi vì bất cứ khi nào tâm sinh khởi đều phải có đối tượng cho nó. Liệu có những đối tượng nên được tích lũy hơn là những đối tượng khác không? Có nhiều âm thanh được nghe khác nhau trong ngày. Nhưng âm thanh có thể làm duyên cho hiểu biết đúng thì tốt hơn tất cả những âm thanh khác. Nếu một ai đó thấy được giá trị của việc nghe Pháp, người đó sẽ tiếp tục có tích lũy để nghe tiếp, cái đó trong tiếng Pāli được gọi là upanissaya gocara, tức là sự tích lũy về thiên hướng với một đối tượng nào đó, chính điều ấy sẽ làm duyên cho người đó tiếp tục nghe Pháp. Chẳng hạn hiện giờ thay cho đi đến một nơi nào khác, các bạn đang có mặt ở đây để nghe lại những lời dạy trong Giáo lý của Đức Phật. Không phải chỉ là hôm nay, hôm qua mà còn ngày mai và những ngày khác nữa, bất cứ khi nào có cơ hội. Không quên lãng và không bỏ qua những cơ hội để tiếp tục được nghe, cho đến khi trở thành thói quen được tích lũy của mình, để không bao giờ quên đối tượng đó trong đời sống hàng ngày. Đây là điều bảo vệ các bạn khỏi bất thiện pháp. Khi nghe những thứ khác thì sẽ là bất thiện, nhưng khi  nghe Pháp là cơ hội cho thiện pháp. Vì thế khoảnh khắc được nghe Pháp bảo vệ cho các bạn khỏi nghe những điều bất thiện, [đó gọi là āraka-gocara]. Khi các bạn được nghe nhiều hơn thì dần dần hiểu biết tích lũy từ việc nghe đó có thể giúp các bạn chứng nghiệm trực tiếp thực tại đang xuất hiện tại khoảnh khắc hiện giờ, [cái gọi là upanipanda gocara] – thực chất là satipaṭṭhāna hay tứ niệm xứ.

Chúng ta sinh ra ở cuộc đời này là để hiểu bản chất của cái đang xuất hiện bây giờ. Nếu chúng ta không nghe Pháp, không hiểu biết thì làm thế nào có thể có được khoảnh khắc liễu ngộ được cái đang xuất hiện trong khoảnh khắc hiện tại. Chẳng hạn, nói về cái thấy và cái nghe, vẫn chưa có cái hiểu trực tiếp về cái thấy ở khoảnh khắc thấy. Vẫn chưa có sự chứng nghiệm trực tiếp khoảnh khắc sinh và diệt của âm thanh và của cái nghe. Điều đó không thể xảy ra chừng nào hiểu biết đúng vẫn chưa được vun bồi đầy đủ. Hãy có niềm tin ở trí tuệ, chánh kiến dần dần sẽ được phát triển, cho đến khi nó trở thành chánh kiến của Bát Chánh Đạo. Khi đó ta sẽ thấy được mức độ thâm sâu của Tứ Thánh Đế. Hai Thánh đế đầu tiên vô cùng vi tế, hiện giờ chúng đang hiện diện nhưng ai biết được chúng? Hai Thánh đế cuối cùng, Diệt đế – niết bàn hiện giờ không có, vì vậy nó không phải là đối tượng mà chúng ta có thể tìm hiểu và nghiên cứu. Chánh kiến của Bát Chánh Đạo hiện giờ cũng chưa có, vì nó cần phải được phát triển từ từ, bắt đầu từ việc nghe và thấy được sự vô ngã của các pháp và hiểu thực sự rằng không có con người nào để làm một cái gì cả. Trí tuệ sẽ phải được phát triển dần dần từ mức độ pháp học đến mức độ có thể tiếp cận thực tại với hiểu biết đúng, khi đó đặc tính thực sự của pháp sẽ được chứng ngộ trực tiếp. Nhưng chừng nào khoảnh khắc đó chưa tới, thì vẫn còn có những hoài nghi, liệu điều đó có thể xảy ra được hay không?

Đối với chúng sanh cõi vô tưởng, sắc tái sinh ở cõi đó là sắc do nghiệp sinh và chỉ tồn tại sắc do nghiệp sinh trong cõi đó, cho đến khi tâm sinh khởi trở lại, thì ra khỏi cri đó. Ở cri đó có thể có sự tìm hiểu Giáo pháp không?

Người hỏi: Không ạ

Achaan Sujin: Như vậy có thể có duyên để tái sinh ở cõi đó, nhưng sẽ không có duyên cho việc tìm hiểu Giáo pháp.

Pháp đàm tại Nha Trang, sáng ngày 02/04/2016

Người hỏi: Trong Đạo Phật thì có quy luật về nhân quả và luân hồi. Một người chết đi sau 49 ngày sẽ đầu thai vào một kiếp khác trong các cõi. Có hai vấn đề cần hỏi: (1) Việc cầu siêu cho người chết có tác dụng không? (2) Có những đứa trẻ được sinh ra nhưng đã có sẵn tài năng khoa học, vậy đó có phải là sự luân hồi của nhà khoa học không?

Sarah: Như vừa rồi, Achaan Sujin có giảng cho chúng ta là cuộc sống diễn ra chỉ ở mỗi khoảnh khắc, chúng tiếp nối nhau với những kinh nghiệm khác nhau. Thông thường chúng ta vẫn cho rằng đang có một cái tôi ở đây, và cái tôi này đang thấy, đang nghe, đang xúc chạm, đang suy nghĩ… Nhưng ở mỗi một khoảnh khắc như vậy, cái gì là “hồn” đây? Vậy chúng ta cần đặt câu hỏi là, nếu cần cầu siêu cho một linh hồn thì linh hồn đó có thể được thấy, được nghe, được xúc chạm không? Nó ở đâu và như thế nào? Thực chất, ý niệm về linh hồn chỉ tồn tại trong những khoảnh khắc của suy nghĩ, như hiện giờ chúng ta nghĩ về linh hồn thì suy nghĩ về linh hồn là thật ở khoảnh khắc đó. Vậy “linh hồn” không được thấy, không được nghe, không được xúc chạm… mà chỉ là cái mà chúng ta nghĩ về mà thôi.

Cái mà chúng ta gọi là vòng luân hồi sinh tử chính là khoảnh khắc này, khoảnh khắc của thấy hiện giờ, của nghe hiện giờ, chúng sinh khởi và diệt đi, tiếp nối bởi những khoảnh khắc khác, sự kết nối của chúng được gọi là vòng luân hồi sinh tử.

Có những khoảnh khắc là nhân, như khoảnh khắc của tham, của sân… thì là nhân. Nhưng cũng có những khoảnh khắc là quả như khoảnh khắc của thấy, nghe, ngửi… Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, ngay như lúc này đây, cái chết có thể xảy ra nếu như đến thời điểm mà nghiệp làm duyên cho sự tồn tại của cuộc sống này chấm dứt. Vậy theo nghĩa tột cùng thì có cái chết ở mỗi khoảnh khắc, chẳng hạn như cái chết của cái thấy, cái nghe hiện giờ, nó đã sinh khởi và diệt đi hoàn toàn. Đó được gọi là cái chết trong từng sát na. Khi chúng ta kết thúc kiếp sống này (chết theo nghĩa chế định) thì vẫn còn có sự tiếp diễn, bởi vì sau thời điểm tử thì vẫn có sự tiếp nối bởi thức tái tục, rồi các khoảnh khắc thấy và nghe ở kiếp sau. Chúng ta được học từ Giáo lý của Đức Phật rằng ngay trong kiếp sống này cũng không có tự ngã nào cả, chỉ là sự tiếp nối của các khoảnh khắc khác nhau. Khoảnh khắc của nghe, của thấy, suy nghĩ… và không có khoảnh khắc nào là linh hồn hay tự ngã. Cũng như vậy, khi cuộc sống này chấm dứt thì không có linh hồn hay tự ngã nào cả, nhưng vẫn có các khoảnh khắc tiếp nối nhau theo tiến trình của chúng. Chúng ta không thể nào biết được một đứa trẻ sinh ra trong cuộc đời này có thể sống bao lâu và kiếp sau sẽ là bao lâu trước khi cái chết lại tới. Nhưng một điều chắc chắn là, mỗi kiếp sống đều sẽ có những khoảnh khắc của thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm hay suy nghĩ tiếp nối nhau.

Jonothan: Nãy giờ chúng ta có đề cập đến luân hồi. Vậy luân hồi là gì và tại sao ta lại luân hồi? Ý nghĩa của luân hồi là sự luân chuyển không ngừng nghỉ của sự tồn tại, hay sự tồn tại tiếp diễn. Cái chết là sự chấm dứt thọ mạng, và nó được tiếp nối ngay lập tức bởi sự khởi đầu của kiếp sau. Vậy khoảng thời gian 49 ngày không có ý nghĩa nào cả. Bởi vì như chúng ta biết, khi tử thức của kiếp trước diệt đi thì sẽ có khởi đầu của kiếp tiếp theo. Và chúng ta cũng đề cập đến nhân quả. Một số khoảnh khắc là nhân và một số khoảnh khắc là quả – ở đây có nghĩa là kết quả. Khoảnh khắc của chết hay tử thức là khoảnh khắc của quả, và sự khởi đầu của kiếp sống tới cũng là khoảnh khắc của quả. Trong cuộc đời của mỗi người, có nhiều khoảnh khắc của nhân và quả, nhưng do vô minh về những khoảnh khắc đó mà chúng ta cứ tiếp tục trong vòng sinh tử luân hồi, cho đến khi có hiểu biết về những gì mà Đức Phật đã thuyết giảng. Do vậy, “con người” hay cá nhân cụ thể mà chúng ta biết đến khi chết đi thì không còn nữa, cá nhân ấy chỉ liên hệ đến cuộc sống đó mà thôi. Chúng ta đang nói đến tính chất tạm bợ vô thường của các pháp, tất cả những khoảnh khắc của thấy, nghe, suy nghĩ… đều sinh khởi và diệt đi, nhưng các xu hướng thiện và bất thiện thì được tích lũy và chuyển sang những khoảnh khắc tiếp theo. Khi kiếp sống mới bắt đầu thì thức bắt đầu kiếp sống đó mang theo những gì được tích lũy từ các kiếp trước. Ví dụ như nếu ai đó có sự quan tâm đến Giáo pháp ở trong kiếp trước và hiểu biết đã được phát triển thì nó sẽ làm duyên cho việc họ được nghe Pháp trở lại trong kiếp này, và lại có được hiểu biết nhanh hơn khi nghe lại những lời dạy ấy. Tất cả mọi người đều có sự khác biệt trong cá tính, và điều ấy được giải thích bởi sự tích lũy những xu hướng khác nhau từ các kiếp trước.

Achaan Sujin: Nếu không có gì sinh khởi thì có luân hồi hay không? Khi chúng ta không biết bản chất của cái hiện giờ đang xuất hiện thì chúng ta nghĩ về rất nhiều thứ khác nhau. Chúng ta có thể hiểu về cái thấy, và cái thấy là luân hồi. Ý niệm về luân hồi hay tái sinh không mang lại cho chúng ta hiểu biết nào trong cuộc sống. Mặt khác, có thể có cái hiểu về cái thấy và cái nghe ngay bây giờ, vậy cái thấy có phải là tái sinh hay luân hồi không? Ai có thể tìm câu trả lời cho câu hỏi “cái gì là bản chất của luân hồi” đây?

Sarah: Chúng ta thường hay có ý niệm về tôi: “tôi đang nghe”, “tôi đang suy nghĩ”… vì vậy cũng có ý niệm rằng “tôi sẽ tái sinh”. Hay chúng ta cho rằng “mẹ của tôi hay người thân của tôi hiện giờ đang sống”, và “khi người ấy mất đi thì sẽ tái sinh sang một kiếp sống khác”. Thực chất, trong kiếp sống này không có cái gọi là mẹ hay người thân nào đó. Khi chúng ta hiểu hơn về bản chất của cái hiện giờ là thực, thì chúng ta cũng hiểu rõ hơn về bản chất của thế giới chế định. Nhờ có các nhà khoa học mà chúng ta có điện để chiếu sáng, hay sử dụng micro để mọi người có thể nghe rõ hơn, nhưng Đức Phật dạy cho chúng ta về thế giới của thực tại tuyệt đối (hay pháp chân đế). Có hai loại thực tại: Loại có thể kinh nghiệm, nhận biết, và loại thực tại không kinh nghiệm, nhận biết gì cả. Các thực tại kinh nghiệm như cái thấy, cái nghe thì không phải là một ai đó, chúng hoàn toàn là vô ngã, không phải là một ai đó chết đi và rồi cái hồn thì đi luân hồi. Các thực tại không kinh nghiệm gì cả như đặc tính cứng, mềm, nóng, lạnh… cũng không phải là một ai đó và sau đó đi luân hồi. Chúng chỉ là các đặc tính khác nhau mà thôi. Tóm lại, có hai loại sự thật – sự thật của thế giới chế định và sự thật của thế giới tối hậu hay chân đế. Một mặt chúng ta vẫn sống trong thế giới chế định với ánh sáng, micro và những con người, mặt khác chúng ta học để biết cái gì

là thực ở khoảnh khắc này và bản chất của nó là gì. Như Achaan Sujin có nói, Pháp vô cùng vi diệu và thâm sâu. Chúng ta có thể nói về Tứ Thánh Đế hay Bát Chánh Đạo, nhưng liệu có chút hiểu biết nào về cái là thực đang sinh khởi và diệt đi hiện giờ, không thuộc quyền kiểm soát của bất kỳ ai hay không.

Pháp đàm tại Nha Trang, chiều ngày 03/04/2016

Người hỏi: Kính mong cô Sarah chia sẻ thêm về quả kinh nghiệm qua thân và quả là xu hướng tích lũy của tâm?

Sarah: Chúng ta biết rằng những gì xảy ra trong cuộc đời đều do những duyên khác nhau. Bất cứ điều gì xảy ra thì phải có nhân của nó chứ không phải do một tự ngã nào mong điều ấy xảy ra. Chúng ta đã nói rằng, những kinh nghiệm qua ngũ quan như thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm là quả của nghiệp. Khoảnh khắc đầu tiên của kiếp này hay của bất cứ kiếp sống nào là quả của nghiệp, nếu không có nghiệp quá khứ thì sẽ không có cuộc sống. Tại sao kiếp này chúng ta là con người chứ không phải là con thú hay con côn trùng nào đó? Câu trả lời là do nghiệp quá khứ. Như vậy nghiệp quá khứ sẽ cho quả là sự tái sinh ở một kiếp sống cụ thể, hay là những khoảnh khắc kinh nghiệm qua ngũ quan như thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm. Hiện giờ chúng ta có cảm thọ trên thân như nóng, lạnh hay đau đớn ở một nơi nào đó, và chúng ta nghĩ rằng điều ấy là do nguyên nhân bên ngoài, nhưng thực chất đó là do nghiệp quá khứ. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bất cứ thực tại nào sinh khởi trong cuộc sống này thì đều có nguyên nhân từ nghiệp, bởi vì nghiệp chỉ là một trong các nguyên nhân sinh khởi của các hiện tượng. Ngày hôm qua tôi có bị cảm, sốt và có các cảm thọ khó chịu nơi thân, những khoảnh khắc của cảm thọ trên thân đó là kết quả của nghiệp quá khứ, chúng diễn ra một cách ngắn ngủi. Chúng ta có thể cho rằng đó là kinh nghiệm hay cảm thọ “của tôi” nhưng thực chất nó chỉ là những khoảnh khắc của quả, ngắn ngủi, do nghiệp đã tạo trong quá khứ. Những khoảnh khắc của thọ khổ trên thân như vậy được tiếp nối bởi những khoảnh khắc khó chịu, sân với cảm thọ đó. Những khoảnh khắc của suy nghĩ với thọ ưu, với sân đó thì không còn là quả của nghiệp nữa. Đó là sự tích lũy của các loại phiền não khác nhau và chúng sinh khởi cùng với thọ khổ trên thân. Sự tích lũy của những xu hướng sân hay khó chịu với những kinh nghiệm như vậy càng làm củng cố xu hướng đó khi các kinh nghiệm qua ngũ quan xảy ra. Nguyên do của sự khó chịu đó là sự dính mắc vào những trạng thái dễ chịu.

Khi chúng ta ngồi một cách dễ chịu, thoải mái và thưởng thức những món ăn ngon, thọ lạc sinh kèm các xúc chạm đó là quả của nghiệp thiện đã tạo trong quá khứ. Những khoảnh khắc của xúc chạm hay nếm vị xảy ra rất chớp nhoáng, chúng không phải là “của tôi” hay là “tôi”. Thông thường, sau những kinh nghiệm dễ chịu, sẽ có sự dính mắc với mong muốn có tiếp những trạng thái dễ chịu như thế, nhưng ta không thể nói rằng sự dính mắc vào những gì dễ chịu đó là quả của nghiệp, mà nó chỉ là những xu hướng tích lũy phiền não được củng cố. Chính sự củng cố của sân, tham hay tất cả xu hướng bất thiện đó sẽ dẫn tới những hành động sẽ cho quả trong tương lai. Hiện giờ chúng ta đang nghe âm thanh về Pháp, và đó là quả của nghiệp thiện. Khoảnh khắc có sự suy xét về những lời Pháp được nghe và có thêm hiểu biết thì không còn là quả của nghiệp nữa, mà là sự tích lũy hiểu biết, nó sẽ dẫn tới thêm hiểu biết trong tương lai. Chúng ta có thể đặt câu hỏi là loại nghiệp thiện nào là loại tối thắng nhất? Chúng ta có thể cho rằng đó là việc cúng dường, công đức ở chùa hay giúp đỡ gia đình, bạn bè theo nhiều cách khác nhau, hay giữ giới một cách nghiêm túc. Nhưng Đức Phật đã dạy rằng tất cả những thiện pháp đó đem lại kết quả hữu hạn, không thể so được với thiện pháp phát triển hiểu biết về sự thật của khoảnh khắc này. Thiện nghiệp tối thắng nhất trong cuộc đời này là phát triển hiểu biết về bản chất của pháp trong khoảnh khắc hiện tại. Như vậy chúng ta đang đề cập đến hai loại duyên quan trọng – nghiệp duyên và quả duyên, và sự tích lũy của thiện pháp và bất thiện pháp (thường cận y duyên).

Người hỏi: Quả của nghiệp chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc thôi và kinh nghiệm qua thân. Nhưng trong cuộc sống, như trời lạnh hay nóng thì mình biết cách điều hòa thân nhiệt để không bệnh, như vậy thì mình có thể tránh được chứ không hẳn là do nghiệp quá khứ. Chẳng hạn như có một cơn đau trong thân thì đó có phải là nghiệp quá khứ không?

Sarah: Nghiệp không chỉ làm duyên cho những tâm là quả của nghiệp mà nó cũng tạo ra các sắc trên thân nữa. Chẳng hạn như, trong kiếp này một số người sinh ra là phụ nữ, một số sinh ra là đàn ông, thì đó cũng là quả của nghiệp; các đặc tính khác nhau như cao, thấp…. cũng là quả của nghiệp. Ở đây, bạn đã chỉ ra là, sắc được sinh ra không chỉ bởi nghiệp mà còn có những nguyên nhân khác làm phát sinh sắc. Nếu chúng ta không ăn gì thì cơ thể sẽ gầy mòn, như vậy thì vật thực cũng là một nguyên nhân làm phát sinh sắc. Nhiệt độ cũng là một duyên quan trọng khác, vì nếu trời quá nóng hay quá lạnh thì ta sẽ bị ốm, như vậy thì sắc trên thân cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nữa. Có một nhân nữa làm phát sinh sắc ở trên thân, đó là tâm. Ta có thể thấy màu sắc của da hay mắt có thể thay đổi khi ai đó giận dữ. Như vậy sắc trên thân được sinh ra bởi bốn nguyên nhân khác nhau là nghiệp, vật thực (dưỡng chất), nhiệt độ và tâm. Những sắc ở bên ngoài chúng ta, chẳng hạn như ở đây [chỉ vào cái bàn] thì phát sinh bởi nhiệt độ. Lý do chúng ta tìm hiểu những điều như vậy là để biết được rằng, những cái mà ta tưởng là “mình”, là thân và tâm “của mình” thực chất chỉ là những hiện tượng danh và sắc khác nhau. Mỗi thực tại hay hiện tượng như vậy được làm duyên bởi những yếu tố khác nhau, không có tự ngã hay con người nào thường hằng ở đó. Chúng ta rất hay bận tâm đến thân thể của mình, chúng ta chăm sóc, tắm giặt…cho thân. Khi có sự khó chịu thì ta lo lắng làm thế nào giữ cho nó được khỏe mạnh. Tuy nhiên về mặt bản chất thì không có cái thân nào cả, cái mà ta gọi là thân từ đầu đến chân chỉ là các sắc khác nhau và nó được làm duyên bởi những yếu tố, nguyên nhân khác nhau, mỗi sắc đó đều không nằm trong quyền kiểm soát của ai cả.

Jonothan: Tôi muốn nói thêm là nhiều người cho rằng quả là cái được kinh nghiệm qua năm căn, nhưng thực chất cái gọi là vipāka (quả) luôn là danh, tức là cái kinh nghiệm đối tượng qua năm căn. Hãy lấy ví dụ về sắc ở trên thân, chẳng hạn như nhiệt độ hiện giờ ở đây có thể là đối tượng khả ái với một số người nhưng lại là bất khả ái với một số người khác

Người hỏi: Như Sarah chia sẻ, quả xảy ra là quả của nghiệp quá khứ. Ví dụ như có ai đó làm tổn hại mình nhưng cách phản ứng lại hành động đó của mỗi người sẽ khác nhau, như có người thì chịu đựng, nhưng có người lập tức nổi sân, tùy theo xu hướng tích lũy của mỗi người. Theo tôi nghĩ xu hướng tích lũy phần nào đó giống quả của nghiệp quá khứ, khi xưa mình có thói quen chịu đựng hay sân hận thì giờ mình có phản ứng tương tự như vậy thì nó cũng giống như quả mà thôi. Tôi không biết nghĩ vậy có đúng không, mong Bà chia sẻ thêm?

Sarah: Lý do mà ta tìm hiểu Giáo pháp là để phát triển những thói quen mới. Lấy ví dụ về một người nghe âm thanh chói tai, do tích lũy về sân nên ngay lập tức thấy khó chịu. Nhưng khi ta được học về nguyên nhân thật sự của âm thanh đó, rằng nó được nghe không phải vì lỗi của một người nào đó mà là quả của nghiệp quá khứ, điều ấy sẽ dẫn đến sự bao dung hay thông cảm nhiều hơn, và bớt đi sự giận dữ. Khi chúng ta nói lời khó chịu với người khác thì điều đó xảy ra do vô minh hay phiền não đã được tích lũy trong chúng ta, cũng giống như vậy với người khác. Tất cả những vấn đề trong cuộc sống của chúng ta đều có nguyên nhân từ tham, sân, si. Khi chúng ta hiểu được rằng vấn đề thật sự của cuộc sống không phải là các vấn đề bên ngoài, mà là của các xu hướng tham, sân, si ở trong nội tâm của mình, điều ấy cũng làm tăng sự cảm thông với người khác. Không ai tránh được quả của nghiệp đã tạo trong quá khứ, kể cả Đức Phật cũng phải chịu quả của nghiệp đã tạo, kể cả những cảm thọ khó chịu trên thân hoặc các hình ảnh và âm thanh bất khả ái. Càng tìm hiểu pháp thì ta càng thấy hiểm họa của tâm bất thiện, và ta cũng hiểu thêm nguyên nhân thật sự của các vấn đề trong cuộc sống của chúng ta. Với Đức Phật và các vị A La Hán, mặc dù quả của nghiệp quá khứ vẫn phải trổ, nhưng ở các vị ấy không còn xu hướng phản ứng bị thúc đẩy bởi tham, sân và si nữa, không nghĩ đến việc trách cứ người khác vì họ hiểu nguyên nhân thực sự của cuộc sống là nghiệp và quả của nghiệp chứ không phải từ người khác.

Jonothan: Hiện giờ đang có cái thấy có đúng không? Có cả cái nghe và suy nghĩ về những gì được thấy và nghe. Đó là một trong số nhiều thực tại mà Đức Phật đã thuyết giảng cho chúng ta để dần dần phát triển hiểu biết về chúng. Khi hiểu biết dần được phát triển thì bản chất của những pháp ấy sẽ ngày càng được thấy rõ hơn, tâm thấy và nghe là tâm quả, tiếng Pāli là vipāka. Tâm nghĩ về những gì được thấy và nghe không phải là tâm quả, mà nó là tâm thiện hay bất thiện. Đó là cách mà ta suy xét xem những thứ đó có tương tự hay không, và nếu như là chúng có sự tương đồng thì tương đồng ở góc độ nào? Khi sự hiểu biết về các pháp ngày càng được phát triển thì nhận thức về bản chất thật của chúng cũng rõ ràng hơn. Trí tuệ sẽ thấy rõ hơn sự khác biệt giữa tâm quả và tâm thiện hay bất thiện. Chúng ta có thể nghĩ về những thực tại đó theo cách thông thường, tuy nhiên đó chỉ là suy nghĩ về chúng mà thôi. Mục đích của phát triển hiểu biết là thấy được bản chất thật của từng pháp một, và ở góc độ đó thì tính chất của những loại tâm đã kể trên là khác biệt.

Sarah: Chúng ta cũng có thể mô tả vòng sinh tử luân hồi dưới hình thức của tam luân, đó là phiền não luân, nghiệp luân và quả luân. Quả luân là thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm. Do bởi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm làm sinh khởi những suy nghĩ thiện hay bất thiện ở trong tâm, đó được gọi là phiền não luân. Khi những suy nghĩ thể hiện qua hành vi ở thân và khẩu, hoặc ở mức độ nghiệp đạo thì được gọi là nghiệp luân. Nghiệp đã tạo thì sẽ cho quả, và như vậy thì ba vòng luân (phiền não luân, nghiệp luân và quả luân) cứ tiếp tục xoay vần và khiến cho vòng sinh tử luân hồi không có điểm dừng.

Pháp đàm tại Nha Trang, sáng ngày 05/04/2016

Người hỏi: Thực sự có địa ngục, có thiên giới và các cõi giới không? Làm sao quý vị biết có địa ngục? hay là khi nói rằng, nếu làm việc xấu thì lúc chết sẽ bị xuống địa ngục chỉ mang tính chất giáo dục và sự răn đe thôi?

Sarah: Câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta biết được những cõi khác có tồn tại hay không? Ngay ở khoảnh khắc này, khi chúng ta tức giận thì khi đó chúng ta như đang ở địa ngục. Khi chúng ta giận dữ, chúng ta bị ám ảnh bởi chính suy nghĩ của mình và mọi thứ trở nên thật khó chịu. Khi chúng ta từ ái, giúp đỡ mọi người, khi đó mọi thứ dường như trở nên dễ chịu. Điều đó có thể được so sánh với thiên giới. Hiện giờ trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều khoảnh khắc khác nhau. Chúng ta kinh nghiệm các đối tượng qua ngũ căn và có những lúc kinh nghiệm đối tượng khả ái như cảnh sắc dễ chịu, âm thanh dễ chịu, mùi dễ chịu. Ngược lại, cũng có lúc chúng ta lại kinh nghiệm những đối tượng bất khả ái như những cảnh xấu xa hay những mùi hôi thối,…Chúng khiến cho ta có những phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Cuộc sống luôn luôn thay đổi, có những lúc có kinh nghiệm dễ chịu, có những lúc có kinh nghiệm khó chịu, và những trạng thái tinh thần của chúng ta cũng như vậy. Với cuộc sống này cũng vậy, khi chúng ta thêm hiểu biết và có từ ái hơn, cuộc sống sẽ trôi chảy một cách dễ dàng hơn. Sau kiếp sống này, những kiếp sống khác sẽ vẫn tiếp tục diễn ra như vậy, vẫn có những kinh nghiệm dễ chịu và khó chịu, vẫn có những suy nghĩ tốt và những suy nghĩ xấu. Chúng ta không biết được sau kiếp này, mình sẽ tái sinh vào cõi nào. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng, khi mình có từ tâm, có hiểu biết, biết thông cảm, làm những việc tốt thì chắc chắn sẽ mang lại sự tốt đẹp không phải chỉ trong kiếp này, mà còn cả những kiếp sau nữa.

Jonothan: Kể cả trong kiếp sống này, chúng ta vẫn có thể thấy rằng có những chúng sinh bị tái sinh làm súc sinh. Cõi súc sinh là cõi khác với cõi của loài người. Để tóm tắt ý của cô Sarah đã nói, ở đây điểm mấu chốt là nghiệp và quả của nghiệp. Nếu như ta cho rằng chỉ có thể tái sinh ở cõi nguời này thôi, thì vấn đề đặt ra là, với những người đã tạo những trọng nghiệp như là giết cha mẹ, làm chảy máu một vị Phật, … thì điều gì sẽ xảy ra với họ? Cũng tương tự, liệu sự tái sinh nào sẽ là phù hợp đối với những người đã phát triển các tầng thiền ở mức độ an tịnh rất cao? Vậy cần phải có những cõi giới phù hợp và tương ứng với những nghiệp mà mỗi người đã tạo trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên chúng ta nói vậy thì cũng chỉ là sự phỏng đoán mà thôi, phải không? Chúng ta thích nghĩ về quá khứ và tuơng lai mà quên mất hiện tại. Khi chúng ta hiểu biết hơn về khoảnh khắc hiện tại, chúng ta cũng hiểu về các pháp – các thực tại đang xuất hiện, và chúng ta cũng hiểu rõ hơn về nghiệp và quả của nghiệp. Nếu muốn có hiểu biết không đơn thuần dựa trên sự suy luận, chúng ta cần phải phát triển hiểu biết về khoảnh khắc hiện tại để có đuợc cái hiểu ở mức độ sâu sắc hơn.

Achaan Sujin: Ở Nha Trang có cái thấy không? Ở Sài Gòn có cái thấy không? Ở Bangkok có cái thấy không? Ở London có cái thấy không? Và có cái thấy ở những nơi xa hơn những nơi mà chúng ta vừa kể không? Ở một nơi rất xa so với những nơi chúng ta nói ở đây, nếu có duyên cho cái thấy sinh khởi thì cái thấy có thể sinh khởi không? Không phải chỉ cõi này mới có cái thấy mà ở các cõi khác cũng có cái thấy. Ở khoảnh khắc của cái thấy, cái thấy không thuộc về một nơi nào cả. Không có một con nguời nào cả, vậy thực chất cái thấy không có nơi chốn. Không chỉ có cái thấy mà còn có rất nhiều suy nghĩ nữa, chính trong suy nghĩ mới có ý niệm về nơi chốn, thời gian, con người…

Đức Phật là người biết được tất cả về những cõi giới khác nhau. Tại sao Đức Phật được gọi là bậc Lokavidū – tức là Thế Gian Giải? Bởi vì Ngài là người hiểu rõ mọi thứ trong vũ trụ này và cũng là người xuyên thấu thế giới ở mỗi khoảnh khắc của âm thanh, của mùi, của vị,… Nếu không có sự kinh nghiệm, hay nhận biết, thìsẽkhôngcóthếgiớinàocả,bấtkểlàởcõinàyhay cõi nào đi nữa. Điều quan trọng nhất chúng ta cần biết là khi nói đến những cõi đó thì luôn chỉ là suy nghĩ, còn thực tại ở mỗi khoảnh khắc thì có thể được xuyên thấu, và khi có thể xuyên thấu pháp trong khoảnh khắc hiện tại thì có thể hiểu hơn về các thế giới. Ở trong căn phòng này có bao nhiêu thế giới? Có rất nhiều thế giới không được nhận biết. Giống như là sống ở một nơi trong bóng tối và không hiểu chút nào về những gì xung quanh, cho đến khi có được hiểu biết về bản chất thực sự của những gì đang xuất hiện. Cái hiện giờ đang xuất hiện thì vô cùng ngắn ngủi, nhanh chóng, và đó là sự thật. Có rất nhiều thực tại khác xen giữa cái thấy, cái nghe và suy nghĩ,… Nếu không có Giáo lý của Đức Phật thì không ai có thể hiểu đúng được bản chất của các pháp hiện giờ đang có mặt. Mỗi từ trong lời dạy của Đức Phật đều bao hàm trí tuệ. Nếu không tìm hiểu, nghiên cứu những lời Ngài dạy một cách cẩn thận và tôn kính, ta sẽ không bao giờ hiểu được bậc Giác ngộ. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu những gì Ngài dạy, từng từ một, một cách rõ ràng, cặn kẽ để có thể có đựợc cái hiểu và niềm tin đủ vững vàng.

Sarah: Có thể có câu hỏi đặt ra là, đối với những người lớn tuổi, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào và không biết mình sẽ tái sinh ở nơi đâu. Điều mà ta biết chắc đó là tương lai thì bất định. Nhưng vấn đề thực sự chính là khoảnh khắc này, bởi vì khoảnh khắc này là khoảnh khắc duy nhất hiện hữu. Quá khứ đã qua rồi và tương lai thì chưa tới, cho nên mấu chốt chỉ ở trong khoảnh khắc hiện tại mà thôi. Khi chúng ta có suy nghĩ lo lắng về những điều sẽ xảy ra vào ngày mai, vào năm sau, hay vào một thời điểm nào khác, thì thay vào đó có thể có hiểu biết rằng suy nghĩ đó chỉ là một pháp mà thôi. Hiện giờ đang có suy nghĩ, suy nghĩ đó có thể đang nghĩ về quá khứ, về tương lai, hay về cái đang được tiếp nhận. Nhưng về mặt bản chất, nó chỉ là suy nghĩ. Sự thật thì suy nghĩ không phải là “suy nghĩ của tôi”, hay “tương lai của tôi”, bản chất của nó chỉ là một pháp. Vậy tìm hiểu về những gì là thực trong khoảnh khắc hiện tại – là suy nghĩ, là nỗi buồn, là niềm vui, hay một pháp nào đó khác – thì quan trọng hơn là những gìchưaxảytới.Bởivìdùcóaitrảlờithếnàođinữa, sẽ vẫn có thể có những hoài nghi, thắc mắc, điều đó là không thể tránh khỏi. Nhưng duy nhất chỉ có khoảnh khắc hiện giờ mới có thể được hiểu và được vun bồi. Chính vì lý do đó mà Đức Phật đã dạy cho chúng ta sự thật về khoảnh khắc hiện tại. Cũng vì vậy, chúng ta dành rất nhiều thời gian để nói về những gì đang hiện hữu như cái thấy hiện giờ, cái nghe hiện giờ, niềm vui hiện giờ, nỗi buồn hiện giờ, tất cả những gì sinh khởi trong khoảnh khắc hiện tại, thay cho nói về những điều mà chúng ta chỉ phỏng đoán và suy nghĩ. Chúng ta đã nói ngày hôm qua rằng, chúng ta tin tưởng trí tuệ hay hiểu biết đúng chính là pháp tối thắng nhất mà ta có thể có được trong cuộc đời này.

Người hỏi: Có thực sự có sự tái sinh và luân hồi không? Làm sao quý vị biết được điều đó? Làm sao tin được điều đó? Và một câu hỏi khác là, kiết sinh thức sau khi con người chết tồn tại được bao lâu? Có kiết sinh thức tồn tại khi chờ tái sinh không?

Sarah: Hiện giờ mỗi tâm diệt đi và nó làm duyên cho tâm tiếp theo sinh khởi. Hôm qua, chúng ta đã nói về vô gián duyên, tức là một tâm diệt đi làm duyên cho tâm tiếp theo sinh khởi không có sự gián đoạn. Trong vòng luân hồi là vậy, cứ mỗi tâm diệt đi, tâm tiếp theo lại sinh khởi và không có sự gián đoạn giữa các tâm ấy. Khi cái chết đến, nó cũng như bây giờ vậy, một tâm diệt đi và tâm tiếp theo sinh khởi. Tâm cuối cùng của kiếp sống là tử thức diệt đi sẽ lập tức có ngay tâm tiếp theo là thức tái tục (kiết sinh thức) sinh khởi để tiếp tục một cuộc sống khác. Về mặt bản chất, ngay hiện giờ đã có cái chết của tâm và sự tái sinh của tâm nhưng chúng ta không đặt cho chúng cái tên là tâm tử. Khi cuộc sống của chúng ta chấm dứt, nó cũng giống như bây giờ thôi, tức là tử thức- tâm cuối cùng diệt đi sẽ làm duyên cho sự bắt đầu của một kiếp sống mới. Nhưng vì nó là tâm kết thúc một kiếp sống cụ thể nên chúng ta gọi nó bằng một cái tên riêng biệt là tâm tử, và tâm tiếp nối nó là kiết sinh thức hay thức tái tục, là tâm bắt đầu một kiếp sống mới. Khi thức tái tục sinh khởi thì nghiệp đã làm duyên cho tâm ấy cũng đồng thời làm duyên cho sắc sinh khởi. Và như vậy, những sắc khác, hình và dạng khác, cũng được tạo ra cho một kiếp sống mới. Ở trong kiếp sau, những khoảnh khắc tiếp nối của thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm cũng như bây giờ. Một cách chế định, chúng ta có thể nói một con chó đang thấy, một con người đang thấy…Nhưng về mặt bản chất thì không có con chó hay con người, mà chỉ là một tâm, một thức sinh khởi làm công việc của nó mà thôi. Ở kiếp sống này, việc có hình hài này là quả của nghiệp quá khứ. Cũng như vậy trong kiếp sau, một nghiệp khác sẽ làm duyên cho hình hài, thể chất trong kiếp sau. Như vậy, không có một giai đoạn tiếp nối hay giai đoạn trung chuyển giữa khoảnh khắc kết thúc của một kiếp sống với khoảnh khắc tái sinh sang một kiếp mới. Thực chất thì không có sự tái sinh theo nghĩa một chúng sinh hay một thực thể chuyển tiếp từ kiếp này sang kiếp khác, bởi vì không có một thực thể nào. Mỗi khoảnh khắc đều sinh khởi do một duyên riêng và rồi diệt đi ngay lập tức. Chúng ta biết rằng về mặt bản chất, không có một tự ngã, một linh hồn, hay một cái thân nào tồn tại trường tồn. Mỗi khoảnh khắc hiện giờ là khoảnh khắc mới rồi. Ngay khoảnh khắc hiện giờ đã không có cái gì trường tồn, huống hồ có chúng sinh hay con người nào đầu thai sang kiếp khác. Khi chúng ta có hiểu biết rõ ràng hơn rằng tất cả những gì thực sự hiện hữu hiện giờ chỉ là sự tiếp nối của hai loại thực tại: (1) Thực tại không nhận biết, không kinh nghiệm bất cứ cái gì, gọi là sắc; và (2) loại thực tại kinh nghiệm tất cả những gì diễn ra qua các căn, gọi là danh. Khi có cái hiểu rằng chỉ có hai yếu tố này hiện diện và hoạt động, chúng ta cũng có niềm tin rằng, nó hẳn phải như vậy từ những kiếp trước và nó sẽ luôn luôn là thế trong những kiếp sau.

Theo nghĩa tối hậu nhất, vòng sinh tử luân hồi chính là khoảnh khắc này. Cái thấy sinh khởi và diệt đi ngay lập tức. Cái nghe sinh khởi và diệt đi ngay lập tức. Không có bất cứ một thực tại nào tồn tại ngắn ngủi hơn khoảnh khắc đó. Một khoảnh khắc ta vui và rồi một khoảnh khắc khác ta lại buồn. Mỗi một khoảnh khắc sinh khởi như vậy rồi diệt đi và không bao giờ quay trở lại nữa. Cuộc sống chỉ là những khoảnh khắc của tâm sinh khởi và diệt đi. Khi tâm sinh khởi kinh nghiệm đối tượng, nó sinh kèm với các tâm sở đồng sinh, chúng cùng kinh nghiệm đối tượng và diệt đi. Những gì được thấy, được nghe hay được xúc chạm chỉ là sắc, những sắc ấy luôn luôn sinh và diệt, từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, không có cái mà ta gọi là ai đó, cái gì đó hay “tự ngã” trong đó.

Pháp đàm tại Nha Trang, sáng ngày 07/04/2016

Người hỏi: Con xin được tiếp tục câu hỏi của hội chúng ngày hôm qua. Đạo Phật có quan niệm cõi âm hay không? Ma và người có thân trung ấm là một hay khác? Làm sao phải cúng cô hồn, nếu không cúng có ảnh hưởng không? Có nhất thiết phải cúng cô hồn vào rằm tháng 7 không?

Jonothan: Với câu hỏi đầu tiên đặt ra, liệu có linh hồn sau cái chết không, thì có thể đặt câu hỏi ngược lại rằng, hiện giờ có linh hồn nào không? Thực tại của khoảnh khắc hiện giờ là gì? Như chúng ta được nghe mấy ngày nay, cái gọi là kiếp sống mới thực chất là sự tiếp nối của các tâm. Tâm tử là tâm cuối cùng của kiếp trước được tiếp nối bởi thức tái tục là cái bắt đầu kiếp sống mới, thức tái tục đó lại được tiếp nối bởi nhiều tâm hộ kiếp khác. Điều ấy tiếp diễn cho đến khi lại có một tử thức sinh khởi, tức là lại chấm dứt một kiếp sống nữa. Rồi tử thức đó lại được tiếp nối bởi một thức tái tục khác bắt đầu một kiếp sống khác nữa. Vậy ý niệm về linh hồn có thể đặt ở đâu trong tiến trình ấy?

Người hỏi: Việc tổ chức nghi lễ trước lúc lâm chung có giúp ích gì trong việc vận hành của nghiệp của người lúc lâm chung không? Nếu có thể xin được giới thiệu khái quát về sự vận hành của nghiệp.

Jonothan: Chính sự vận hành của nghiệp là cái quyết định sự tái sinh vào kiếp sau cũng như thọ mạng của mỗi người cùng những gì diễn ra trong kiếp sau. Tuy nhiên, nghiệp tự vận hành theo những duyên riêng của nó. Nghiệp không thể bị thay đổi bởi những cố ý tác động từ bên ngoài. Vì vậy nếu ta cho rằng có những lễ nghi cần làm trước khi chết để giúp thay đổi tiến trình vận hành của nghiệp thì đó là một hiểu biết sai lầm. Cũng giống như hiện giờ, không ai có thể làm gì để thay đổi tính chất của khoảnh khắc thấy và nghe tiếp theo, để nó sẽ kinh nghiệm đối tượng khả ái hay bất khả ái, bởi vì luật nhân quả tự vận hành theo duyên riêng của nó.

Sarah: Trước khi tử thức sinh khởi thì có năm tâm đổng lực (tốc hành), năm tâm đổng lực này có tính chất hoặc thiện, hoặc bất thiện, và chính nó quyết định tính chất của thức tái tục của kiếp kế tiếp. Tuy nhiên, việc thiện hay bất thiện sẽ sinh khởi ở khoảnh khắc trước lâm chung này thì lại được quyết định bởi nghiệp đã tích lũy trong quá khứ. Đọc trong Kinh, chúng ta biết rằng có rất nhiều những câu chyện khác nhau về các việc làm thiện cũng như bất thiện. Những việc làm thiện hay bất thiện ấy sẽ cho quả tương ứng là sự tái sinh theo một cách cụ thể nào đó ở trong các kiếp sau. Trong trường hợp của Đề Bà Đạt Đa, nghiệp đã sát thương Đức Phật đã cho quả ngay lập tức là tái sinh trong cõi thấp nhất của địa ngục A tỳ. Nghiệp xấu này không phải là nghiệp được tạo tại chính thời điểm trước khi lâm chung, mà nó đã được tạo ra trước đó, nhưng nó tác động đến tốc hành tâm cuối cùng, và cho quả là tái sinh nơi địa ngục. Với trường hợp của những người đã tạo nhiều phước thiện, những phước thiện đã tạo được ấy làm duyên cho các tâm thiện cuối cùng sinh khởi trong lúc lâm chung và cho quả là sự tái sinh ở những cõi an lành. Tôi biết rằng trong số những người trong hội chúng đây, có rất nhiều người quan tâm đến tiến trình lúc lâm chung. Tuy nhiên, điều thực sự có ý nghĩa là hãy tập trung hơn vào khoảnh khắc này để biết rằng sự phát triển của thiện pháp là điều tốt đẹp nhất trong hiện tại. Trong các thiện pháp, hiểu biết về bản chất của Pháp là mức độ thiện pháp cao nhất, và chúng ta có thể tin tưởng rằng những hiểu biết ấy sẽ cho quả tốt đẹp trong ngày vị lai khi có đủ duyên. Ở khoảnh khắc này, nếu chúng ta phải chết thì điều gì có lợi ích hơn, được tổ chức các lễ nghi, hay được nhắc nhở về bản chất của pháp? Được nhắc nhở rằng không có một con người hay tự ngã nào để đi tái sinh, mà thực chất chỉ có các pháp khác nhau diễn tiến theo tiến trình nhân quả của chúng.

Người hỏi: Như con được biết, theo lời giảng của các vị thì một khi người chết tắt thở, sau vài chục phút hoặc lâu hơn vài giờ, nghiệp của người chết sẽ tái sinh vào một kiếp sống khác. Vậy tại sao gia đình và người thân của người chết vẫn thấy người quá vãng quay về kêu thiếu thốn và đói rét? Xin Bà giải thích thêm về hiện tượng này được không ạ?

Sarah: Thực chất, ngay sau tử thức sinh khởi, không có sự gián đoạn nào mà đã có tái sinh ở một kiếp khác luôn rồi, chứ không phải là sau một vài tiếng như trong câu hỏi. Sau khi tử thức đã diệt đi, cái còn lại chỉ là một xác chết, chỉ là những sắc do nhiệt sinh mà thôi. Có thể có rất nhiều người nói rằng họ thấy những hồn ma đó quay trở lại trong trạng thái đói khát, có rất nhiều kiểu tưởng tượng khác nhau mà ta không biết hết. Tôi nghĩ rằng, kể cả khi mọi người có những cảm giác như “à đây là mùi của người thân của ta” hay thấy những dấu hiệu để chỉ ra đó là hồn ma của những người thân của mình, thì thực chất tôi nghĩ hầu hết chỉ là những sự tưởng tượng, phỏng đoán mà ta không thể xác thực chắc chắn. Điều mà ta có thể làm là tạo những thiện pháp, chẳng hạn như hiện giờ chúng ta đang đàm đạo để phát triển hiểu biết, và cuối ngày thì chúng ta hồi hướng, chia sẻ những thiện pháp ấy với những người có khả năng tùy hỷ với thiện pháp mà ta đã tạo. Hồi hướng là một hình thức bố thí vì ta cho các chúng sinh ở những cõi khác cơ hội để tùy hỷ với phước thiện của mình. Bản thân việc hồi hướng lại là nghiệp thiện mới được tạo thêm.

Người hỏi: Vậy hiện nay hầu hết người Việt Nam hay tổ chức nghi lễ vào lúc người thân lâm chung nhằm giúp người thân nhớ lại những thiện pháp đã làm để tránh tái sanh vào cõi dữ, việc làm đó có đúng không, nên hay không nên làm?

Jonothan: Việc nhắc nhở những người sắp chết về những thiện pháp mà người ấy đã làm thì có thể là thiện, và điều ấy có thể làm duyên khiến người sắp chết suy niệm về những thiện pháp mình đã làm. Cái gì là thiện pháp thì cần được phát triển, bất kể người đó còn khỏe, sắp chết hay đang ốm. Tất cả các loại thiện pháp đều cần được phát triển ở bất cứ thời điểm nào khi có duyên phù hợp. Nhưng nếu ta cho rằng chỉ ở trước khoảnh khắc lâm chung thì ta mới nên làm và có thể tác động đến tâm thức của người sắp chết, tôi thấy điều đó không thật hiện thực, và chúng ta không nên nghĩ về điều ấy như là một lễ nghi cần phải làm, với mục đích cụ thể. Những gì là thiện nên được khuyến khích dù ở bất cứ thời điểm nào.

Sarah: Tốt nhất là làm những thiện pháp, chia sẻ những điều tốt lành cũng như hiểu biết và đừng mong đợi một kết quả nào.

Achaan Sujin: Chúng ta hãy nói về nhân và quả và về những duyên để tạo ra những thực tại khác nhau. Chúng ta sinh ra khác nhau bởi những nhân và duyên khác nhau, và điều ấy không nằm trong sự lựa chọn của bất kỳ ai. Chúng ta sinh ra để sống với mục đích gì đây? Một khi đã sinh ra thì phải chết đi, nhưng giữa sống và chết thì có những gì? Chúng ta sinh ra chỉ để thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và suy nghĩ hay sao? Ở khoảnh khắc sinh ra, có ai muốn thấy gì hay không? Nhưng một khi cái thấy đã sinh khởi thì ta có thể ngăn không cho cái thấy sinh khởi không? Bất kể ta có muốn hay không thì đã có duyên cho cái thấy sinh khởi, và không có sự lựa chọn để thấy một đối tượng cụ thể nào. Đôi khi đối tượng được thấy là khả ái, đôi khi bất khả ái. Có ai được lựa chọn đối tượng khả ái ở khoảnh khắc này hay bất khả ái ở lúc khác không? Trước khi có cái thấy có ai biết rằng sẽ có cái thấy không? Tất cả những điều ấy diễn ra do duyên. Ta sinh ra để thấy, và đó là do duyên sinh. Tham có làm được gì không? Nó có làm duyên cho cái thấy không? Tàm và quí có thể làm duyên cho cái thấy không? Chúng không làm được điều ấy. Chúng ta cần phải nghe thêm về các thực tại để hiểu được rõ về từng thực tại. Liệu sân sinh khởi có làm duyên cho cái thấy sinh khởi không? Nhưng có một thực tại gọi là tâm sở tư, hay tư ý, ý định (tiếng Pāli là cetanā) có chức năng điều phối với các tâm sở đồng sinh. Chẳng hạn, khi sinh khởi với tham, nó sẽ có ý định đạt được cái mình mong muốn. Tham chỉ dính mắc vào cái nó thích mà thôi. Nhưng khi tham sinh khởi cùng với tư, sẽ có thêm tư ý hướng đến làm một cái gì đó, chứ không đơn thuần chỉ là dính mắc. Khi mức độ dính mắc hay bất thiện rất mạnh, khi đó sẽ có tư ý, ý định làm những việc xấu qua thân và khẩu, và đó chính là nhân sẽ cho quả về sau. Có tư khi chúng ta nghe Giáo lý của Đức Phật, cũng có tư khi ta làm những việc khác. Tư ý, ý định khác nhau sẽ tạo ra hành động với những mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn, khi ta sân hận thì sẽ có tư khiến cho ta làm hại người khác qua lời nói hay hành động, và một khi hành động đó đã được làm rồi thì nó sẽ là nhân cho quả trong tương lai. Vậy không phải đơn thuần chỉ hiểu rằng là có nhân và quả, mà cần phải hiểu rõ hơn khoảnh khắc nào là nhân khoảnh khắc nào là quả. Có vô số những nghiệp đã từng được tạo trong quá khứ, nhưng có ai biết được cái thấy hiện giờ là quả của nghiệp nào không? Ta chỉ có thể biết ở chừng mực rằng cái thấy hiện giờ là quả, và nó là quả của một nghiệp đã tạo trong quá khứ. Không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, sau cái thấy sẽ là cái nghe hay là một kinh nghiệm ngũ quan nào khác, điều ấy tùy thuộc hoàn toàn vào nghiệp. Hiện giờ có ai muốn ngửi không, muốn thấy hay muốn nghe không? Chúng ta không cần mong muốn bởi vì đã có những duyên cho cái thấy, cái nghe, cái ngửi sinh khởi rồi. Những khoảnh khắc là quả là những khoảnh khắc của sự tái sinh, là khoảnh khắc của cái thấy, nghe, ngửi, nếm, của xúc chạm – tức là kinh nghiệm qua năm căn.

Những khoảnh khắc liền sau cái thấy và cái nghe cũng là quả, nhưng chúng không xuất hiện. Tuy nhiên, từ Giáo lý, ta biết được rằng chỉ ba sát na sau cái thấy và cái nghe thôi thì đã có tâm thiện hay bất thiện sinh khởi rồi. Ta có thể biết đuợc rằng có cái thấy, cái nghe và rồi có sự dính mắc rồi vô minh tiếp nối liền. Tuy nhiên ba tâm sinh khởi giữa cái thấy và khoảnh khắc của thiện hay bất thiện thì không được nhận biết. Như vậy, có rất nhiều loại thực tại khác nhau, nhiều tâm khác nhau sinh khởi nhưng không phải tâm nào sinh khởi cũng là đối tượng của sự nhận biết. Chẳng hạn như khoảnh khắc của thiện pháp thì chắc chắn phải có tàm và quí, nhưng tính chất của chúng không xuất hiện, vì vậy ta không nhận biết được chúng. Ở khoảnh khắc ấy cũng phải có chánh niệm, nhưng nếu tính chất của nó không xuất hiện thì ai có thể nhận biết đây? Khoảnh khắc ta cảm thấy xấu hổ về bất thiện chính là lúc đặc tính của tàm xuất hiện. Tuy nhiên, kể cả khi khoảnh khắc sự xấu hổ tội lỗi ấy xuất hiện, nhưng nếu không có Giáo lý của Đức Phật, ta sẽ cho rằng sự xấu hổ đó là “ta”. Tà kiến là một thực tại có thực, bất cứ khi nào sinh khởi nó sẽ nhầm tưởng chấp cái được kinh nghiệm là ta hay là của ta.

Vì vậy ta được học rằng tất cả những gì xuất hiện trên đời chỉ đều là tâm, tâm sở và các sắc mà thôi. Tất cả những thứ ấy là những thực tại tối hậu, và không có ai có thể thay đổi đặc tính của chúng. Tâm là thực tại dẫn đầu trong việc kinh nghiệm đối tượng, còn các tâm sở sinh khởi cùng với tâm thì lại có những đặc tính, chức năng riêng của chúng. Sân thì không phải là tham, nó có đặc tính hoàn toàn khác biệt, mỗi khi sinh khởi thì đặc tính của nó là khó chịu. Tất cả những thực tại sinh khởi đều là những pháp chân đế có tính chất tối hậu, và đặc tính của chúng là không thể thay đổi, chúng là vô ngã. Khi có cái hiểu về đặc tính của cái thấy thì cái thấy không phải là tôi, không phải là ai cả. Vậy ý niệm về “tự ngã”, về “hồn”, về “mình” chỉ là những ý niệm tồn tại trong suy nghĩ mà thôi. Nếu không có suy nghĩ thì sẽ không có ý niệm tin rằng có một cái tôi hay tự ngã, bởi vì cái thấy thì chỉ thấy, cái nghe thì chỉ nghe. Như vậy cuộc sống chỉ là những khoảnh khắc của nhân và quả tiếp nối nhau.

Pháp đàm tại Nha Trang, chiều ngày 07/04/2016

Người hỏi: Nghiệp của đời cha mẹ có ảnh hưởng đến quả con cái chịu không? Quả của kiếp trước ảnh hưởng đến kiếp này hay kiếp sau nữa, vậy kiếp này hiểu Giáo pháp đến đâu tạo quả tốt đến mấy thì liệu có thể giảm hậu quả xấu cho kiếp tiếp theo?

Sarah: Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi này là KHÔNG, bởi vì mỗi người có nghiệp và quả của nghiệp riêng, việc làm của mỗi người trong cuộc đời sẽ tự mang kết quả riêng cho người đó mà thôi. Nghiệp đã tạo thì không thể chia nó hay chuyển nó cho một người nào khác. Quay trở về với câu hỏi vừa nãy của bác về việc, chúng ta sinh ra là người giàu, người nghèo, trong những hoàn cảnh khác nhau, đó là quả của nghiệp nếu nói một cách tóm tắt. Để nhanh gọn, ta có thể nói “đúng đấy, đó là quả của nghiệp”, nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn, ta sẽ biết rằng những khoảnh khắc là quả vô cùng ngắn ngủi, nó chỉ xảy ra ở những khoảnh khắc thấy, nghe,

ngửi, nếm, xúc chạm, như hiện giờ. Có người có thể sinh ra trong một gia đình giàu sang nhưng lại bệnh tật, phải chịu rất nhiều đau đớn. Ngược lại, có những người sinh ra trong gia đình nghèo khổ nhưng lại có sức khỏe tốt, và kể cả khoảnh khắc này chúng ta cùng ngồi ở đây, có kinh nghiệm những đối tượng khả ái, bất khả ái khác nhau. Có rất nhiều khoảnh khắc và rất nhiều loại quả khác nhau, những khoảnh khắc kinh nghiệm với thọ khổ hay thọ lạc qua thân, hay những khoảnh khắc kinh nghiệm đối tượng khả ái bất khả ái qua mắt, qua tai, rất nhiều khoảnh khắc không được nhận biết. Đôi lúc ta cũng nhầm lẫn. Khi thấy ai đó có lối sống lành mạnh và luôn vui vẻ hạnh phúc, ta nói “người này có phước báu”. Tuy vậy phải làm rõ là những khoảnh khắc của tâm thiện hay bất thiện, vui vẻ hay không vui vẻ, thì không phải là quả của nghiệp, mà là những tích lũy mới. Ta biết rằng vấn đề thực sự của cuộc sống không phải nằm ở quả của nghiệp, mà nằm ở chính những phiền não của chúng ta. Và điểm quan trọng nhất không phải là có được những quả tốt đẹp của nghiệp, mà có được nhiều khoảnh khắc của thiện pháp, của tâm từ, của tâm bi, và trên hết là trí tuệ, có niềm tin rằng đây mới là điều thật sự có ý nghĩa trong cuộc sống.

 

Leave a Reply

Translate »