20/ Pháp đàm buổi chiều ngày 09-09-2013 tại Vũng tàu.
Học viên 17: Sau khi kinh nghiệm về đặc tính cứng, thì tôi sẽ làm gì để phát triển về đặc tính cứng?
Achaan: Đặc tính cứng xuất hiện giống như âm thanh, đối tượng thị giác hay bất cứ đối tượng nào khác xuất hiện qua ngũ quan, bất cứ thực tại nào xuất hiện khi ấy thì đều là vô ngã. Âm thanh có thể được nghe và tính cứng có thể được xúc chạm, và có thể bắt đầu có hiểu biết rằng đó chỉ là một thực tại mà thôi, không phải là ai cả, sinh và diệt. Cũng như vậy, cái hiểu về thực tại là đặc tính cứng cũng không khác gì cái hiểu về thực tại là âm thanh, hay bất cứ cái gì khác – cùng là vô ngã. Tất cả các thực tại hiện giờ xuất hiện đều là do duyên tạo vì nó đã sinh khởi, nhưng nếu không có duyên để cho nó xuất hiện thì nó không thể nào xuất hiện để được hay biết. Như vậy, thực tại có khả năng kinh nghiệm sinh khởi để kinh nghiệm, hiện giờ nó đang sinh và diệt từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, kinh nghiệm các đối tượng khác nhau như đang xuất hiện hiện giờ. Đặc tính cứng sinh và diệt, sự xúc chạm cũng sinh và diệt. Cuộc sống chỉ tồn tại trong khoảnh khắc có kinh nghiệm đối tượng xuất hiện. Đặc tính cứng là thực tại do duyên tạo và âm thanh cũng là thực tại do duyên tạo, chỉ là tính cứng và âm thanh mà thôi. Suy nghĩ tiếp theo mới cho đó là những hình này dạng nọ hay thứ nọ thứ kia.
Sarah: Tôi muốn nhấn mạnh ở đây, không phải là đặc tính cứng được phát triển mà là hiểu biết rằng đặc tính cứng hay bất cứ pháp nào khác chỉ là một thực tại được phát triển. Dù chúng ta đã được nghe Đức Phật giảng Pháp hay chưa thì đặc tính cứng vẫn sinh khởi trong suốt cả ngày. Như vậy đặc tính cứng vẫn sinh và diệt và không có cái gì để làm về nó cả, nhưng hiểu biết về nó thì có thể được phát triển để hiểu rằng đó chỉ là một thực tại mà thôi.
Jonathan: Câu trả lời cho câu hỏi về đặc tính cứng này cũng được áp dụng cho các thực tại khác, chỉ có thực tại nào xuất hiện thì mới có thể được hiểu, nếu nó không xuất hiện thì nó không thể được hiểu. Những việc như đàm đạo về Pháp như chúng ta đang làm ở đầy thì có thể làm duyên cho việc có chánh niệm trực tiếp về những thực tại chúng ta đang nói tới về sau.
Học viên 12: Một số sắc hay tâm sở, tâm, có những cái nào có thể được kinh nghiệm và những cái nào chỉ có thể được hiểu mà thôi?
Achaan: Nếu thực tại chưa xuất hiện thì nó có thể được hiểu hay không? Cái chưa sinh khởi thì có thể là đối tượng của hiểu biết hay không? Chỉ có cái gì xuất hiện mới có thể là đối tượng của nghiên cứu và hiểu biết.
HV 12: Cái mà con muốn hỏi là những sắc, tâm và tâm sở nào có thể được kinh nghiệm qua một trong năm căn, cái nào thì chỉ được hiểu qua ý căn mà thôi?
Achaan: Khi ta nghe về các thực tại nhưng hiện giờ không xuất hiện, chúng ta chỉ có thể nghĩ về chúng mà thôi. Những thực tại nào không xuất hiện thì không thể nào được hiểu hiện giờ, nếu chúng ta nói về những thực tại ấy thì chỉ là suy nghĩ về chúng mà thôi. Thế còn về đối tượng thị giác đang xuất hiện bây giờ? Nếu không hiểu về nó sẽ không bao giờ có sự bắt đầu hiểu biết về cái đang xuất hiện. Âm thanh là một thực tại xuất hiện, vì vậy kể cả khi nó không xuất hiện, ta vẫn có thể nghĩ về nó như là một pháp đã sinh khởi và diệt đi. Nhưng liệu ta có thể nghĩ về thực tại mà hiện giờ không xuất hiện một chút nào không?
HV 12: Thân biểu tri và khẩu biểu tri thì dường như luôn xuất hiện khi chúng ta nói và có những hành động về thân?
Achaan: Nếu như không có kinh nghiệm về tứ đại như cứng mềm nóng lạnh thì có thể có cái hiểu được sự khác biệt khi tứ đại sinh khởi cùng với sắc cụ thể đó và khi chúng không sinh khởi cùng sắc đó? Chẳng hạn cái tay có thể cử động mà không có thân biểu tri hay không? Trước hết, cần phải có cái hiểu về tứ đại là đối tượng của sự xúc chạm trước khi có thể có cái hiểu về thân biểu tri là một thực tại sinh khởi cùng với tứ đại ấy. Ta không thể có cái hiểu về thân biểu tri mà không có hiểu biết trước đó về đặc tính cứng của tứ đại, cái luôn luôn sinh khởi cùng với thân biểu tri.
Sarah: Chúng ta có nói về những sắc có đặc tính và những đặc tính đó có thể được biết. Chẳng hạn đối tượng thị giác hay âm thanh là những sắc có đặc tính, và những đặc tính ấy có thể được nhận biết hiện giờ. Những thực tại khác như thân biểu tri hay khẩu biểu tri là những thực tại không có đặc tính (asabava rupa), chúng không thể dễ dàng được biết hiện giờ. Hay như sắc không gian chẳng hạn, liệu bây giờ có thể có kinh nghiệm trực tiếp về sắc không gian hay không?
HV 12: Vậy thì tất cả những hiểu biết ở mức độ tư duy thì đều là tưởng tri thôi có phải không?
Achaan: Cho đến khi thực tại được trực tiếp kinh nghiệm ở khoảnh khắc nó xuất hiện. Trong đời sống hàng ngày, những sắc nào là đối tượng của suy nghĩ? Thông thường sau khi có đối tượng thị giác xuất hiện thì có suy nghĩ về đối tượng thị giác, như vậy trong cuộc sống hàng ngày sẽ có nhiều khoảnh khắc suy nghĩ về đối tượng thị giác. Nói ngắn gọn, sau khi có cái thấy thì có suy nghĩ về đối tượng cụ thể là đối tượng thị giác ấy, chứ không về những đối tượng khác. Chẳng hạn bây giờ cái thấy thấy bông hoa, sau đấy sẽ nghĩ về bông hoa chứ không nghĩ về cái khác. Và như vậy thì đối tượng thị giác ấy có thể là đối tượng của cái thấy và ngay sau đó là đối tượng của suy nghĩ, rất gần nhau.
Chính vì vậy ta nói rằng ý môn có thể kinh nghiệm bất cứ cái gì. Có nghĩa là sau khi cái thấy xảy ra, hoặc không phải là ngay sau đó, nhưng sẽ luôn có suy nghĩ về thực tại cụ thể đó. Có rất nhiều loại hoa, hoa hồng hay hoa lan… suy nghĩ có thể nghĩ về nhiều loại hoa khác nhau, như vậy sau khi có cái thấy thì có thể có suy nghĩ về đối tượng thị giác đã được thấy, hoặc không phải ngay sau đấy, nhưng vì đã có kinh nghiệm về đối tượng thị giác ấy rồi, nên lộ trình ý môn sẽ sinh khởi và nghĩ về nó. Ai có thể nghĩ về nhãn căn hay nhĩ căn không, ai có thể nào? Bởi vì chúng không xuất hiện nên ta không nghĩ thể về chúng, ta chỉ có thể nghĩ về những gì xuất hiện mà thôi. Ở khoảnh khắc của cái thấy, ta hiểu rằng cái thấy đang có ở đó. Nhưng ở khoảnh khắc đó thì đặc tính của nhãn căn không xuất hiện. Liệu ai có thể nghĩ về nó nếu nó không xuất hiện như là một đối tượng. Trong cuộc sống thường nhật của chúng ta chỉ có bảy loại sắc xuất hiện và có thể là đối tượng của sự suy nghĩ.
HV 12: Trong mọi trường hợp thì Achaan luôn đưa về những cái cơ bản, như cái nghe, nhìn, xúc chạm, đặc tính của tứ đại, vậy cần thiết phải hiểu về những điều cơ bản đó trước khi hiểu về những thứ khác.
Achaan: Bốn tứ đại có thể được biết trước, và nó cùng được sinh khởi với các sắc như là dưỡng chất.
Sarah: Achaan nói rằng chỉ có bảy loại sắc xuất hiện hàng ngày và chỉ những sắc này mới có thể kinh nghiệm và được hiểu mà thôi. Đó là ba trong Tứ đại gồm: Đất (nặng, nhẹ), lửa (nóng lạnh), gió (căng, trùng), và bốn sắc y sinh là đối tượng thị giác, âm thanh, mùi, vị. Yếu tố thủy đại (kết dính) không phải là một sắc có thể được kinh nghiệm trực tiếp bởi vì nó chỉ xuất hiện qua ý môn mà thôi, chứ không qua ngũ môn.
HV 12: Vậy thì cần thiết phải hiểu một cách hoàn toàn bảy sắc cơ bản đó trước khi hiểu về những cái khác phải không?
Achaan: Bất cứ cái gì xuất hiện có thể là đối tượng của hiểu biết mà thôi.
Người phiên dịch: Thưa Achaan, dưỡng chất có thể được kinh nghiệm trực tiếp hay không?
Achaan: Không, nó chỉ xuất hiện qua ý môn mà thôi. Chẳng hạn về nhãn căn và nhĩ căn. Hiện giờ, nhãn căn, nhĩ căn v.v…có xuất hiện hay không, hay chỉ có đối tượng thị giác và nhãn thức xuất hiện thôi? Khi có nhãn căn ở đó, cái tác động lên nó luôn là đối tượng thị giác, còn nhãn căn là sắc mà không thể được thấy, cái được thấy chỉ là đối tượng thị giác mà thôi. Đặc tính cứng có thể được thấy không? Đặc tính cứng được kinh nghiệm ở khoảnh khắc của sự xúc chạm. Đặc tính cứng không thể được thấy nhưng có thể nghĩ về đặc tính cứng, và chính vì vậy khi nhìn thấy một cái gì đó thì có thể có ý niệm cho rằng đó là vật cứng. Chính vì vậy cần chi tiết về các thực tại để có thể hiểu được chúng. Khi không rõ ràng thì chúng sẽ trở thành đối tượng của sự hoài nghi và hiểu sai.
HV 12: Vậy hầu hết mọi lúc cái được kinh nghiệm chỉ là sản phẩm -kết quả của nhãn thức hay nhĩ thức và các thức còn lại?
Người phiên dịch: Ý của bạn là gì khi nói chỉ kinh nghiệm các sản phẩm của những thức đó?
HV 12: Nói các sản phẩm của các thức đó theo cái hiểu là nhãn thức và bốn thức còn lại thì chỉ là các tâm làm chức năng của nó là kinh nghiệm đối tượng thôi, còn cái mà được kinh nghiệm thì chỉ là đối tượng thị giác, âm thanh vân vân
Achaan: Hiện giờ đối tượng thị giác có xuất hiện hay không? Đối tượng thị giác chỉ xuất hiện với cái thấy-nhãn thức mà thôi. Và rồi nó diệt đi và nó có thể trở thành đối tượng của suy nghĩ. Nhưng ở khoảnh khắc của cái thấy thì phải có đối tượng thị giác ở đó và nó chưa diệt đi. Như vậy thông thường trong cuộc sống hàng ngày, những khoảnh khắc của cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm là mười loại thức hoàn toàn khác với tất cả loại thức khác. Dù là đối tượng thị giác hay là vị thì nó đều có thể là đối tượng của suy nghĩ sau đó. Nhưng trong suy nghĩ, nó không phải là đối tượng trực tiếp. Trong giấc mơ, dường như ta thấy mọi thứ nhưng thực chất thì không có cái thấy. Dù trong khi ngủ hay đang thức, nó không giống như khi thực sự có đối tượng thị giác hay những đối tượng ngũ thức khác xuất hiện, chính vì vậy Đức Phật mới dạy về ngũ song thức này và dùng từ upati để gọi riêng cho chúng.
Đức Phật đặt tên cho những tâm khác ngoài ngũ song thức này là nipati, để chỉ rằng là chúng khác với ngũ song thức, và rằng ngũ song thức không xuất hiện giống như cái cách mà đối tượng thị giác, âm thanh hay những sắc như vậy có thể xuất hiện qua ngũ quan như là đối tượng của thức. Những khoảnh khắc kinh nghiệm những đối tượng khác ngoài đối tượng thị giác thì đều là trong bóng tối. Trên thực tế, khi không có ánh sáng và không có cái thấy thì đều là trong bóng tối, dù đó là đang suy nghĩ, đang ngửi hay đang nghe hay đang xúc chạm. Trước khi đối tượng thị giác xuất hiện, có nhãn căn sinh khởi trong bóng tối, các căn khác cũng sinh khởi và diệt đi trong bóng tối. Đối với các ngũ quan khác: âm thanh, mùi, vị…cũng xuất hiện trong bóng tối. Vậy ai có thể tưởng tượng là hiện giờ chúng ta thực chất đang trong bóng tối, trừ khoảnh khắc của cái thấy thấy đối tượng thị giác mà thôi. Bất cứ khi nào tâm xuất hiện trở thành đối tượng của trí tuệ, đặc tính của thực tại kinh nghiệm đó được biết trong bóng tối, không có ánh sáng, không hình dạng, không có mùi, không có vị. Khi ấy sẽ không còn hoài nghi về đặc tính của thực tại kinh nghiệm ấy, nhưng hoàn toàn trong bóng tối. Không có cái gì khác, không có thế giới nào cả ngoài thực tại mà kinh nghiệm đó, nó xuất hiện trong bóng tối. Ở khoảnh khắc đó có thể thực sự hiểu biết rằng không có ai cả. Đó là khoảnh khắc của bắt đầu có sự xả ly về ý niệm về ngã. Nếu những khoảnh khắc như vậy không sinh khởi, sẽ luôn có những ý niệm về con người và mọi thứ xung quanh đây, khi hiểu biết về mặt tư duy còn rất ít ỏi, nó cũng chưa thể làm duyên cho những khoảnh khắc như vậy. Mỗi đối tượng chỉ xuất hiện ở một thời điểm mà thôi và tại thời điểm ấy thì không có các đối tượng khác xuất hiện. Đó là ý nghĩa của cụm từ xuyên thấu bản chất của thực tại một cách trọn vẹn.
HV 12: Vậy phải hiểu đúng về cái mà ta cho rằng ánh sáng của ban ngày và bóng tối của ban đêm là như thế nào?
Achaan: Hiện giờ nó đang xuất hiện. Nếu bạn không gọi đó là ngày hay đêm, thì nó vẫn đang xuất hiện. Dù là ban ngày hay ban đêm thì khi một đối tượng thị giác xuất hiện và có cái thấy thì cũng giống hệt như bây giờ, nhưng trong bóng tối thì có thể có cái thấy sinh khởi được không? Nếu không có cái gì xuất hiện thì làm sao bạn có thể gọi nó là tối?
Bất cứ khi nào có đối tượng thị giác xuất hiện với cái thấy thì lúc đó là có ánh sáng và ánh sáng đó chính là đối tượng thị giác được thấy, bóng tối có thể được thấy không? Chỉ khi có cái thấy sinh khởi mà thôi. Khi ta đã quen với bóng đêm thì ta có thể thấy được cả bóng đêm mặc dù nó không rõ như trong ánh sáng hoặc ban ngày. Cái mà gọi là đối tượng thị giác thì khi xuất hiện bao giờ cũng là cái được thấy dù là ở trong ánh sáng hay trong bóng tối theo cái hiểu thông thưởng của chúng ta.
Jonathan: Điều mà Achaan đang nói ở đây đó là đặc tính của đối tượng thị giác là nó có thể xuất hiện đối với cái thấy. Mỗi pháp đều có một đặc tính riêng có thể được kinh nghiệm và đó là ý nghĩa của cái mà ta gọi là pháp. Đặc tính của những thực tại ấy không bao giờ thay đổi, cho nên đặc tính của nhãn thức là kinh nghiệm đối tượng thị giác – dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đặc tính của đối tượng thị giác không thay đổi dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đặc tính của nó là có thể được kinh nghiệm bởi nhãn thức. Chính vì vậy cái được thấy, dù là con người, đồ vật hay bóng tối thì thực ra chỉ là hình dạng được nghĩ về sau khi đối tượng thị giác được kinh nghiệm trực tiếp. Có thể thấy rằng, kể cả cái hiểu về mặt lý thuyết về đối tượng thị giác thôi đã là chủ để rất phức tạp rồi.
HV 12: Achaan nhắc nhiều lần về cách phát triển hiểu biết đúng là suy xét về từng pháp, từng thực tại trong một thời điểm. Vậy thì thực tại của cái mà gọi là suy xét thì nó là gì và nó có gì khác với suy nghĩ thông thường?
Achaan: Cũng giống như hiện giờ mà thôi, không có con người nào cả, về mặt thực chất chỉ có tâm và tâm sở đang đảm nhận chức năng của mình, khi có cái hiểu thì cũng không phải ai đó hiểu mà chỉ là những tâm và tâm sở tương ứng, mỗi cái đảm nhân chức năng của mình ở thời điểm ấy. Có tâm sở tinh tấn ở thời điểm có cái hiểu không? Không cần có ai cố gắng mà khi ấy đã có tinh tấn sinh khởi để đảm nhận chức năng của nó. Để có thể hiểu được về vô ngã thì cần phải có cái hiểu chi tiết về các thực tại khác nhau, và mỗi thực tại đó thì đều có chức năng riêng biệt của chúng.
HV 12: Vậy thì cái mà suy xét thì có phải là trạch pháp hay không?
Achaan: Chúng ta có cần đặt tên nó là cái gì đó không? Bởi vì ở khoảnh khắc của cái hiểu thì không phải chỉ có một tâm sở, một thực tại mà cũng có những thực tại khác sinh khởi cùng với nó. Vậy ta hãy nói về các thực tại có thể sinh khởi cùng nhau ấy.
HV 12: Khi mà mới gọi là suy xét thôi thì cũng chưa chắc là có cái hiểu bên cạnh đó.
Achaan: Kể cả ở những khoảnh khắc ấy thì cũng có tinh tấn. Kể cả có hoài nghi sinh khởi thì cũng cần phải có tâm sở tinh tấn. Từ việc không có hoài nghi để có khoảnh khắc có hoài nghi thì cũng phải có tâm sở tinh tấn làm duyên cho hoài nghi sinh khởi.
HV 12: Bà hãy giải thích về suy xét một cách rõ ràng, nếu không dễ nhầm lần suy xét là cái suy nghĩ.
Achaan: Nếu không có nghe Pháp và suy xét thì có thể có cái hiểu về cái xuất hiện hiện giờ hay không? Khi có sự suy nghĩ thì khi ấy không có kinh nghiệm trực tiếp, bởi vì suy nghĩ về khái niệm là ở mức độ của pháp học, và pháp học thì không phải là pháp hành, pháp hành thì không phải là pháp thành.
Sarah: Chẳng hạn trước đó ta có nói về đặc tính cứng và bây giờ ta có thể suy nghĩ về đặc tính cứng, nhưng suy nghĩ ấy có thể là chân chánh hoặc không chân chánh. Có thể có suy nghĩ về đặc tính cứng với cái tham mong muốn kinh nghiệm đặc tính cứng, và khi ấy thì cũng có tinh tấn, định hay nhất tâm cũng có ở đó. Tác ý- cetana cũng có ở đó. Nhưng khi ấy nó lại là bất thiện bởi vì ở khoảnh khắc đó có tham cố gắng kinh nghiệm đặc tính cứng đó, hoặc là có sự suy xét rằng đặc tính cứng hiện giờ chỉ là một pháp mà thôi, nó được kinh nghiệm bởi sự xúc chạm, chỉ là một pháp không thể kinh nghiệm gì cả, một giới (dhatu) tiểu tốt, không phải là một thứ, không phải là một cái ly, không phải là một cái bàn. Khoảnh khắc như vậy có thể là sự suy xét chân chánh. Chỉ có trí tuệ mới biết là hiện giờ có suy xét chân chánh hay là không có suy xét chân chánh. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghe rất nhiều và suy xét rất nhiều về việc rằng các pháp đều là vô ngã, để cho hiểu biết ấy có thể tăng trưởng.
Học viên 27: Một số bạn đạo hầu như giữ cuộc sống độc thân. Khi một người có mối quan hệ tình cảm thì dễ cảm thấy xấu hổ về việc đó. Gần đây một vị sư là bạn đạo đã xả y và lấy vợ, một số bạn đã tỏ thái độ thất vọng, quan điểm của con thì đó là một duyên hoặc nghiệp gì đó, nhưng con không có hiểu rõ, xin Achaan giải thích nên hiểu đúng như thế nào?
Achaan: Đó chỉ là pháp, nó có thể là pháp thiện hoặc bất thiện, nhưng nó chỉ là pháp mà thôi và không hề có sự kiểm soát, chúng ta có thể nghĩ rằng ai đấy, một người nào đấy, nhưng đó chỉ là pháp không ai có thể kiểm soát gì cả. Sở dĩ có sự thất vọng là bởi vì ta nghĩ rằng tình huống có thể được kiểm soát, nhưng khi hiểu được rằng không thể có sự kiểm soát thì sẽ không có sự thất vọng, và sự thất vọng ấy là do không hiểu được pháp chỉ là pháp mà thôi. Chừng nào ta vẫn chưa phải là một vị Thánh thì chừng ấy sẽ vẫn còn tất cả các bất thiện pháp, chưa có cái gì được tận diệt cả. Bất cứ ai chỉ dạy một kỹ thuật mà không dạy cái hiểu thì đó không phải là món quà mà Đức Phật đã trao tặng cho chúng ta, bởi vì món quá quý giá nhất trên đời này là Trí tuệ. Nếu ta có rất nhiều tiền và nhiều bạn bè nhưng không có cái hiểu thì những cái đó để làm gì đây? Những thứ ấy đều chỉ là đối tượng của sự dính mắc nếu không có hiểu biết.
Đức Phật là một bậc đạo sư vĩ đại, sau khi Ngài tịch diệt thì Pháp chính là bậc đạo sư, Đức Phật không chỉ định một ai đó là người kế tục cho mình. Bởi vì toàn bộ Giáo lý mà Ngài đã dạy một cách hoàn hảo thì có thể là bậc thầy cho tất cả mọi người, ngoài Giáo pháp ra thì không ai có thể làm được việc ấy. Vậy ai là người thiện bạn hữu thực sự của chúng ta? Người cho chúng ta cách để hiểu thực sự hay là người không cho chúng ta chút hiểu biết nào? Đi theo những kỹ thuật nào đó thì không phải là lời của Đức Phật, vì tất cả lời của Ngài đều là chân lý, ở bất cứ thời điểm nào. Những lời ấy luôn sẵn sàng trở thành đối tượng của Trí tuệ hoặc là của vô minh, tùy thuộc vào sự tích lũy, vào nhân duyên.
Chính vì vậy từng từ cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để hiểu rằng đó không phải là ngã. Không ai có thể hiểu cái đã diệt đi hoàn toàn, hay cái vẫn còn chưa xuất hiện. Vậy cái gì có thể là đối tượng của hiểu biết đúng nếu như không phải là bây giờ đây? Nhưng không dễ dàng để hiểu chút nào, khi ta vẫn chưa quen nghe nhiều những điều ấy, và chỉ nghe lõm bõm một từ ở đây, một từ ở kia. Như vậy không đủ tạo duyên cho hiểu biết sinh khởi, nếu chỉ nghe một từ thôi hay hai từ thôi, sẽ không đủ để hiểu. Nghe một từ mà chưa hiểu thì chưa thể hiểu được từ thứ hai, đó là lý do khiến tôi nói rằng hãy nghiên cứu Giáo lý từng từ một.
HV 27: Achaan giải thích về phiền não hôn trầm, tuy rằng nó sinh thì nó sẽ diệt, nhưng ngay lúc đó thì hiểu nó như thế nào, vì lúc hôn trầm thì đầu óc bị mê mờ
Achaan: Vậy thì ở khoảnh khắc đó thì có cái gì ở đấy? Cái gì ở đó và cái gì xuất hiện (được biết) ở thời điểm ấy? “Muốn biết” là thực tại khi ấy, và đó cũng là một thực tại, nó không phải là ai cả, mà là sự dính mắc muốn biết, muốn hiểu. Câu hỏi thực sự phải là “cái gì có ở đó” và “cái gì xuất hiện” để có thể có sự hiểu biết. Tham có phải là tôi không?
HV 27: Không.
Achaan: Vậy thì làm sao lại có cái ý niệm là làm thế nào để tôi không còn tham nữa? Về mặt thực tế, để không còn có sự dính mắc nữa thì cần phải có cái hiểu rằng dính mắc là một thực tại. Tham sinh khởi như thế nào? Nếu như không có vô minh thì nó sẽ không thể sinh khởi. Vậy hãy suy xét một cách kỹ lưỡng, chừng nào còn vô minh thì vẫn còn tham, như vậy tham chỉ giảm dần khi trí tuệ tăng trưởng. Việc có bớt đi vô minh là chức năng của Trí tuệ chứ không phải cái gì khác hay ai khác có thể làm việc ấy, nó chỉ xảy ra ở khoảnh khắc có cái hiểu mà thôi, nhưng khi không có cái hiểu thì lại chỉ muốn là không có thực tại đó nữa. Nhưng sẽ vẫn còn những pháp như vậy chừng nào vẫn còn có duyên cho chúng sinh khởi.
HV 27: Nhưng hôn trầm đặc biệt xảy ra khi nghe pháp nên con có sân.
Achaan: Khi nói đến sân với việc buồn ngủ đó, thì sân không phải là tôi hay ai cả, nó chỉ là pháp, nếu không có cái hiểu thì đó sẽ là sân của tôi. Sân đã diệt đi rồi, vậy thì cái sân đó ở đâu, làm gì có cái tôi nào.
Sarah: Phép thử của hiểu biết đúng luôn luôn là khoảnh khắc hiện giờ. Khi có cố gắng hiểu biết về những thực tại ngoài những thực tại đang xuất hiện hiện giờ thì điều ấy chỉ ra rằng ở khoảnh khắc ấy không có hiểu biết đúng. Nhưng kể cả sự dính mắc vào trạng thái sân đó cũng là một thực tại và nó có thể hay biết vào chính thời điểm ấy. Vậy điều thực sự luôn luôn cần là quay trở về với câu hỏi, cái gì đang xuất hiện hiện giờ, chứ không phải việc muốn có cái gì hay không muốn có cái gì.
Achaan: Ở khoảnh khắc có sân sinh khởi và lại không muốn có sân thì khi ấy không có con đường trung đạo, bởi vì ở khoảnh khắc đó không có hiểu biết đúng, không có chánh kiến. Không chỉ cứ gọi đó là con đường trung đạo khi không hề có hiểu biết. Ý nghĩa thực sự của con đường trung đạo chính là hiểu biết đúng hay chánh kiến.
Học viên 30: Hôm qua chúng ta có nói về ngũ uẩn thủ, xin Achaan giải thích thêm về điều này, và ngũ uẩn có phải là nguyên nhân của Khổ – Tập đế không ạ?
Achaan: Hiện giờ có bao nhiêu uẩn?
HV 30: Năm uẩn.
Achaan: Chúng có phải là pháp không, hay là bất cứ cái gì thì cũng là thân của tôi, tôi thấy… Đó là khoảnh khắc có sự chấp thủ vào uẩn, cho đó là ta, là tự ngã. Cảm thọ hay cảm xúc của tôi! Cảm thọ thì là một thực tại do duyên, nhưng khi không có hiểu biết ấy thì lại có suy nghĩ ấy rằng đây là “cảm xúc của tôi”, “tôi dễ chịu”. Khi cái đau xuất hiện thì đó là cái đau của ai? Ai đang đau? Khi ấy có thể có sự dính mắc cho rằng đó là cái đau của tôi, tôi đang đau. Bất cứ cái gì sinh khởi đều là do duyên, nhưng khi không có hiểu điều ấy thì sẽ luôn luôn là ý niệm về tôi, bây giờ ai đang thấy đây?
HV 30: Không có ai cả.
Achaan: Hiểu rằng không có ai cả chỉ là ở mặt lý thuyết hay thực sự ở khoảnh khắc nó xuất hiện thì không có ai ở đó?
HV 30: Đây chỉ là cái hiểu về lý thuyết.
Achaan: Nó có thể là hiểu biết trực tiếp nếu như cái hiểu biết đã trở nên vững chãi, khi không có ý niệm “tôi muốn biết ngay cái này hay cái kia”.
HV 30: Con nghĩ tà kiến rất sâu dày nên để có cái hiểu biết trực nhận thì rất khó khăn cần rất nhiều thời gian, đôi khi con nghi ngờ liệu có thể từ cái hiểu lý thuyết mà có thể đến cái hiểu trực nhận không?
Achaan: Chẳng hạn hiện giờ bạn có thể thực sự hiểu rằng là không có ai thấy không?
HV 30: Con không nghĩ vậy.
Achaan: Nó phải trở thành cái hiểu riêng của mình, ở khoảnh khắc hiểu rằng không có ai cả, thì hiểu biết nó biết nó đã hiểu được chừng nào, chứ không phải vì người khác đã nói như vậy nên mình cũng nói như thế. Nếu chưa có được điều ấy thì vẫn chưa thể có cái duyên để cho kinh nghiệm trực tiếp về thực tại sinh khởi ở khoảnh khắc của cái thấy.
HV 30: Con hiểu rằng suy xét và nghiên cứu để có hiểu biết về lý thuyết, để có hiểu trực nhận, nhưng việc suy xét tìm hiểu về giáo lý cũng rất có thể có cái ý niệm tôi có thể hiểu về giáo pháp.
Achaan: Hiểu biết đúng không phải là ai đó đang nghiên cứu hay đang suy xét. Nhưng trí tuệ phải bắt đầu nhỏ và sau đó dần dần được tăng trưởng.
HV 30: Khi trí tuệ ở mức thấp thì liệu có tà kiến ở trong đó không?
Achaan: Có thể có bất cứ cái gì.
Người phiên dịch: Khi bạn hỏi “khi trí tuệ ở mức độ thấp thì liệu có thể có tà kiến” thì ý bạn nói là trong cùng một khoảnh khắc hay là ở khoảnh khắc sau đó mới có tà kiến?
HV 30: Ở cùng khoảnh khắc của chánh kiến có thể có tà kiến hay không?
Sarah: Ở khoảnh khắc có Trí tuệ sinh khởi thì đó là khoảnh khắc của tâm thiện, và tà kiến thì không thể sinh khởi ở cùng khoảnh khắc đó bởi vì tà kiến chỉ sinh khởi với tâm bất thiện mà thôi, nhưng sự ngủ ngầm của tà kiến thì vẫn có. Nhưng sau khi Trí tuệ sinh khởi thì nó diệt đi, và tiếp theo lại có thể có sự dính mắc cho rằng đây là cái hiểu của tôi, tôi hiểu. Đó chính là điều mà Achaan hàm ý khi nói “có thể là bất cứ cái gì”, bởi vì chừng nào còn các phiền não ngủ ngầm, tức là cái tà kiến vẫn nằm trong tầng lớp ngủ ngầm thì ngoài những khoảnh khắc của cái hiểu ra thì bất cứ cái gì, bất cứ loại phiền não nào, kể cả tà kiến cũng có thể sinh khởi.
Jonathan: Bạn có nói việc suy xét như vậy thì nó cũng có thể có ý niệm về ngã và nó ở trong vòng luẩn quẩn, nhưng trên thực tế trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta có thể suy nghĩ về nhiều thứ mà không phải lúc nào cũng có ý niệm “tôi đang suy nghĩ” và “tôi đang suy xét”, tức là có cái tà kiến về tôi trong đó. Điểm mấu chốt ở đây là việc nghe pháp tạo duyên cho việc suy xét, chứ không phải là ai đấy cố làm việc suy xét. Nếu như vậy thì lúc đó có ý niệm về ngã, còn khi sự suy xét diễn ra một cách tự nhiên thì không hề có ý niệm về ngã, thời điểm đó không hề có cái tôi đang suy xét.
HV 30: Nếu một người hành thiền với cái hiểu không có ai hành thiền, và việc hành thiền cùng với mục đích là để hướng tâm hiểu về thực tại, giống như việc suy xét thì hai cái đấy không có gì khác nhau, chỉ là khái niệm mà chúng ta gọi nó là suy xét hay hành thiền.
Achaan: Theo cái hiểu của bạn thì thiền ở đây là một kỹ thuật hay không phải là kỹ thuật?
HV 30: Không phải là kỹ thuật.
Achaan: Vậy nó là gì nào?
HV 30: Nó cũng là nhân duyên để chúng ta quay về thực tại và phát triển hiểu biết.
Achaan: Ta làm gì khi thiền?
HV 30: Bình thường rất hay phóng tâm ra ngoài đối tượng, nhưng khi được nhắc nhở về hành thiền, ta kéo cái tâm về với đối tượng, quay về thân và trên tâm của mình.
Achaan: Cho rằng điều ấy có thể làm được thì có phải là hiểu biết đúng không?
HV 30: Nếu với ý niệm rằng tôi có thể làm được thì đầy là tà kiến.
Achaan: Vậy ta làm gì khi ta thiền hay ở trong một trường thiền? Có thêm tà kiến?
Người phiên dịch: Để giải thích rõ hơn: bạn có nói rằng khi thiền ta có thể hướng tâm trở về thực tại, và Achaan hỏi rằng liệu đó có phải là chánh kiến không nếu cho rằng tôi có thể đưa tâm về thực tại, và câu trả lời của bạn là đó là tà kiến. Ý Achaan ở đây là: vậy nếu ta làm việc gì đấy (ở đây là thiền) cùng với tà kiến cho rằng tôi có thể hướng tâm về thực tại thì việc vào trường thiền hay hành thiền như vậy thì phải chăng là càng làm tăng trưởng thêm tà kiến.
HV 30: Con nghĩ rằng cái tà kiến đó thì nó cũng là một thực tại có thể được mình nhận biết và cái nhận biết cái tà kiến đó thì là chánh kiến rồi.
Achaan: “Tôi” có thể hay là cái gì có thể?
HV 30: Chắc chắn về mặt lý thuyết thì tôi không thể làm gì, nhưng khoảnh khắc ở mình có ý niệm về tà kiến thì cũng có thể có những khoảnh khắc sau đó hiểu rằng có một cái tà kiến đã sinh khởi và cần phải được hiểu.
Người phiên dịch: Nhưng vì bạn nói rằng mình nhận biết, mình hiểu nên Achaan hỏi lại rằng “tôi” có thể hiểu được không hay là cái gì hiểu?
HV 30: Chỉ có trí tuệ hiểu.
Achaan: Chính vì vậy trí tuệ cần phải rất chi tiết để biết được cái gì là cái gì.
Sarah: Nếu như ta biết đó là tà kiến mà vẫn tiếp tục duy trì hoạt động đó thì phải chăng ta đang tiếp tục làm cho tà kiến tăng trưởng? Đó là con đường phát triển tà kiến hay là con đường phát triển chánh kiến đây?
Achaan: Bạn nói lý thuyết ở đây là gì, khi bạn dùng từ lý thuyết?
HV 30: Lý thuyết là khi mình đọc và nghe hay học từ các vị thầy.
Achaan: Lời dạy ấy có phải là những lời chân chính của Đức Phật không?
HV 30: Con nghĩ những lời dạy nào hướng đến thực tại và sự thật thì là lời dạy của Đức Phật.
Achaan: Thay cho việc gọi đó là lý thuyết thì tại sao chúng ta không dùng từ là lời chân chánh, lời chân lý.
HV 30: Có phải là nó đang ở mặt ngôn từ khái niệm không? Tức là cái cách chúng ta sử dụng khái niệm khác nhau để chỉ về cùng một thực tại?
Achaan: Bạn hiểu lý thuyết hay lời chân chánh?
HV 30: Phải có hiểu về mặt lý thuyết thì mới làm duyên cho hiểu về mặt thực hành.
Achaan: Tôi vẫn chưa rõ khi bạn nói đến từ lý thuyết thì bạn nói đến điều gì, tôi chỉ hiểu từ “những lời chân chánh”
HV 30: Con nói đến Giáo lý của Đức Phật.
Achaan: Vậy thì đó là những lời chân ngôn, không phải chỉ là lý thuyết đúng không?
HV 30: Khi Đức Phật trực nhận được chân lý thì những lời Ngài nói là chân chánh không phải là lý thuyết, nhưng chúng ta thì vẫn chưa hiểu được điều đó.
Achaan: Thế còn cái thấy hiện giờ là lý thuyết hay đó là cái có thực?
HV 30: Cái thấy là có thực, nhưng để chúng ta trực nhận cái có thực đó thì rất khó khăn.
Achaan: Sau này thì có thể chứ không phải là bây giờ. Điều ấy chỉ xảy ra khi trí tuệ đã dần được phát triển đến mức độ đó, còn nếu không thì sẽ không thể có sự giác ngộ được.
Người phiên dịch: Con có đọc bài viết của bạn Robert, bạn có nói ở khoảnh khắc của hiểu biết về lý thuyết thì ở khoảnh khắc đó đã là tâm sở trí tuệ sinh khởi rồi, cái đó sẽ làm duyên cho những khoảnh khắc của tâm sở trí tuệ ở mức độ khác sinh khởi về sau.
Achaan: Ta có cần gọi nó là trí tuệ hay không hay chỉ cần gọi là ở khoảnh khắc đó có hiểu biết đúng?
Học viên 12: Bà hãy làm rõ, lúc đó là tâm sở trí tuệ hay chỉ là cái tưởng mà thôi?
Achaan: Đây là cái gì nào? (chỉ về một đồ vật)
HV 12: Tại khoảnh khắc đầu tiên nó chỉ là đối tượng thị giác nhưng sau đó nó chỉ là kết quả của cái tưởng, một cái cốc chẳng hạn. Trong kinh có nói tâm sở tưởng hoạt động với chức năng của nó và nó đưa ra kết quả là một trong 6 nhóm: sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng
Achaan: Tưởng thì có phải là cái hiểu không?
HV 12: Chức năng của tưởng chỉ là ghi nhớ và đánh dấu đối tượng thôi. Nhưng xin Achaan làm rõ sự phân biệt giữa hiểu biết về mặt lý thuyết và pháp tưởng?
Achaan: Sanna sinh khởi với tất cả các tâm, đúng không?
HV 12: Vâng
Achaan: Tâm sở trí tuệ có sinh khởi với tất cả các tâm không?
HV 12: Tâm sở trí tuệ không sinh khởi với tất cả tâm.
Achaan: Tưởng có thể sinh khởi cùng tà kiến, đúng không?
HV 12: Vâng.
Achaan: Vậy thì ta có thể thấy được sự khác biệt giữa tưởng và trí tuệ.
HV 12: Xin bà giải thích rõ hơn về pháp tưởng?
Achaan: Thế nào là pháp? Có sắc tưởng, có thọ tưởng, tưởng tưởng, hành tưởng và cả thức tưởng nữa. Cái gì là pháp tưởng đây? Tất cả đều là pháp. Vậy ở khoảnh khắc này đây là cái gì? Ở khoảnh khắc của cái thấy thì có tưởng hay không?
HV 12: Khi thấy và nhận biết được rằng đây là cái cốc thì là kết quả của cái tưởng, nó làm chức năng của nó mà sau nhiều tích lũy từ quá khứ.
Achaan: Nếu không có tứ đại thì liệu cái cốc này có thể được thấy hay không?
HV 12: Cái mà chúng ta nói là cái cốc thì chỉ là cái sắc tưởng thôi. Con không chắc là con dùng đúng từ.
Achaan: Sắc chỉ là sắc thôi, nó không thể biết gì cả, nó không có tưởng của nó, ý nghĩa của từ sắc tưởng ở đây là tưởng làm công việc ghi nhớ về sắc, nó không ghi nhớ về thọ hay các uẩn khác ở khoảnh khắc ấy. Tưởng làm công việc ấy thì được gọi là sắc tưởng. Tưởng ở đây thì ghi nhớ về bất cứ loại sắc nào trong 28 loại sắc.
Sarah: Tưởng sinh khởi trong mọi khoảnh khắc cho nên tưởng sẽ sinh khởi mỗi khi sắc được kinh nghiệm. Đối tượng thị giác thì có đặc tính riêng của đối tượng thị giác, nhưng mỗi đối tượng thị giác thì lại khác với đối tượng thị giác khác. Bởi vì nó được duyên bởi những sắc khác sinh khởi cùng với nó trong tổ hợp sắc –kalapa. Chính vì vậy ở khoảnh khắc này, khi một đối tượng thị giác xuất hiện thì sanna (tưởng) sẽ đánh dấu và ghi nhớ về sắc cụ thể đó, đối tượng cụ thể đó. Cái đó được gọi là sắc tưởng bởi vì sắc đó là đối tượng của tưởng sinh khởi cùng với tâm ấy. Bởi vì đối tượng thị giác đó là đối tượng cụ thể riêng biệt chứ không phải là đối tượng khác cho nên sau đó tưởng có thể nhớ lại được: “Đây là cái ly”. Cũng tương tự như vậy, nếu như thọ là đối tượng của tâm thì khi ấy tưởng cũng sinh khởi cùng tâm ấy và đánh dấu ghi nhớ thọ ấy. Thọ lạc thì khác với thọ khổ vì nó được đánh dấu và ghi nhớ lại bởi tưởng biết rằng đó là cái gì. Và đó là ý nghĩa của từ pháp tưởng: nó sinh khởi đánh dấu cái đặc tính của đối tượng được kinh nghiệm và sau đấy lại diệt đi cùng với tâm ấy. Nếu như không có việc đánh dấu và ghi nhớ từng đối tượng như vậy thì sẽ không thể nào có ý niệm con người và mọi thứ.
HV 12: Cô vẫn chưa đề cập đến điều con muốn hỏi tức là cái tưởng về những ý niệm.
Sarah: Nếu như không có thực tại thì sẽ không thể có khái niệm về thực tại ấy. Như chúng ta đã nói, khi không phải thực tại làm đối tượng thì khi ấy đối tượng của tưởng là khái niệm, khi ấy tâm và tâm sở, sắc không phải là đối tượng của tưởng. Như đứa trẻ chẳng hạn, nó học để nhận biết được đây là cha đây là mẹ, khi ấy nó có thể nhớ được là khi thấy người này thì gọi là cha, người kia được gọi là mẹ, đó là những khái niệm.
HV 12: Bây giờ nói về những ý niệm mà là những thứ gì mà chúng ta đang thảo luận, ví dụ chúng ta nói về tứ đại, tâm tham, tâm sân, nhưng mỗi người có một cái hiểu khác nhau và kèm theo đó là tưởng về những cái đó khác nhau.
Achaan: Tôi cho rằng bạn muốn hiểu về tưởng về khái niệm chứ không phải là tưởng về âm thanh. Đúng vậy không?
HV 12: Đúng thế ạ.
Jonathan: Vậy câu hỏi của bạn về tưởng về khái niệm là như thế nào đây?
HV 12: Con muốn hỏi là sự khác biệt giữa hiểu biết ở mức độ lý thuyết và cái mà chỉ là cái pháp tưởng.
Jonathan: Mỗi thực tại thì có chức năng khác nhau, khi ta nói về tưởng thì chức năng của tưởng là ghi nhớ và đánh dấu về đối tượng, còn chức năng của trí tuệ là hiểu về cái thực tại đó. Khi trí tuệ ở mức độ Tứ niệm xứ sinh khởi thì khi ấy đối tượng của nó là thực tại chứ không phải là khái niệm.
Achaan: Bạn vẫn muốn biết về pháp tưởng hay là về cái khác?
HV 12: Hiểu biết ở mức độ lý thuyết thì tại lúc đấy nó là tâm sở Trí tuệ hay nó chỉ là cái tưởng thôi?
Jonathan: Có thể có tâm sở trí tuệ sinh khởi ở khoảnh khắc có mức độ hiểu ở mặt lý thuyết. Đó chính là cái mà chúng ta vẫn nói về Pháp học, phải có hiểu thì mới được gọi là Pháp học còn nếu không có hiểu thì không được gọi là pháp học. Khi có cái hiểu ở mức độ lý thuyết hay tư duy về các pháp thì ở khoảnh khắc đó đã có tâm sở trí tuệ rồi.
Sarah: Vì vậy chúng ta có nói rằng trí tuệ cần phải bắt đầu ngay từ mức khởi đầu, dù chỉ mới ở mức tư duy mà thôi. Cái mà trí tuệ biết tới là hiểu biết đúng về pháp. Chính vì nó mới ở mức độ Pháp học cho nên khi ấy Trí tuệ có đối tượng là khái niệm. Khi có sự suy xét chân chánh về những thực tại ấy thì tưởng sẽ đánh dấu và ghi nhớ đối tượng ấy. Dù là chúng ta có gọi nó là Pháp học hay tâm sở trí tuệ hay hiểu biết ở mặt lý thuyết thì về thực chất nó vẫn là một mà thôi, nó phải có cái hiểu đúng và nó phải là đúng, còn nếu không chúng ta có thể đọc những từ ấy trong sách, nhưng hoàn toàn không có cái hiểu về nó, như vậy là có những mức độ Tuệ giác khác nhau, các loại trí tuệ khác nhau.
HV 12: Vậy thì làm thế nào để phân biệt được hiểu biết đúng về mặt lý thuyết hay chỉ là sự tưởng tượng về các thực tại đó thôi.
Jonathan: Trí tuệ sẽ hiểu.
Achaan: Có phải bạn muốn biết khi mà hiểu biết ở mặt lý thuyết thì ở đó đã có tâm sở panna hay chưa?
HV 12: Đúng vậy
Achaan: Nếu nó không phải là trí tuệ thì nó là cái gì nào? Từ panna là từ tiếng pali nó không phải là từ tiếng Thái hay Việt. Khi ta nghe giảng Pháp là đang nghe về, những thứ đang xuất hiện hiện giờ. Nếu như có cái hiểu đúng về cái đang xuất hiện hiện giờ là một pháp, không là ai cả, thì ở khoảnh khắc đó có cái hiểu đúng, và cái hiểu đúng đó ta có thể gọi nó với bất cứ từ nào, nhưng nó phải là cái hiểu đúng. Đặc tính của trí tuệ luôn là một, nhưng hiểu lý thuyết thì chưa phải sự trực nhận tính sinh diệt của thực tại, vì vậy mới có các mức độ khác nhau: pháp học, pháp hành, pháp thành.
Nếu có một người trả lời rằng đó không phải là thực, đó là tôi thấy đấy, thì đó là hiểu biết đúng hay sai? Như vậy hiểu biết đúng hay trí tuệ có đặc tính riêng của nó. Bất cứ khi nào nó sinh khởi, không ai có thể thay đổi đặc tính của nó từ đúng thành sai cả. Khi có hiểu biết đúng về lý thuyết một cách chắc chắn, cái gọi là sacca nana – Tri kiến về Tứ Đế, nó sẽ hiểu là chỉ những gì sinh khởi hiện giờ mới có thể được hiểu, và rằng, đến một thời điểm nào đấy, những hiểu biết này có thể tạo duyên cho kinh nghiệm trực tiếp hiểu đúng thực tại ở khoảnh khắc nó sinh khởi như nó là, và chỉ có một thực tại ở một thời điểm mà thôi.
Jonathan: Vậy ở khoảnh khắc có cái hiểu đúng ở mức độ lý thuyết thì khoảnh khắc ấy đặc tính của nó sẽ khác với khoảnh khắc khác mà không có cái hiểu, đúng không? Cho đến khi chúng ta được nghe giảng rằng cái thấy kinh nghiệm đối tượng thị giác qua nhãn môn, cái nghe kinh nghiệm đối tượng là âm thanh qua nhĩ môn thì chúng ta hoàn toàn không có ý niệm nào về tất cả những thứ đó. Khi chúng ta nghe điều ấy, chúng ta suy xét về nó bởi vì hiện giờ thì đang có cái thấy và cũng đang có cái nghe. Và sự thực ấy có thể được kiểm chứng ở khoảnh khắc suy xét đó mặc dù vẫn chưa có chánh niệm trực tiếp về thực tại ấy ở thời điểm suy xét như vậy.
Học viên 2: Chúng ta đang nói rất nhiều về trí tuệ và chánh niệm. Vậy có cái gì kinh nghiệm được trí tuệ và chánh niệm hay không bởi vì mình đang chưa có trí tuệ và chánh niệm và được nghe nói là nó có thể đến bất cứ lúc nào bởi một cái duyên nào đó? Và mình không biết được lúc nào nó đến bởi vì mình có trí tuệ đâu mà biết được lúc nào nó đến
Sarah: “Chúng ta” thì không có trí tuệ và chánh niệm, và “chúng ta” thì sẽ không bao giờ có Trí tuệ và chánh niệm, bởi vì nó là pháp do duyên tạo, nó không thuộc về ai cả. Bây giờ trong việc nghe thêm và suy xét thêm về các thực tại là vô ngã, có thể có khởi đầu của sự suy xét chân chánh về cái gì thực sự là cuộc sống hiện giờ -chỉ là một khoảnh khắc kinh nghiệm đối tượng mà thôi. Và mỗi đối tượng được kinh nghiệm chỉ qua một cửa giác quan ở một thời điểm. Với việc hiểu về mặt tư duy ở thời điểm này rằng cái thấy thì chỉ thấy đối tượng thị giác, trí tuệ bắt đầu dần dần có thể được phát triển. Nó dần dần có thể có cái hiểu thêm về những thực tại, những pháp đó. Tùy thuộc vào tích lũy của mỗi người và một số trợ duyên khác mà trí tuệ sẽ sinh khởi ở thời điểm nào. Chính vì vậy hoàn toàn không hữu ích gì khi cứ phân vân về việc khi nào và có bao nhiêu, khi nào trí tuệ trực tiếp sẽ sinh khởi, vì đó chỉ là câu hỏi của tham mà thôi.
Nhưng khi có một cái hiểu rất rõ ràng rằng cái thấy hiện giờ chỉ thấy đối tượng thị giác mà thôi thì sẽ không có hoài nghi ở khoảnh khắc ấy. Và sẽ không có mối bận tâm khi nào sẽ có thêm trí tuệ khởi sinh trong tương lai. Vậy thì trí tuệ hay cái hiểu đúng luôn quay về khoảnh khắc hiện tại, và chỉ khi ấy mà thôi.
HV 2: Tôi hoàn toàn đồng ý với lời giải thích vừa rồi, nhưng vấn đề đặt ra là cái gì kinh nghiệm trí tuệ? Có vẻ chỉ có trí tuệ mới kinh nghiệm được trí tuệ, thế khi nó chưa sinh khởi thì cái gì kinh nghiệm cái mà chưa sinh khởi? Có vẻ không có lối thoát ở đây.
Jonathan: Chúng ta biết rằng những duyên để cho trí tuệ sinh khởi là được nghe Chánh pháp và có sự suy xét chân chánh về những gì được nghe, chính vì vậy tôi không thực sự đồng ý với bạn là hiện giờ thì không có trí tuệ và chánh niệm. Nhưng khi nó còn ở mức độ rất thấp thì có thể đặc tính của nó sẽ không biểu hiện rõ ràng. Khi các pháp đã trở nên rõ ràng hơn một chút thì sẽ được hiểu một cách rõ ràng hơn đặc tính của những thực tại ấy, dù ở mức độ lý thuyết mà thôi. Đó là điều mà Đức Phật đã dạy về việc là tất cả những gì được kinh nghiệm thông qua năm căn thì đều có thể được kiểm chứng. Nếu như có sự kiểm chứng đó thì chắc chắn phải có một chút trí tuệ và chánh niệm đã được tích lũy dần dần rồi. Có thể thấy được rằng có một số khoảnh khắc thì đặc tính xuất hiện sẽ khác với những khoảnh khắc khác.
Sarah: Chẳng hạn như hiện giờ thì đã có cái hiểu rõ rằng là cái được xúc chạm chỉ là đặc tính cứng chứ không phải cái bàn chưa?
HV 2: Lúc có, lúc không
Sarah: Nếu như bây giờ có cái hiểu rằng cái được chạm là đặc tính cứng chứ không phải là cái micro thì cái gì biết được điều ấy? Câu trả lời là Panna-Trí tuệ, đó chính là đặc tính của trí tuệ khi mà nó được biết, dù chỉ là một khoảnh khắc suy xét chân chánh. Điều đó không thể xảy ra trước khi chúng ta nghe Đức Phật giảng pháp, nhưng khi được nghe Pháp và có cái hiểu về khoảnh khắc được nói đến thì đó là sự sinh khởi của trí tuệ. Nhưng nếu như chỉ có việc lặp đi lặp lại bằng ngôn từ rằng “đấy là đặc tính cứng” chỉ đơn thuần là vì chúng ta đã nghe về nó mà không có cái hiểu thực sự, thì khi đó không có trí tuệ.
Jonathan: Vậy thì hãy có niềm tin về điều Đức Phật dạy cho chúng ta về các duyên để cho Trí tuệ và chánh niệm sinh khởi, và đừng lo lắng về việc hiện giờ đã có trí tuệ hay chưa.
HV 2: Vâng, xin cảm ơn.
Học viên 7: Ban nãy có bạn nhận định rằng khi hành thiền thì tâm nó quay về, trong khi bình thường là phóng tâm, con muốn được nghe giải thích về thực tại phóng tâm hay ý nghĩa của việc tâm nó quay trở về là như thế nào?
Achaan: Chỉ là ý niệm về kiểm soát, cái xảy ra thì đã diệt đi rồi, không ai có thể thay đổi được nó, ở đó chỉ có ý nghĩ là “tôi có thể” mà thôi, nếu không thì ta sẽ không bận tâm về điều ấy. Ở khoảnh khắc hiểu rằng đó là một thực tại, đó không phải là tôi thì chẳng có vấn đề gì cả, nhưng cứ cố gắng kiểm soát thì sẽ rất rắc rối, và đó không phải là thiện pháp và cũng không phải là hiểu biết đúng. Bởi vì không có cái hiểu đủ rằng tất cả các pháp đều là vô ngã, luôn luôn lãng quên.
HV 7: Con muốn hỏi nghĩa thực sự của phóng tâm là gì? Con nghĩ đây cũng là vấn đề của nhiều người.
Achaan: Đó là bất thiện pháp.
HV 30: Từ con dùng phóng tâm là chỉ đến sự sinh khởi của các tâm nó không ghi nhận được cái thực tại như cái thấy, cái nghe mà nó suy nghĩ về cái khái niệm nhiều hơn.
Người phiên dịch: Xin phép giải thích một chút về điều vừa rồi Achaan nói, bởi vì Achaan trả lời “đấy là sự mong muốn kiểm soát”. Tức là do có ý nghĩ là mình phải có một số đối tượng để tập trung vào, về thực chất thì đó chỉ là mong muốn kiểm soát thôi chứ không phải vì tâm phóng đi đâu cả. Vì mình nghĩ mình không đạt được việc tập trung vào đối tượng ấy nên mình nghĩ tâm nó phóng đi chỗ khác, do đó Achaan gọi cái mà mọi người gọi là phóng tâm đó thực chất chỉ là mong muốn kiểm soát.
Và câu hỏi thứ hai ý nghĩa thực sự của phóng tâm là gì, thì Achaan trả lời đó là pháp bất thiện.
Achaan: Hiện giờ có phóng tâm không? Bạn có thể làm gì nào? Ai có thể làm được điều ấy? Vì không có cái ngã nào cả nên không ai có thể kiểm soát bất cứ cái gì, cho nên có những khoảnh khắc cho thực tại nào sinh khởi thì nó cứ sinh khởi thôi. Vì nó không phải là thường hằng cho nên bây giờ nó đã qua rồi. Tại sao lại lo lắng về nó? Nó đã hoàn toàn qua rồi, nhưng cái tưởng thì vẫn nhớ về nó trong khi nó đã quá rồi
Người phiên dịch: Thưa Achaan, trong câu cái tưởng vẫn ghi nhớ về nó thì từ “nó” ở đây là Achaan muốn nói về cái gì?
Achaan: Nói về thực tại.
Sarah: Tức là suy nghĩ về tất cả ý niệm khác nhau ấy.
HV 30: Tâm sở tưởng luôn sinh khởi với tất cả các tâm, vậy khi tâm sở tưởng sinh khởi với panna thì ở đó đã có cái hiểu đúng về thực tại chưa?
Sarah: Suốt cả ngày chúng ta luôn luôn giống như sống trong một giấc mơ nghĩ về đủ các ý niệm khác nhau. Sau mỗi khoảnh khắc của cái nghe, thấy, ngửi, nếm, xúc chạm thì lại có suy nghĩ, và ở mỗi khoảnh khắc ấy lại có sanna đánh dấu và ghi nhớ từng đối tượng, từng ý niệm. Trong một ngày thì có rất nhiều suy nghĩ khác nhau, đó chỉ là những thực tại khác nhau cùng với tưởng cùng tâm và các tâm sở khác, đều sinh và diệt và không để lại gì cả. Ngay cả bây giờ thì chúng ta có thể có suy nghĩ về những ý niệm khác nhau. Nhưng chánh niệm và trí tuệ có thể sinh khởi bất cứ lúc nào để hiểu rằng cái xuất hiện đó chỉ là thực tại mà thôi, hay là tham sân sinh khởi cùng suy nghĩ ấy cũng chỉ là thực tại mà thôi, hay bất cứ thực tại nào khác. Ngay cả ở giữa lúc đang suy nghĩ về những thứ lung tung như vậy thì bất cứ cái gì cũng có thể sinh khởi để trở thành đối tượng của chánh niệm và trí tuệ. Khi có những khoảnh khắc của trí tuệ cùng chánh niệm sinh khởi ấy thì tưởng sinh khởi cùng tâm ấy là tưởng thiện.
Vị sư 4: Nãy giờ nghe nhiều về cái tưởng. Vậy tưởng có phải là một phần của hữu phần- bhavaga citta không?
Achaan: Tại sao lại không?
Sarah: Vì nó là một trong bảy biến hành tâm sở sinh khởi với tất cả các tâm trong đó có cả tâm hữu phần. Nó sinh khởi với tất cả các tâm trong cuộc đời chúng ta, không có khoảnh khắc nào sinh khởi mà không có tưởng ở đó. Tương ứng với mỗi tâm là tâm quả, tâm duy tác, tâm thiện và tâm bất thiện thì cũng sẽ có tâm sở tưởng tương ứng sinh khởi cùng với tâm ấy, được gọi là tưởng quả, tưởng duy tác, tưởng thiện và tưởng bất thiện.
Học viên 7: Câu hỏi này từ một vị tỳ kheo: chúng ta cần phải hay biết thực tại như chúng là, tuy nhiên Đức Phật dạy các vị tỳ kheo về kinh hộ trì, vậy thì điều này được hiểu như thê nào? áp dụng như thế nào và khi nào?
Jonathan: Trong Kinh bảo hộ thì cái gì có thể làm công việc hộ trì?
HV 7: Con nghĩ chỉ có thể là trí tuệ.
Sarah: Có một số người có thể cho rằng cứ đọc một số bài kinh nhất định nào đó thì nó sẽ mang tới sự hộ trì, nhưng thực ra là chỉ có cái hiểu mới có thể hộ trì mà thôi, như vậy toàn bộ lời giảng của Đức Phật sẽ là sự hộ trì cho chúng ta nếu như có hiểu biết đúng.
Jonathan: Và hộ trì khỏi cái gi?
Achaan: Hộ trì khỏi hiểm nguy hay là cái gì đây?
HV 7: Vô minh
Achaan: Và đó chính là mối hiểm họa ghê gớm nhất.
HV 7: Thế nào là bố thí với hiểu biết ạ?
Achaan: Khi không có trí tuệ thì dù bố thí hay bất cứ cái gì cũng vẫn là không có trí tuệ.
Jonathan: Tôi đoán câu hỏi thực sự ở đằng sau đó là làm thế nào để tôi có hiểu biết về việc bố thí của mình.
Achaan: Nếu không có sự thảo luận, không có pháp đàm, không có nghe pháp thì có hiểu được không?
Sarah: Nếu không có việc nghe pháp và đọc sách hay biết về những gì Đức Phật đã dạy thì vẫn có thể có bố thí và trì giới. Tuy nhiên nếu được nghe Pháp về điều Đức Phật dạy về thực tại thì có thể có duyên cho khoảnh khắc hiểu đó chỉ là thực tại chứ không phải ai cả, và đó là thiện pháp.
Jonathan: Quay trở về với câu hỏi vừa nãy về chánh niệm và trí tuệ. Chắc chắn là chánh niệm và trí tuệ đã phải được tích lũy từ nhiều kiếp rồi, nếu như không có sự tích lũy ấy thì chắc chắn chúng ta sẽ không có sự quan tâm đến Giáo pháp, nhưng chừng nào chưa được nghe Pháp trở lại thì không thể có cái hiểu đúng sinh khởi, nhưng việc nghe pháp trở lại có thể là cái duyên để cho hiểu biết sinh khởi, hiểu và suy xét về những gì được nghe và tiếp tục tích lũy hiểu biết.
Học viên 2: Sau khi chúng ta chuyển sang kiếp khác thì mức độ Trí tuệ mà chúng ta tích lũy nó sẽ chuyển như thế nào, chẳng nhẽ chúng ta lại phải bắt đầu cực khổ như thế này, có cách nào để chúng ta có sẵn một ít ra?
Sarah: Bây giờ chẳng phải là lúc bắt đầu hay sao?
HV 2: Giả sử chúng ta ở đây được nghe pháp và chúng ta cũng phát triển được một chút trí tuệ và chánh niệm. Vậy sau khi chúng ta lâm chung, sang một kiếp khác trở thành một đứa trẻ thì chúng ta lại phải bắt đầu từ đầu hay sao?
Người phiên dịch: Chắc gì chúng ta sẽ là một đứa trẻ…
HV 2: Nếu chẳng may chúng ta thành một con chó thì chẳng nhẽ chúng ta mất hết tích lũy về trí tuệ từ kiếp này hay sao?
Jonathan: Thực ra chúng ta cần hiểu rõ ý của cụm từ “những xu hướng được tích lũy”. Bởi vì nếu nó được tích lũy thì có nghĩa là nó phải được luân chuyển, từ citta này sang citta khác nó được tích lũy. Khi ta nói sự khởi đầu thì thực ra là nói đến sự khởi đầu khi được nghe lại Giáo pháp, chứ không phải là chúng ta lại bắt đầu từ số 0, không hiểu gì cả. Nhưng sự khởi đầu có nghĩa là nếu như không có sự nghe Pháp trở lại thì sẽ không có sự tiếp nối những gì đã được tích lũy từ trước và phát triển nó lên mức độ cao hơn.
Sarah: Khi bạn gặp chúng tôi, bạn có sự quan tâm để tiếp tục tìm hiểu, còn điều ấy lại không xảy ra đối với những người bạn của bạn, vậy nếu như không có xu hướng được tích lũy ấy thì chắc chắn sẽ không có mối quan tâm như hiện giờ. Tất cả chúng ta đều có những xu hướng tích lũy khác nhau, ngay cả trẻ con cũng vậy: có những đứa trẻ vui vẻ suốt cả ngày, có đứa trẻ thì hay khóc, cáu kỉnh, và đó là xu hướng được tích lũy.
HV 2: Có thể chúng ta trong tiền kiếp của mình thậm chí đã là đệ tử của Đức Phật mà được nghe chính Ngài giảng pháp, khi chúng ta xuất hiện ở đây thì có vẻ chúng ta đã đánh mất rất nhiều trí tuệ trong các kiếp sau. Vậy lời lý giải cho điều đó thế nào?
Sarah: Không có cái gì mất đi cả, bởi vì cái được tích lũy là trí tuệ được tích lũy và vô minh cũng được tích lũy và tà kiến cũng được tích lũy. Khi bắt đầu thì phải bắt đầu với cái hiểu đã được tích lũy, chứ không phải bắt đầu với vô minh. Vậy thì những xu hướng được tích lũy. Như trong kiếp này, ta được nghe nhiều loại giáo lý, có những thứ bao hàm nhiều vô minh và tà kiến, rồi chúng ta cũng được nghe cả những lời dạy chân chánh nữa
Nhưng giả sử nếu chúng ta có tái sinh thành một loài thú thì lúc đó chúng ta sẽ không có cơ hội để có thể hiểu Giáo pháp. Khi ở trong kiếp sống là chó sẽ không có cơ hội cho trí tuệ sinh khởi, nhưng xu hướng được tích lũy đó vẫn có dưới dạng tích lũy ngủ ngầm, khi có thời điểm thích hợp, nó sẽ lại có cơ hội sinh khởi trở lại.
HV 2: Thế con chó đó tận dụng sự tích lũy đó như thế nào để nó phát triển tâm trí?
Sarah: Về mặt thực tại thì không có con chó nào cả mà chỉ có các tâm và tâm sở sinh khởi mà thôi, các tâm một khi diệt đi thì nó lại làm duyên cho tâm khác sinh khởi, chính đó là cái cách mà những gì được tích lũy ở tâm trước lại được chuyển sang tâm sau, đó là lý do không có cái gì mất đi cả.
HV 2: Lộ trình tâm của con chó có các tâm và tâm sở như chúng ta, vậy làm sao để nó phát triển trí tuệ chánh niệm?
Jonathan: Con chó thấy, có đúng không? Vì nó có kinh nghiệm đối tượng thị giác và rồi suy nghĩ về cái được thấy, và đó là hoạt động của tâm, tâm sở cùng với sắc.
Achaan: Con chó có được sinh ra với nhân trí tuệ hay không? Vì vậy không có duyên cho con chó có thể có hiểu biết, bởi vì việc tái sinh là chó đã là do nghiệp bất thiện tạo ra rồi. Trong kiếp sống làm chó đó thì nó không có cơ hội để nghe và hiểu được Giáo lý, nhưng những gì đã được tích lũy thì không bị mất đi. Nó không bị mất đi, nó vẫn có ở đó, cho nên ở kiếp sau cái mà gọi là con chó đó nếu tái sinh ở kiếp sống khác vẫn có thể có duyên cho hiểu biết sinh khởi, nhờ có tích lũy có được. Có những người được sinh ra cùng với nhân trí tuệ, những người không có tích lũy về trí tuệ thì không sinh ra với trí tuệ thì không có khả năng phát triển trí tuệ như những người đã tích lũy rất nhiều trí tuệ từ kiếp trước. Chư thiên thì có thể có tà kiến hay không? vẫn có bởi vì do tích lũy của tà kiến từ trước. Cũng như vậy con người có rất nhiều tích lũy về tà kiến từ trước.
Người phiên dịch: Câu hỏi từ người bạn rời đi hôm qua, con thấy Achaan thường nhấn mạnh vào 2 yếu tố chánh niệm và Trí tuệ, tuy nhiên Đức Phật cũng nói về tín- tấn -niệm –định -tuệ, xin Achaan giải thích thêm, ý nghĩa của từng yếu tố và mối quan hệ giữa chúng?
Achaan: Cả năm căn đó thì đều sinh khởi cùng nhau, ở khoảnh khắc hiểu đặc tính về thực tại thì khi ấy cũng có chánh niệm và trí tuệ cùng với những yếu tố kia. Ngũ căn bao gồm những gì? Gồm Tín – Tấn – Niệm – Định – Tuệ. Khi không có niệm thì sẽ không thể có tín sinh khởi cùng với trí tuệ. Vậy ở khoảnh khắc bố thí mà không có cái hiểu đúng về cái thực tại khi ấy có thể có tín, tấn, niệm, định nhưng không có tuệ
Sarah: Câu hỏi từ người bạn từ Ba Lan nói về vấn đề của bản thân, về sự thất vọng, mất niềm tin của mình. Khi Achaan nghe câu hỏi ấy, bà nói đó hoàn toàn là sự dính mắc về ý niệm về tôi mà thôi. Sau đó, người bạn đó có câu hỏi: Đâu là cái cách để thực sự hiểu?
Achaan: Giáo lý của Đức Phật có thể bảo vệ cho chúng ta khỏi bất thiện pháp ở khoảnh khắc có thiện pháp sinh khởi. Đó là con đường hay không phải con đường?
Sarah: Đó là con đường nhưng sẽ phải luôn luôn đi kèm với hiểu biết, bởi nếu không có hiểu biết thì thậm chí không phân biệt được đâu là thiện và bất thiện, nhưng khi có thiện và bất thiện thì lại luôn có ý niệm rằng đây là thiện của tôi và đây là bất thiện của tôi.
Học viên 7: Câu hỏi online từ sáng nay rồi, liên quan đến câu hỏi của sư về việc nhìn thấy cơ thể người nữ và quay đi hay tiếp tục nhìn. Bạn ấy có ý kiến rằng không phải tiếp tục quay đi hay tiếp tục nhìn mà phải có cái hiểu, không nên ép tâm làm thế này hay thế kia, chỉ đơn thuần là quan sát trong lúc đó và hiểu nguyên nhân gì dẫn tới cái đó, vậy có đúng không ạ?
Achaan: Không thể có một quy luật nào để đi theo mà không có hiểu biết ở trong đó. Kể cả khi ta đi theo những lời khuyên, chỉ dẫn mà không có cái hiểu thực sự thì vấn đề sẽ sinh khởi trở lại mà thôi. Chính vì vậy, những vị tỳ kheo trong Pháp và Luật của Đức Thế tôn không giữ giới chỉ bởi vì họ phải tuân thủ giới luật, họ cũng cần phải phát triển hiểu biết bởi nếu không phát triển hiểu biết thì việc giữ giới là không thể.
HV 7: Khi Achaan nhắc nhở cái gì sinh khởi hiện giờ và về hiểu khoảnh khắc hiện tại này, một số người thấy rằng điều đó cũng giống như cách họ đang thực hành là quan sát những gì đang diễn ra trên thân và tâm. Vậy những lúc Achaan nói hiểu về khoảnh khắc hiện giờ và những gì đang sinh khởi thì nghĩa là thế nào?
Achaan: Ta làm gì khi ta quan sát?
HV 7: Có thể hay biết hoặc nhận biết những gì đang diễn ra trên thân và tâm
Achaan: Nhưng “ai” là người quan sát?
HV 7: Tâm quan sát.
Achaan: Không có cái hiểu một chút nào về vô ngã, bởi vì quan sát mà không có cái hiểu từ trước về cái gì là thực tại ở khoảnh khắc ấy. Quan sát có phải là chánh niệm không?
HV 7: Quan sát thì không phải là chánh niệm, nhưng rõ ràng là có sự hay biết, bởi vì có những khoảnh khắc thì có sự hay biết và có những khoảnh khắc thì không có sự hay biết.
Achaan: Chánh niệm sinh khởi do duyên, hay là “tôi” có thể quan sát?
HV 7: Là do duyên.
Achaan: Vậy thì cái đó không thể được gọi là quan sát bởi vì bây giờ bất cứ cái gì sinh khởi thì đều có thể được hiểu, nhưng đấy đâu phải là sự quan sát.
HV 7: Nhưng rõ ràng là có sự khác biệt bởi vì có những khi mình biết mình đang làm gì và có những khi không biết.
Achaan: Chúng ta có đang biết mình làm gì không? Chúng ta có thể sử dụng từ ‘chánh niệm” mà không thực sự có cái hiểu chi tiết về ý nghĩa của nó. Chẳng hạn ta nói nó là sự hay biết, nhưng thực ra chánh niệm là thực tại sinh khởi do những duyên cụ thể, và đặc tính của nó hoàn toàn khác với khi nó không sinh khởi. Chánh niệm là “tôi” hay “chánh niệm” là một thực tại đây? Nếu không có chánh kiến thì liệu chánh niệm có thể sinh khởi không? Khi nó không sinh khởi thì ai biết được đặc tính của nó – chỉ hay biết mà thôi và không phải là một tự ngã. Ở khoảnh khắc của sự quan sát với ý niệm mình quan sát thì thực tại khi ấy là tà kiến cho rằng tôi đang quan sát. Bản thân thực tại đó cũng sinh khởi do duyên.
HV 7: Nhưng lúc bắt đầu phải có cái tôi ở đấy, rồi trong quá trình quan sát nhiều thì nó mới mất đi ý niệm đó.
Achaan: Ở khoảnh khắc của sự quan sát thì cái gì ở đó? Tôi không biết quan sát là quan sát cái gì? Hãy nói cho tôi là quan sát như thế nào?
HV 7: Ví dụ khi mình cử động thì biết mình đang cử động, khi tham thì biết mình đang tham.
Achaan: Chẳng hạn cái thấy hiện giờ thì làm thế nào để quan sát cái thấy đây?
Người phiên dịch: Chỉ có suy nghĩ rằng tôi đang quan sát cái thấy
Achaan: Khoảnh khắc đó thực ra là có ý niệm tôi đang quan sát cái thấy, thực tại ở khoảnh khắc đó chỉ là tà kiến về ngã sinh khởi với suy nghĩ như vậy mà thôi. Chúng ta đã nói về khoảnh khắc kinh nghiệm đặc tính cứng. Đặc tính cứng rất thông thường trong cuộc sống của chúng ta. Con mèo có kinh nghiệm đặc tính cứng không? Một đứa trẻ có kinh nghiệm đặc tính cứng không? Con mèo hay những đứa trẻ có cái hiểu gì về đặc tính cứng không? Có cái hiểu rằng chúng chỉ là những thực tại sinh khởi rất bình thường như âm thanh, mùi, vị,…, rằng đó là những thực tại sinh khởi rồi diệt đi, hoàn toàn không thường hằng. Khi không có cái hiểu đó thì luôn luôn cho rằng đó là cái gì đó trường tồn, vậy thì quan sát là gì đây?
Học viên 2: Trong Kinh, Đức Phật có nói rằng khi làm một việc lặp đi lặp lại có thể phát triển trí tuệ
Achaan: Nếu chỉ làm một việc lặp đi lặp lại một việc mà không có cái hiểu đúng đắn ngay từ ban đầu thì có phải là phát triển trí tuệ hay không?
HV 2: Thế nào là ý nghĩa của con đường Thanh tịnh đạo?
Achaan: Cái gì có thể thanh tịnh, tẩy rửa tâm ô nhiễm với tất cả những bất thiện và phiền não của nó, chẳng nhẽ là vô minh hay sao? Liệu vô minh có thể hiểu thực tại hay không? Liệu tham hay sân có thể hiểu thực tại hay không, các bất thiện pháp có thể hiểu thực tại hay không? Như vậy cũng cần sự phát triển của tất cả các ba la mật để có thể hiểu, có thể có trí tuệ, chứ không phải bằng việc cứ cố để làm tâm trong sạch mà không có sự phát triển trí tuệ.
Sadhu sadhu sadhu!