Tâm Từ – Chương 2: Vượt qua sân hận

Chương 2 Vượt qua sân hận

Khi thực sự biết đặc tính của tâm từ, ta có thể phát triển nó. Tuy nhiên không nên nghĩ rằng mình đã có khả năng trải tâm từ tới mọi chúng sinh để biến mãn tâm từ vô hạn. Sự thật, chỉ những người phát triển samatha với đề mục tâm từ và đắc được sơ thiền mới có thể trải tâm từ tới mọi chúng sinh.

Người hỏi: Các nhà Chú giải khẳng định ta nên tụng những bài kinh tâm từ cụ thể.

Khun Sujin: Tâm từ có sinh khởi theo quy tắc nào không?

Người hỏi: Không, không có quy tắc nào.

Khun Sujin: Chúng ta cần biết đặc tính của tâm từ để có thể phát triển nó hơn, hơn nữa. Nhưng như đã giải thích, không nên cố gắng ngay lập tức trải tâm từ tới mọi chúng sinh nhằm phát triển nó.

Người hỏi: Có bốn mươi đề mục thiền samatha và tùy theo tích lũy của mỗi người mà họ chọn đề mục nào để phát triển. Nhìn chung cần phải tụng niệm để phát triển các đề mục thiền, như “đề mục đất” chẳng hạn.

Khun Sujin: Cần nghiên cứu Tam Tạng để tìm hiểu xem kinh điển có nói như vậy không. Chúng ta đọc trong Tương Ưng Bộ kinh (Phần I -Sagāthā-vagga, Chương VII – Tương Ưng Bà la môn, I- Phẩm A-La-Hán Thứ Nhất, §1 – Bà la môn Dhanañjāni):

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha

(Vương Xá), tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

Lúc bấy giờ, nữ Bà-la-môn Dhanañjāni, vợ một người Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhāradvāja,lòng tín thành đối với Phật, Pháp và Tăng. Rồi nữ Bà-la-môn Dhanañjāni, trong khi bưng cơm cho Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhārad- vāja, hứng khởi thốt lên ba lần lời cảm hứng:

“Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác ấy!”

Đảnh lễ Đức Pháp!

Đảnh lễ Đức Tăng!”

Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhār- advāja nói với nữ Bà-la-môn Dhanañjāni: “Như vậy, trong mọi thời, mọi dịp, kẻ hạ tiện này nói lời tán thán vị Sa-môn trọc đầu ấy. Này kẻ Hạ tiện kia, ta sẽ luận phá bậc Ðạo Sư của Ngươi”.

“Thưa Bà-la-môn, tôi không thấy trong thế giới chư Thiên, Ma giới hay Phạm thiên giới, trong chúng Sa-môn hay Bà-la-môn, giữa chư Thiên hay loài Người, không một ai có thể luận phá Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác. Vậy này Bà-la-môn, Ông hãy đi. Sau khi đi, Ông sẽ biết”.

Rồi Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja phẫn nộ, không hoan hỷ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja nói lên bài kệ với Thế Tôn:

Sát vật gì, được lạc? Sát vật gì, không sầu? Có một pháp loại gì, Ngài tán đồng sát hại, Tôn giả Gotama?

Thế Tôn:
Sát phẫn nộ, được lạc
Sát phẫn nộ, không sầu, Phẫn nộ với độc căn,
Với vị ngọt tối thượng, Pháp ấy, bậc Hiền Thánh, Tán đồng sự sát hại.
Sát pháp ấy, không sầu, Này Bà-la-môn kia.

Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàr- advàja bạch Thế Tôn: Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!. . .

Sau đó chúng ta đọc Bà la môn Bhāradvāja đã xuất gia trước mặt Thế tôn, được thọ đại giới. Không lâu sau khi thọ đại giới, Ngài đắc thánh quả A La Hán.

Người hỏi: Đức Phật nói về diệt trừ sân một cách bao quát hơn, nhưng Ngài không giải thích làm sao để diệt trừ được sân.

 

Khun Sujin: Đức Phật đã giảng Pháp theo nhiều cách khác nhau và với từng chi tiết để giúp mọi người thấy hiểm họa của bất thiện và lợi ích của thiện. Ngài dạy về phát triển trí tuệ, chính là thứ sẽ hoàn toàn tận diện sân.

Người hỏi: Sân có thể bị diệt trừ. Qua phát triển tuệ minh sát (vipassanā), sân có thể bị tận diệt, và qua phát triển an chỉ định (samatha), sân có thể bị đè nén. Phát triển vipassanā khác với phát triển samatha, với hai mục đích khác nhau. Tôi đọc trong“Bộ Phân Tích”, phần về Tầng thiền (Chương XVII) thấy rằng, nếu ai đó muốn thanh tịnh tâm khỏi các triền cái, vị ấy phải ngồi kiết già, phải bước tới, bước lui để có tinh tấn, là yếu tố thiết yếu để đè nén triền cái. Nhưng người phát triển vipassanā thì không cần làm vậy để có chánh tinh tấn. Bất cứ khi nào đối tượng xuất hiện với hiểu biết đúng và được thấy rõ đặc tính, khi ấy cũng có chánh tinh tấn, chính là lực cho trí tuệ phát triển. Như vậy, samatha và vipassanā rất khác nhau. Người phát triển samatha cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.

Khun Sujin: Vị ấy sẽ bắt đầu từ đâu và làm thế nào để phát triển samatha?

Người hỏi: Vị ấy bắt đầu từ việc tụng niệm.

Khun Sujin: Vị ấy cần bắt đầu từ hiểu biết đúng về bản chất của đề mục thiền trong samatha. Đề mục này phải làm duyên cho tâm được an tịnh, thoát khỏi phiền não. Cần có chánh niệm-tỉnh giác để phát triển sự an tịnh dựa trên đề mục thiền một cách đúng đắn.

Người hỏi: Người phát triển samatha muốn đắc định phải tập trung trên đề mục thiền, để giúp tăng trưởng định và sự an tịnh.

Khun Sujin: Điều ấy thật viển vông và không chút liên quan gì đến thực tại có thể được kinh nghiệm hiện giờ, với người mới bắt đầu. Bạn có nhận ra đặc tính của sân trong cuộc sống hàng ngày của mình không? Vị bà la môn Bhāradvāja đã hỏi Đức Phật: “Sát vật gì, được lạc?” và Đức Phật đã trả lời: “Sát phẫn nộ, được lạc. Sát phẫn nộ, không sầu”. Trong cuộc sống bận rộn với công việc hàng ngày, chẳng lẽ mọi người không gặp rắc rối, khó chịu với công việc, đồng nghiệp hay những người liên quan? Khi làm việc với người khác, có thể có thích hoặc không thích sinh khởi, cảm thấy căng thẳng, khó chịu, không hài lòng hay buồn chán. . . Bất cứ lúc nào bạn thấy khó chịu là có sân, với nhiều sắc thái và mức độ. Chúng ta cần diệt trừ sân ngay trong những tình huống thường ngày, chứ không phải ở lúc nào khác. Tại thời điểm khắc chế được cơn sân, khi ấy có một mức độ an tịnh – samatha nhất định. Khi thấy được hiểm họa của sân, ta sẽ hiểu nên có tâm từ thay cho bất thiện. Tâm từ có thể sinh khởi nếu ta phát triển nó ngay từ bây giờ mà không phải trì hoãn sang một thời điểm khác. Nhờ đó ta sẽ bớt sân khi gặp khó khăn hay trở ngại trong công việc, khi gặp phải điều nghịch ý hay những việc căng thẳng, không dễ chịu; khi đó ta sẽ có sự an vui thay cho phiền muộn.

Người hỏi: Chẳng có ai thích sân cả.

Khun Sujin: Chính trong cuộc sống hàng ngày mà sân cần được khắc chế. Sân có thể bị đè nén bởi thiền định với tâm từ làm đề mục, hoặc bởi sự phát triển tứ niệm xứ. Chánh niệm của tứ niệm xứ hay biết đặc tính của thực tại đang xuất hiện để nhờ đó, trí tuệ có thể được phát triển từng bước một cho đến khi đủ sắc bén đạt được tầng giác ngộ thứ ba – tầng giác ngộ của bậc thánh Bất Lai (Anāgāmī), khi ấy sân mới thực sự bị tận diệt.

Khi Bà la môn Bhāradvāja đã trở thành tỳ khưu và có lòng tịnh tín nơi Đức Phật, những người anh em trai của vị này đã tức giận và có những hành vi, lời nói phỉ báng. Chúng ta đọc tiếp bài kinh thuộc Tương Ưng Bộ Kinh (Tập I, Chương VII – Tương ưng Bà la môn, I – Phẩm A La Hán thứ nhất, II – Phỉ báng) như sau:

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja được nghe Bà-la- môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Thế Tôn, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ông phẫn nộ, không hoan hỷ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói những lời nói không tốt đẹp, ác ngữ, phỉ báng và nhiếc mắng Thế Tôn

Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Akko- saka Bhàradvàja: “Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Các thân hữu bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm Ông không?”

“Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng, các thân hữu, bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm tôi”.

“Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ông có sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm và các loại đồ nếm không?”

“Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng tôi sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm, các loại đồ nếm”.

“Nhưng này Bà-la-môn, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về ai?”

“Thưa Tôn giả Gotama, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về lại chúng tôi”.

“Cũng vậy, này Bà-la-môn, nếu Ông phỉ báng chúng tôi là người không phỉ báng; nhiếc mắng chúng tôi là người không nhiếc mắng; gây lộn với chúng tôi là người không gây lộn; chúng tôi không thâu nhận sự việc ấy từ Ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông. Này Bà-la-môn, sự việc ấy chỉ về lại Ông. Này Bà-la-môn, ai phỉ báng lại khi bị phỉ báng, nhiếc mắng lại khi bị nhiếc mắng, gây lộn lại khi bị gây lộn, thời như vậy, này Bà-la-môn, người ấy được xem là đã hưởng thọ, đã san sẻ với Ông. Còn chúng tôi không cùng hưởng thọ sự việc ấy với Ông, không cùng san sẻ sự việc ấy với Ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông! Này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông!”

“Nhà vua và vương cung, vương thần nghĩ rằng: “Sa- môn Gotama là vị A-la-hán”. Tuy vậy Tôn giả Gotama nay đã phẫn nộ”.

Thế Tôn:
Với vị không phẫn nộ, Phẫn nộ từ đâu đến?
Sống chế ngự, chánh mạng, Giải thoát, nhờ chánh trí. Vị ấy sống như vậy,
Ðời sống được tịch tịnh. Những ai bị phỉ báng,
Trở lại phỉ báng người,
Kẻ ấy làm ác mình,
Lại làm ác cho người. Những ai bị phỉ báng, Không phỉ báng chống lại,

Người ấy đủ thắng trận, Thắng cho mình, cho người. Vị ấy tìm lợi ích,

Cho cả mình và người.
Và kẻ đã phỉ báng,
Tự hiểu, lắng nguôi dần. Bậc Y sư cả hai,
Chữa mình, chữa cho người, Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không hiểu Chánh pháp.

Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Akkosaka Bhàrad- vàja bạch Thế Tôn: “Thật là vi diệu thay, Tôn giả Gotama!. . . ,. . . ”.

Chúng ta đọc thấy vị ấy đã xuất gia và sau đó không lâu, đã đắc thánh quả A La Hán.

Còn chúng ta, nếu ở trong tình huống như vậy và bị ai đó mắng chửi, liệu tâm từ có thể sinh khởi? hay chắc chắn ta cũng sẽ đáp trả tương tự? Khi có sân, dù là của ai, thì cũng không có sự an tịnh mà chỉ có ý muốn gây hại hay làm tổn thương. Khi thấy cơn sân của người khác, thấy xu hướng gây hại của anh ta, và hiểu được hiểm họa của việc đó, liệu ta có muốn làm giống thế? Khi nhận ra hiểm họa của sân, sẽ có duyên cho tâm từ sinh khởi. Chúng ta nên phát triển tâm từ để có thể tha thứ cho người khác, ngay cả khi họ nói hay làm điều không phải với ta.

Chúng ta đọc tiếp trong Tương Ưng Bộ Kinh (Tập I, Chương VII – Tương ưng Bà la môn, I – Phẩm A La Hán thứ nhất, III – Asurindaka):

Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Bà-la-môn Asurindaka Bhàradvàja nghe như sau: “Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Thế Tôn, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Phẫn nộ, không hoan hỷ, vị ấy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, có những lời không tốt đẹp, ác ngữ, phỉ báng và nhiếc mắng Thế Tôn.

Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn giữ im lặng.

Rồi Bà-la-môn Asurindaka Bhàradvàja nói với Thế Tôn: “Này Sa-môn, Ông đã bị chinh phục. Này Sa-môn, Ông đã bị chinh phục!”

Thế Tôn:
Kẻ ngu nghĩ mình thắng, Khi nói lời ác ngữ,
Ai biết chịu kham nhẫn, Kẻ ấy thật thắng trận. Những ai bị phỉ báng, Trở lại phỉ báng người, Kẻ ấy làm ác mình,
Lại làm ác cho người. Những ai bị phỉ báng,

Không phỉ báng đối lại, Người ấy đã thắng trận, Thắng cho mình cho người. Vị ấy tìm lợi ích,

Cho cả mình và người, Và kẻ đã phỉ báng,
Tự hiểu, lắng nguội dần. Bậc y sư cả hai,

Chữa mình, chữa cho người, Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không hiểu Chánh pháp.

Và Tôn giả Asurinda trở thành một vị A-la-hán nữa.

Đức Phật đã không đáp lại những lời giận dữ. Còn chúng ta – những người còn phiền não, cũng có thể giữ im lặng, nhưng với loại tâm nào? Cần suy xét về tâm mình ngay khoảnh khắc ấy. Với Đức Phật, có nhiều loại tâm khác nhau khiến Ngài giữ im lặng, với vị A La Hán – bậc hoàn mãn đã đạt bốn tầng giác ngộ cũng vậy, với các vị thánh Bất Lai (vị đạt tầng thánh thứ ba), các vị thánh Nhất Lai (vị đạt tầng thánh thứ hai), các vị thánh Dự Lưu (vị đạt tầng thánh thứ nhất) và kể cả phàm nhân cũng vậy; mỗi trường hợp đều có những loại tâm khác nhau khi ấy. Tất cả tùy thuộc vào mức độ trí tuệ. Người chưa tận diệt được sân cũng có thể giữ im lặng và không thể hiện sự giận dữ qua cử chỉ hay lời nói, nhưng liệu ta có thể biết họ có loại tâm nào không? Nếu tứ niệm xứ không sinh khởi, sẽ không thể biết mình có thiện hay bất thiện tâm, không thể biết liệu mình có tâm từ thật sự khi ấy không. Người còn phiền não khi thấy người khác giữ im lặng sẽ tự diễn giải theo tích lũy của mình. Nhưng lý do khiến người khác giữ im lặng có thể khác xa với những gì họ nghĩ.

Suy xét kỹ ý nghĩa đoạn kinh trên sẽ thấy được nhiều điều lợi ích. Nhưng còn tùy thuộc vào mức độ thực hành tùy pháp của chúng ta. Khi nói những lời thô ác, ta là người thắng hay thua? Có khi ta đắc thắng khi nói những lời ấy với người khác, nhưng sự thật, ta là kẻ thua cuộc. Nếu thực sự muốn thắng, ta cần chinh phục phiền não của bản thân. Người không tức giận và không trả đũa là người giành được chiến thắng rất khó có được.

Khi người khác đang giận, ta không nên hòa vào sự giận dữ ấy, không nên bực tức và nói lời khó nghe. Nếu đáp trả, ta đã bị cuốn vào sự giận dữ, ta đồng hành với họ, đồng hành với bất thiện. Phát triển tâm trí rất gian nan, nó được duyên bởi việc nghe giảng về lợi ích của thiện pháp. Cũng cần phải có tinh tấn và sự can đảm để phát triển các thiện pháp. Sự vun bồi của mọi thiện pháp trên hết được duyên bởi Tứ niệm xứ – sự phát triển tuệ giác về các pháp chân đế. Tứ niệm xứ làm duyên cho niệm sinh khởi, là sự hay biết, không quên thiện pháp. Có nhiều mức độ chánh niệm khác nhau: có chánh niệm trong bố thí, trong trì giới (là sự tiết chế, ngăn ngừa khỏi các hành vi xấu), trong phát triển sự an tịnh và trong phát triên hiểu biết đúng về các thực tại. Phát triển tứ niệm xứ có thể làm duyên cho các mức độ chánh niệm khác nhau sinh khởi thường xuyên hơn. Nó làm duyên cho sự suy xét về hiểm họa của bất thiện pháp đang xuất hiện, và tùy theo giai đoạn phát triển của trí tuệ mà mức độ hiểm họa nào được nhận ra. Khi có chánh niệm, sẽ có trí tuệ thấy được pháp bất thiện như nó là. Khi trí tuệ nhận ra pháp bất thiện, sẽ có duyên cho thiện pháp sinh khởi thay cho bất thiện pháp.

Một người anh khác của Bà la môn Bhāradvāja, khi biết em trai mình gia nhập Tăng đoàn, đã bảy tỏ tức giận theo một cách khác. Chúng ta đọc tiếp trong Tương Ưng Bộ Kinh (Tập I, Chương VII – Tương ưng Bà la môn, I – Phẩm A La Hán thứ nhất, IV – Bilangika):

Lại nữa, một lần Thế Tôn ở Ràjagaha, Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Bà-la-môn Bilangika Bhàrad- vàja được nghe: “Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Sa-môn Gotama, từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Phẫn nộ, không hoan hỷ, vị ấy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, giữ yên lặng, đứng một bên.

Rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja, liền nói lên bài kệ cho Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja:

Ai hại người hiền thiện, Thanh tịnh, không cấu nhiễm, Ác hạnh được chín mùi,
Phản lại hại người ngu, Chẳng khác gì ngược gió, Lại tung vãi bụi trần.

Được nghe Pháp, dù trong một thời khắc ngắn, cũng vô cùng lợi ích. Bà la môn Bilangika đã tức giận đi đến gặp Thế tôn, dù không nói lên lời mắng nhiếc hay trách móc. Nhưng sau khi suy xét với sự tôn kính Pháp được nghe, ông đã nhận ra nhân và quả của các thực tại và có được niềm tin nơi Giáo pháp. Ông đã xin quy y theo Đức Phật. Không lâu sau đó, ông đã đạt mục đích tối tượng của đời sống, trở thành một vị A La Hán.

Leave a Reply

Translate »